Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 6 - Tiết 10 - Bài 6: Từ vuông góc đến song song

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 6 - Tiết 10 - Bài 6: Từ vuông góc đến song song

- Nắm mối quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với đường thẳng thứ ba.

- Biết phát biểu gãy gọn một mệnh đề toán học.

- Áp dụng được các tính chất vào việc giải các bài toán có liên quan.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 6 - Tiết 10 - Bài 6: Từ vuông góc đến song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	GIÁO ÁN 	
Tuần 6 	 NS:
Tiết 10 (Lý thuyết) ND:.
§6. TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nắm mối quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với đường thẳng thứ ba.
- Biết phát biểu gãy gọn một mệnh đề toán học.
- Áp dụng được các tính chất vào việc giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :
1. Giáo viên : Soạn bài "Từ vuông góc đến song song" ở các trang 96, 97 sgk Toán 7 tập 1. Chuẩn bị nội dung kiểm tra bài cũ và hệ thống câu hỏi ứng với từng hoạt động cụ thể của bài mới.
2. Học sinh : Ôn tập lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, tiên đề Ơclit, tính chất về hai đường thẳng song song, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(..)
* Hãy nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song ?
 (2 đ)
* Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho c vuông góc với a. (5 đ)
* Phát biểu tiên đề Ơclit và tính chất của hai đường thẳng song song ? (3 đ)
* Hãy vẽ tiếp đường thẳng b qua M và b vuông góc với đường thẳng c.
* Qua hình vẽ, các em có nhận xét gì về đường thẳng a và b ?
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong (hoặc một cặp góc đồng vị) bằng nhau thì a // b.
°
c
M
	a
Qua một điểm nằm ngoài một đt chỉ có một đt song song với đt đó.
Nếu một đ/thẳng cắt hai đ/thẳng // thì : hai góc so le trong bằng nhau; hai góc đồng vị bằng nhau; tổng hai góc trong cùng phía bù nhau.
·
c
M	b
	a
a // b theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Hoạt động 2 : Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song (.)
* Yêu cầu HS xem hình vẽ 27 sgk trang 96, điển thêm các giao điểm A, B vào hình, đánh số thứ tự các góc và chứng minh tính chất ? 
* Bây giờ ta có a // b và c ^ a. Khi đó, quan hệ giữa hai đường thẳng c và b thế nào ? Vì sao ?
+ c có cắt b không ?
+ Nếu cắt thì góc tạo thành bằng bao nhiêu ? Vì sao ?
Þ Gọi HS nêu nội dung tính chất.
* Gọi HS nhắc lại nội dung hai tính chất đã học.
* Gọi HS trả lời miệng bài tập 40 sgk trang 97
c ^ a Þ = 900
c ^ b Þ = 900
 và là các góc so le trong và = . Suy ra a // b (Theo dấu hiệu nhận biết hai đướng thẳng //)
c cắt b
Góc tạo thành = 900. Vì là các góc so le trong, áp dụng tính chất hai đường thẳng // để suy ra kết quả.
HS phát biểu hai tính chất đã học.
a) a // b	b) c ^ b
1. Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song :
Tính chất : 
Hai đường thẳng phân biêt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song nhau.
Tính chất : 
Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Hoạt động 3 : Ba đường thẳng // ()
* HS xem hình 28 sgk trang 97 và trả lời câu hỏi đã nêu ra ?
Þ Gọi HS phát biểu tính chất.
Þ d, d’, d’’ song song với nhau từng đôi một Þ 3 đường thẳng //.
* Gọi HS trả lời miệng bài tập 41 sgk trang 97
a) Đoán : d' và d'' song song nhau
b) a ^ d' vì a ^ d và d // d'
 a ^ d'' vì a ^ d và d // d''
 d' // d'' vì cùng vuông góc với a.
* Nếu a // b và a // c thì b // c.
