Giáo án Lý 9 học kỳ II

Giáo án Lý 9 học kỳ II

TUẦN 19_1

Tiết 37

I. MỤC TIÊU.

1) Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.

2) Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều

luân phiên thay đổi.

3) Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách:

 Cho NC quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.

4) Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng

xoay chiều.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Bảng phụ kẻ bảng 1 bài 22; 1 bộ TN phát hiện dòng điện xoay chiều gồm cuộn dây dẫn kín có mắc 2 bóng đèn LED song song, ngược chiều có thể quay trong từ trường của nam châm.

 HS: 1 cuộn dây dẫn kín có 2 bóng đèn LED mắc song song , ngược chiều; 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh trục thẳng đứng (cuộn dây đặt trên đế nhựa có giá lắp nam châm).

 

doc 73 trang Người đăng vultt Lượt xem 1368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lý 9 học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II
DOØNG ÑIEÄN XOAY CHIEÀU
TUẦN 19_1 
Tiết 37 
Ngày soạn: 12
Ngày dạy: 14/01/2008
MỤC TIÊU.
Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều 
luân phiên thay đổi.
Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách:
 Cho NC quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.
Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng 
xoay chiều.
CHUẨN BỊ.
GV: Bảng phụ kẻ bảng 1 bài 22; 1 bộ TN phát hiện dòng điện xoay chiều gồm cuộn dây dẫn kín có mắc 2 bóng đèn LED song song, ngược chiều có thể quay trong từ trường của nam châm.
HS: 1 cuộn dây dẫn kín có 2 bóng đèn LED mắc song song , ngược chiều; 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh trục thẳng đứng (cuộn dây đặt trên đế nhựa có giá lắp nam châm).
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1)
HS1: Sửa BTVN 32.1 và 32.2_SBT
HSTL: BT32.1
 a). Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây. [3 điểm]
 b). Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến đổi thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng. [3 điểm]
 BT32.2 chọn C [4 điểm]
Nêu vấn đề:
GV đặt vấn đề như SGK.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2 . Phát hiện dòng điện cảm ứng có thể đổi chiều và tìm hiểu trong trường hợp nào dòng điện cảm ứng đổi chiều ( 15’)
GV: Treo hình 33.1, yêu cầu HS đọc TN SGK & tìm hiểu câu .
HS: Nghiên cứu TN (SGK),& .
GV: HD HS thảo luận mục đích TN, tiến hành TN?
HSTL: + Mục đích TN: Xét chiều của dòng điện cảm ứng.
 + Tiến hành TN: 
Đưa NC từ ngoài vào trong cuộn dây ® quan sát đèn nào sáng.
Kéo NC từ trong ra ngoài cuộn dây ® quan sát xem đèn nào sáng?
H:So sánh chiều của dòng điện cảm ứng trong 2 trường hợp?
HS: Tiến hành TN theo nhóm & thảo luận kết quả.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, GV ghi bảng nháp.
HTTL:- Đưa NC từ ngoài ® trong: 1 đèn sáng.
 - Đưa NC từ trong ® ngoài: đèn kia sáng.
H: Các em đã học ở lớp 7, đèn Led chỉ sử dụng dòng điện 1 chiều, nếu cắm lộn cực thì đèn có sáng không ? 
HSTL:  đèn không sáng.
GV: Vẽ sơ đồ mạch ống dây có 2 đèn Led để hướng dẫn:
H: Hai đèn này mắc ntn? 
HSTL:  // & ngược chiều nhau.
H: Hãy chỉ rõ trường hợp dòng điện chạy ntn thì đèn 1 sáng, ntn thì đèn 2 sáng?
HSTL: + Dòng điện chạy từ A ® B thì đèn 1 sáng.
 + Dòng điện chạy từ B ® A thì đèn 2 sáng.
H: Dựa vào TN & kiến thức đã học hãy giải thích tại sao có hiện tượng trên?
HSTL: + Đưa nam châm từ ngoài vào trong, số đường sức từ xuyên qua tiết diện ống dây tăng ® xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây (có chiều từ A ® B): đèn 1 sáng.
 + Kéo NC từ trong ra ngoài: số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm ® dòng điện cảm ứng đổi chiều (từ B ® A): đèn 2 sáng.
H: Thông qua TN, ta rút ra được kết luận gì về chiều dđ cảm ứng?
HSTL: Trả lời phần kết luận (SGK). Vài HS yếu đọc; ghi vở.
GV: Yêu cầu HS làm nhanh TN: cho NC chuyển động ra - vào liên tục trong ống dây, quan sát hiện tượng.
HS: Làm TN. Nêu được kết quả:
HSTL: Hai đèn luân phiên nhau sáng liện tục.
H: Chứng tỏ dòng điện trong ống dây có chiều ntn ? 
HSTL:  đổi chiều liên tục.
GV: Dòng điện này được gọi là dòng điện xoay chiều.
GV: Chốt: H: Vậy thế nào là dòng điện xoay chiều ?
HSTL: Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
3 HS yếu nhắc lại; HS cả lớp ghi vở.
GV: liên hệ thực tế: Dòng điện dùng trong sinh hoạt của chúng ta là dòng điện xoay chiều. Trên các dụng cụ điện thường ghi AC 220V có nghĩa: AC là chữ viết tắt alternating current của từ tiếng Anh có nghĩa là dòng điện xoay chiều, nếu ghi DC (direct current) 6V, DC có nghĩa là dòng điện 1 chiều không đổi.
HOẠT ĐỘNG 3 . Tìm hiểu 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều (15’)
Đặt vấn đề: Làm thế nào tạo ra dòng điện xoay chiều? 
HSTL: 
GV: Yêu cầu HS làm TN như hình 33.2 & quan sát kĩ khi NC ở vị trí nào thì đèn 1 sáng, khi NC ở vị trí nào thì đèn 2 sáng?
Cho HS thảo luận, ghi ra nháp .
GV: HD thảo luận và yêu cầu HS nói lên được: Khi 1 cực của nam châm tiến lại gần ống dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, khi nam châm ra xa đầu ống dây thì số đường sức từ đó giảm. Khi NC quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện ống dây tăng giảm luận phiên liên tục Þ dòng điện xoay chiều xuất hiện liên tục.
GV: Cho HS làm TN kiểm tra.
GV: Treo hình 33.3, yêu cầu HS đọc & làm .
HD HS phân tích:
H: Khi khung dây quay từ vị trí 1 ® 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện ống thay đổi ntn? 
HSTL:  số đường sức từ qua tiết diện (S) giảm.
H:Từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ ntn ? 
HSTL:  số đường sức từ tăng.
H: Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây ntn ?
HSTL:  giảm, tăng liên tục ® Xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
GV: Chốt kiến thức bằng câu hỏi:
 H: Có những cách nào tạo ra dòng điện xoay chiều ? HSTL: 
GV: HD HS tóm tắt kiến thức vừa tìm hiểu:
H: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi nào ?
H: Làm thế nào để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín ?
HS: Dựa vào ghi nhớ (SGK) để trả lời.
GV: Gọi vài HS đọc trong quá trình ghi để các em nhớ.
I/ Chiều của dòng điện cảm ứng:
 1). Thí nghiệm:
 2). Kết luận:
 Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều của dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.
 3). Dòng điện xoay chiều:
 Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
II/ Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
 1). Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín:
 2). Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường:
 * Kết luận: 
 - Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
 - Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của NC hay cho NC quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
III/ Vận dụng: 
: Khi khung dây quay nửa vòng tròn: số đường sức từ qua khung tăng, 1 đèn sáng. Khung quay nửa vòng tròn sau: số đường sức từ qua khung giảm, dòng điện đổi chiều, đèn kia sáng.
Vận dụng-Củng cố: (HOẠT ĐỘNG 4 )
1.Cùng cố: Muốn có dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín phải có điều kiện gì ?
2.Vận dụng: Cá nhân HS trả lời ® thảo luận theo HD của GV:
H: Xét khi khung quay nửa vòng đầu, nửa vòng sau ntn ?
Cho HS đọc “Có thể em chưa biết”. GV phân tích thêm.
Dặn dò:
Học kĩ nội dung ghi nhớ và làm BT trong SBT
Nghiên cứu trước bài 34. Tiết sau học:”Bài 34_Máy phát điện xoay chiều”