2. Ba đường thẳng song song :
Tính chất : 
Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song.
Hoạt động 4 : Củng cố ()ø
* Gọi HS giải bài tập 42 sgk trang 98
* Gọi HS giải bài tập 43 sgk trang 98
* Gọi HS giải bài tập 44 sgk trang 99
a) và b) HS tự vẽ	c) HS phát biểu tính chất thứ nhất.
a // b vì c ^ a và c ^ b (Suy ra kết quả từ tính chất)
a) và b) HS tự vẽ	c) HS phát biểu tính chất thứ hai.
c ^ b vì a // b và c ^ a (Suy ra kết quả từ tính chất)
a) và b) HS tự vẽ	c) HS phát biểu tính chất thứ ba.
c // b vì a // b và c // a (Suy ra kết quả từ tính chất)
Hoạt động 5 : Về nhà (..)
* Học thuộc các tính chất.
* Làm bài tập 45, 46, 47 sgk trang 98.
* Làm bài tập 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 sách bài tập trang 79, 80.
* Đọc trước bài : Định lý
Tuần 6 NS:.
	LUYỆN TẬP ND:
A./ MỤC TIÊU
	+ Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
	+ Rèn kỹ năng phát biểu gãy gọn một mệnh đề toán học.
	+ Bước đầu tập suy luận.
B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	+ GV : Thước kẻ, êke, bảng phụ (giấy trong, máy chiếu)
	+ HS: SGK + thước kẻ, êke, bảng nhóm, bút viết bảng.
C./ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : KIỂM TRA – CHỮA BÀI TẬP(.)
GV kiểm tra 3 HS lên bảng đồng thời.
Chữa bài tập 42, 43, 44 (Tr 98 SGK)
Các HS được kiểm tra làm câu a và b trên bảng. Câu c phát biểu lần lượt khi GV và các bạn nhận xét bài của mình.
GV: Cho HS cả lớp nhận xét và đánh giá bài làm của bạn lên bảng.
GV: Các em có nhận xét gì về hai tính chất ở bài 42 và 43?
GV: Bài tập 44 ta còn có cách phát biểu nào khác.
HS1 chữa bài 42 (Tr9 8)
a)
b) a // b vì a và b cùng vuông góc với c.
c) Phát biểu : Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
HS2: Chữa bài 43
a)
b) c ^ b vì b // a và c ^ a
c) Phát biểu : Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
HS3: Chữa bài 44 (Tr98 SGK)
a)
b) c // b vì c và b cùng song song với a.
c) Phát biểu : Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
HS: Hai tính chất ở bài 42 va 43 là ngược nhau.
HS: Một đường thẳng song song với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng kia.
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP ()
GV cho cả lớp làm bài 45 trang 98 SGK.
(GV đưa đề bài lên màn hình)
* Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và tóm tắt nội dung bài toán bằng ký hiệu.
GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của bài toán và gọi 1 HS lên bảng trình bày cách giải bài toán trên.
GV cho HS làm bài 46 (Tr98 SGK)
GV đưa hình vẽ 31 (Tr98 SGK) lên bảng phụ. Yêu cầu HS nhìn hình vẽ phát biểu bằng lời nội dung của bài toán.
a)Vì sao a // b
GV : Muốn tính được DCB ta làm thế nào?
GV: Yêu cầu 1 HS trình bày lại bài toán trên bảng.
GV lưu ý HS: Khi đưa ra điều khẳng định nào đều phải nêu rõ căn cứ của nó.
GV: Cho HS làm bài 47 (Tr98 SGK). Yêu cầu 1 HS nhìn hình 32 SGK diễn đạt bằng lời bài toán.
Sau đó GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bài 47.
Yêu cầu bài làm của nhóm có hình vẽ, ký hiệu trên hình.
Bài suy luận có căn cứ.
GV nhận xét và kiểm tra bài của vài nhóm.
HS lên bảng vẽ hình và viết tóm tắt dưới dạng cho và suy ra.