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
MAÙY PHAÙT ÑIEÄN XOAY CHIEÀU
TUẦN 19 
Tiết 38 
Ngày soạn: 12
Ngày dạy: 15/01/2008
MỤC TIÊU.
Nhận biết được 2 bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được
 rôto và stato của mỗi loại máy.
Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.
CHUẨN BỊ.
Cả lớp: phóng to hình 34.1; 34.2
Mỗi nhóm HS: Mô hình máy phát điện xoay chiều (quay tay).
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1)
HS1: Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Giải thích?
HSTL: Có hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều: Một là cho nam châm quay trước đầu 1 cuộn dây dẫn kín; hai là cho cuộn dây quay trong từ trường. [5 điểm]. Vì khi đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín sẽ biến thiên và dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện.[5 điểm]
HS2: Mô tả cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp?
HSTL: Đinamô xe đạp gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.[5 điểm]
Khi núm quay thì trục quay, nam châm quay theo và đèn sáng. [5 điểm]
Nêu vấn đề:
GV nêu như SGK.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều và hoạt động của chúng khi phát điện (20’)
GV: thông báo: Ở các bài trước, chúng ta đã biết cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Dựa trên cơ sở đó người ta chế tạo ra 2 loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như hình vẽ(GV treo hình 34.1, và 34.2). 
GV yêu cầu HS quan sát tranh & trả lời .
HS: Thảo luận ® Nêu được:
+ Giống nhau: Có 2 bộ phận chính là cuộn dây & nam châm.
+ Khác nhau:
* Máy ở hình 34.1: rôto là cuộn dây, stato là nam châm ( có thêm bộ góp điện gồm 2 vành khuyên & 2 thanh quét)
* Máy ở hình 34.2: rôto là nam châm, stato là cuộn dây.
Để gây hứng thú, GV yêu cầu các nhóm quay cho máy hoạt động, quan sát, trả lời 
HS: Từng nhóm TN, thảo luận 
GV: HD thảo luận :
: Khi NC hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng giảm Þ ta thu được dòng điện xoay chiều trong máy khi nối 2 cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện (bóng đèn sáng)
GV: Cho HS phân tích thêm:
H: Loại máy điện nào cần có bộ góp điện ? 
HSTL: là loại máy có cuộn dây dẫn quay.
H: Bộ góp điện có tác dụng gì?
HSTL: giúp lấy điện ra mạch ngoài dễ dàng hơn.
H: Vì sao không coi bộ góp điện là bộ phận chính ?
HSTL: vì nó không góp phần tạo ra dòng điện.
H: Tại sao các cuộn dây của máy phát điện lại được quấn quanh lõi sắt? 
HSTL:  để có từ trường mạnh hơn .
H: Nguyên tắc hoạt động của 2 loại máy phát điện này có khác nhau không? 
HSTL:  nguyên tắc hoạt động đều dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
GV: Chốt kết luận. Cho ghi vở.
H: Như vậy, 2 loại máy phát điện đều có những bộ phận chính nào?
Vài HS đọc ...  cá nhân: Tìm hiểu thông báo trong SGK ® Kết luận + Trả lời câu hỏi của GV:
H: Điện năng có sẵn trong tự nhiên hay không? Bằng cách nào để có được điện năng?
HĐ 3. Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
a). HS làm việc theo nhóm: 
Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện ở hình 61.1_SGK.
Chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng trong lò đốt, nồi hơi, tua bin, máy phát điện.
Rút ra kết luận về chuỗi liên tiếp những quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện.
b). Thảo luận lớp về kết luận 1.
HĐ 4. Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy thuỷ điện và quá trình làm biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
a). HS làm việc theo nhóm:
Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy thuỷ điện trên hình 61.2_SGK.
Chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng trong ống dẫn nước, tua bin và máy phát điện.
Trả lời ;. 
Rút ra kết luận về chuỗi liên tiếp những quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện.
b). Thảo luận lớp về về kết luận 2..
I/. Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất.
 Điện năng phục vụ cho đời sống con người ngày càng được nâng cao và giúp cho kỹ thuật sản xuất thêm phát triển.
II/. Nhiệt điện.
 Kết luận 1:
Trong nhà máy nhệt điện, nhiệt năng được biến thành cơ năng, rồi chuyển hoá thành điện năng.
III/. Thuỷ điện.
 Kết luận 2:
Trong nhà máy thuỷ điện, thế năng của nước trong hồ chứa đã được chuyển hoá thành động năng, rồi thành điện năng.
IV/. Vận dụng. 
 / tr 161_SGK
* GHI NHỚ:
(SGK / tr 161)
3/. Vận dụng_Củng cố. (Hoạt động5)
Cá nhân HS làm việc, trả lời câu : A = P.h = dV.h = d.S.h1.h2 = 104.106.2.102 = 2.1012 J
HS đọc to nội dung ghi nhớ(SGK/tr 161.)
4/. Dặn dò.
Học thuộc ghi nhớ.
BTVN 61(SBT)
Tiết sau: “ Bài 62_Điện gió_Điện mặt trời_Điện hạt nhân “
Đọc mục “Có thể em chưa biết.”
5/. Rút kinh nghiệm.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
Bài 62_ĐIỆN GIÓ_ĐIỆN MẶT TRỜI_ĐIỆN HẠT NHÂN
TIẾT 68 
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
A. MỤC TIÊU.
Nêu được các bộ phận chính của một máy phát điện gió, pin mặt trời, nhà máy điện nguyên tử.
Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các máy trên.
Nêu được ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân.
B. CHUẨN BỊ.
 GV:
1 máy phát điện gió, quạt gió (quạt điện)
1 pin mặt trời, bóng đèn 220V_100W.
1 động cơ điện nhỏ.
1 đèn LED có giá.
Hình vẽ sơ đồ nhà máy điện nguyên tử.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1/. Kiểm tra bài cũ : (Hoạt động 1).
HS1: Em hãy nêu vai trò của điện năng trong đời sống và kỹ thuật. Việc truyền tải điện năng có thuận lợi gì? Khó khăn gì?
HS2: Nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có đặc điểm giống nhau và khác nhau như thế nào? Nêu ưu điểm và nhược điểm của các nhà máy này.
 ** GV nêu vấn đề: như SGK: Ta đã biết trong tự nhiên có nhiều nguồn năng lượng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân, nhưng liệu có cách nào để có thể chuyển hoá chúng thành điện năng cho dễ sử dụng không?
2/. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HĐ 2. Phát hiện ra cách sản xuất điện mới không cần đến nhiên liệu, đó là từ gió hoặc từ ánh sáng mặt trời.
H: Trong các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện, muốn cho máy phát điện hoạt động, ta phải cung cấp cho nó cái gì?
HSTL: . . . ta phải cung cấp nhiên liệu bị đốt cháy và thế năng của nước.
GV chuyển ý bằng cách đặt vấn đề:
Ở các nhà máy phát điện đó, việc cung cấp than đá và nước là khá tốn kém và phức tạp. Vậy có cách nào sản xuất điện năng đơn giản hơn mà không cần dùng đến nhiên liệu đốt hay nguyên liệu rất nhiều như nước hay không?
GV làm thí nghiệm biểu diễn à HS cả lớp quan sát:
Cho máy phát điện gió hoạt động.
Cho pin mặt trời hoạt động.
H: Trong các thiết bị trên, năng lượng nào đã được chuyển thành điện năng? Nguồn năng lượng đó có dễ kiếm và có nhiều trong tự nhiên không?
HSTL: . . . các nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời có sẵn rất nhiều trong tự nhiên và có thể được chuyển hoá thành điện năng.
HĐ 3. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện gió, quá trình biến đổi năng lượng trong máy phát điện gió.
GV chuyển máy phát điện gió cho các nhóm HS lần lượt quan sát.
a). HS làm việc theo nhóm: 
Quan sát hình 62.1_SGK kết hợp với máy phát điện gió trên bàn GV.
Chỉ ra những bộ phận chính của máy và sự biến đổi năng lượng qua các bộ phận đó. 
Trả lời và câu hỏi của GV: “ So với nhiệt điện và thuỷ điện thì việc sản xuất điện gió có thuận lợi và khó khăn gì?