Cho d’, d” phân biệt
 d’ // d
 d” // d
Suy ra d’ // d”
HS: Trình bày bài giải.
* Nếu d’ cắt d” tại M thì M không thể nằm trên d vì M Ỵ d’ và d’ // d.
* Qua M nằm ngoài d vừa có d’ // d vừa có d”// d thì trái với tiên đề Ơclít.
* Để không trái với tiên đề Ơclít thì d’ và d” không thể cắt nhau => d’ // d”
HS phát biểu bằng lời bài toán : Cho đường thẳng a và b cùng vuông góc với đường thẳng AB, lần lượt tại A và B. Đường thẳng DC cắt a tại D, cắt b tại C sao cho ADC=1200
Tính : DCB.
(Có thể còn cách diễn đạt khác)
HS phát biểu: 
a) a // b vì cùng vuông góc với đường thẳng AB
HS: a // b
Có DCB và ACD ở vị trí trong cùng phía.
=> DCB = 1800 - ADC
 = 1800 – 1200 = 600
HS lên bảng trình bày bài giải của bài 46.
a) Có AB ^ a => a // b
 AB ^ b 
(Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thứ ba thì song song với nhau)
b) Có a // b (theo câu a)
Hai góc ADC và DCB là hai gòc trong cùng phía.
=> DCB = 180o – ADC (Tính chất hai đường thẳng song song)
=> DCB = 180o – 120o = 60o
HS điễn đạt bằng lời :
Cho đường thẳng a // b. Đường thẳng AB vuông góc với a tại A. Đường thẳng CD cắt đường thẳng a tại D, cắt b tại C sao cho BCD=130o .
Tính B ; D 
Bảng nhóm
Tính B ; D ?
Bài giải :
A // b mà a ^ AB tại A => b ^ AB tại B 
=> B = 90o (Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song)
Có a // b => C + D = 180o (Hai góc trong cùng phía)
=> D = 180o - C 
 = 180o – 130o = 50o
- Đại diện một nhóm trình bày bài
- HS cả lớp theo dõi và góp ý kiến.
Hoạt động 3 : CỦNG CỐ (.)
GV : Đưa bài toán “Làm thế nào để kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau hay không? Hãy nêu các cách kiểm tra mà em biết”
GV: Cho 2 đường thẳng a và b, kiểm tra xem a và b có song song nhau hay không?
GV: Phát biểu các tính chất có liên quan tới tính vuông góc và tính song song của hai đường thăng. Vẽ hình minh họa và ghi các tính chất đó bằng ký hiệu.
GV Gọi 2 HS lên bảng
HS: Muốn kiểm tra xem hai đường thẳng a, b cho trước có song song với nhau hay không, ta vẽ một đường thăng bất kỳ cắt a, b rồi đo xem 1 cặp góc sole trong có bằng nhau hay không? Nếu bằng nhau thì a // b.
- Có thể thay cặp góc sloe trong bằng cặp góc đồng vị.
* Hoặc có thể kiểm tra xem một cặp góc trong cùng phía có bù nhau không? Nếu bù nhau thì a // b.
* Có thể dùng êke vẽ đường thẳng c vuông góc với đường thẳng a rồi kiểm tra xem đường thẳng c có vuông góc với đường thẳng b không.
HS1 :
a ^ c
 => a // b
b ^ c
a // b
 => b ^ c
a ^ c
HS2 :
a // c
 => a // b
b // c
Hoạt động 4 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ()
	Bài tập 48 trang 99 SGK. Bài số 35, 36, 37, 38 trang 80 SBT.
Học thuộc các tính chất quan hệ giữa vuông góc và song song.
Ôn tập tiên đề Ơclít và các tính chất về hai đường thẳng song song.
Đọc trước bài 7 : Định lý.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCI_bai_6_tu_vuong_goc_den_song_song(t10-t11).doc