b). Thảo luận lớp về câu .
HĐ 4. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời.
GV giới thiệu cho HS quan sát tấm pin mặt trời với hai cực của tấm pin (giống như hai cực của pin thường dùng).
HS nhận biết pin mặt trời cùng với hai cực âm_dương của nó qua giới thiệu của GV kết hợp với quan sát trực tiếp.
GV dùng đèn 220V_100W chiếu ánh sáng vào bề mặt tấm pin ® pin phát điện ® GV lưu ý HS rằng: Ở đây không cần một máy phát điện nào cả.
H: Vậy quá trình biến đổi năng lượng trong pin mặt trời khác với máy phát điện ở chỗ nào?
HS nhận biết và đưa ra câu trả lời: *Khi chiếu ánh sáng vào bề mặt tấm pin thì xuất hiện dòng điện, không cần máy phát điện. * Trong pin mặt trời, quang năng trực tiếp biến đổi thành điện năng mà không cần một cơ cấu trung gian nào cả.
H: Dòng điện do pin mặt trời cung cấp là dòng điện 1 chiều hay xoay chiều? ( . . . là dòng điện 1 chiều ) ® GV dùng đèn LED để kiểm tra lại.
GV cho cá nhân HS làm câu /tr 163_SGK ® Thảo luận chung cả lớp về lời giải.
HĐ 5. Tìm hiểu các bộ phận của nhà máy điện nguyên tử và các quá trình chuyển hoá năng lượng trong các bộ phận đó.
HS làm việc cá nhân: Quan sát hình 61.1 và 62.3_SGK để trả lời câu hỏi của GV và thảo luận cả lớp.
H: Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân có các bộ phận chính nào giống nhau? Khác nhau?
H: Bộ phận lò hơi và lò phản ứng tuy có khác nhau về cấu tạo, nhưng cùng thực hiện nhiệm vụ gì?
HĐ 6. Tìm hiểu nguyên tắc chung của việc sử dụng điện năng và các biện pháp tiết kiệm điện năng.
HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin SGK ® Trả lời câu / tr 163_SGK.
H: Bằng cách nào để có thể sử dụng được điện năng?
HSTL: Chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như cơ, nhiệt, quang, phong năng, 
H: Em thử nêu vài biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng mà ở gia đình em đã thực hiện?
HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi trên.
Các nhóm nhận xét lẫn nhau; ® GV chuẩn hoá kiến thức, rồi cho HS ghi vở.
I/. Máy phát điện gió.
Gió thổi vào cánh quạt truyền cơ năng cho cánh quạt.
Cánh quạt quay kéo rôto quay theo.
Rôto và stato biến đổi cơ năng thành điện năng.
II/. Pin mặt trời.
Pin mặt trời là những tấm bằng Silic phẳng để hứng ánh sáng mặt trời và trực tiếp chuyển hoá thành điện năng.
Người ta thướng lắp đặt pin mặt trời trên mái nhà (như hình 62.2_SGK)
Tổng công suất sử dụng:
20.100(W) + 10.75(W) = 2750W
Công suất của ánh sáng mậ trời cần cung cấp cho pin mặt trời:
2.750(W) . 10 = 27.500 W
Diện tích tấm pin mặt trời:
27500:1400 19,6 m2
III/. Nhà máy điện hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện, có thể cho công suất rất lớn, nhưng phải có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn các bức xạ có thể gây nguy hiểm chết người.
IV/. Sử dụng tiết kiệm điện năng 
1) Nguyên tắc chung của việc sử dụng điện năng:
Chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác theo nhu cầu sử dụng như: Nhiệt, cơ, quang năng, 
2) Biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Sử dụng vào giờ thấp điểm trong ngày, hạn chế sử dụng vào giờ cao điểm.
- Chọn mua và sử dụng các dụng cụ dùng điện thích hợp với nhu cầu sử dụng(chú ý công suất làm việc của dụng cụ).
/ tr 164_SGK
* GHI NHỚ:
(SGK / tr 164)
3/. Vận dụng_Củng cố. (Hoạt động7)
Cá nhân HS làm việc, trả lời câu 
HS đọc to nội dung ghi nhớ (SGK/tr 164.)
4/. Dặn dò.
Học thuộc ghi nhớ.
BTVN 62(SBT)
Tiết sau: “ Ôn tập Học kỳ II “ ® Xem lại toàn bộ các nội dung kiến thức từ bài 33 “Dòng điện xoay chiều” cho đến bài 62 “ Điện gió_Điện mặt trời_Điện hạt nhân”
5/. Rút kinh nghiệm.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™

Tài liệu đính kèm:

  • docGI￁O ￁N LÝ 9 HỌC KỲ II.doc