Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 30

Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 30

Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 30 Tuần : 30

Tên bài dạy : XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT

I/ Mục tiêu :

Giúp hs :làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi

-Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh

- Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi

II/Chuẩn bị : Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với nội dung, chủ đề khác nhau. Sinh hoạt gia đình, bảo vệ mội trường. Cảnh hoạt động trong ngày lễ hội. Tranh trong tập vẽ 1

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 30 Tuần : 30
Tên bài dạy : XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007
I/ Mục tiêu :
Giúp hs :làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi
-Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh
- Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi
II/Chuẩn bị : Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với nội dung, chủ đề khác nhau. Sinh hoạt gia đình, bảo vệ mội trường. Cảnh hoạt động trong ngày lễ hội. Tranh trong tập vẽ 1
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Hướng dẫn giới thiệu tranh
GV giới thiệu để hs nhận ra cảnh sinh hoạt trong gia đình như thế nào ? ( mọi người xung họp bên nhau dùng cơm, bố xem tivi,mẹ bế em, còn em học bài )
Trong tranh ảnh sinh hoạt ở phố phường làng xóm như thế nào ( mọi người dọn vệ sinh khu vực ở, làm đường )
Cánh sinh hoạt trong ngày lễ hội mọi người tập trung xem đá gà, đấu vật
Cảnh sinh hoạt sân trường các em vui chơi nhảy dây, đá cầu, chơi bi
Hoạt động 2: hướng dẫn hs xem tranh tranh
GV giới thiệu tranh và gợi ý để học sinh nhận ra
+ Đề tài của tranh ?
-Các hình ảnh trong tranh.?
-Sắp xếp các hình vẽ?
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
-Hình dáng động tác của các hình vẽ?
Hình ảnh chính ( thể hiện rõ nội dung của bức tranh )
+ Em cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu ? ( trên sân trường )
+ Các em nhỏ đang làm gì ? ( chăm sóc cây )
+Những màu sắc chính được vẽ trong tranh?
+ em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn ?
GV bổ sung theo tình huống
Hoạt động 3: Tóm tắt và kết luận
GV hệ thống lại các câu trả lời đưa ra nhận xét cuối cùng 
Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá chung tiết học
Động viên khuyến khích những hs có ý kiến nhận xét tranh
Dặn dò : về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 30 Tuần : 30 
Tên bài dạy : Vẽ tranh ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007
I/ Mục tiêu : Học sinh hiểu về vệ sinh môi trường .
Biết cách vẽ tranh. Vẽ được tranh đề tài vệ sinh môi trường .
II/Chuẩn bị : Một số tranh ảnh về vệ sinh môi trường . Tranh của học sinh về đề tài vệ sinh môi trường .
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài .
Giáo viên giới thiệu ảnh tranh phong cảnh và gợi ý để học sinh nhận biết : Vẻ đẹp của môi trường xung quanh; Sự cần thiết phải giữ môi trường xanh , sạch , đẹp.
GV hỏi hs về việc làm để cho môi trường xanh ,sạch , đẹp.
-Lao động vệ sinh ở trường ở nhà, đường làng ngõ xóm , nơi công cọng
Trồng cây xanh, Nhặt rát bỏ vào đúng nơi qui định.
GV cho HS xem tranh vẽ đề tài môi trường của hs vẽ trong những năm học trước.để các em thấy được cách sắp xếp hình vẽ và màu sắc ở tranh đề tài vệ sinh môi trường .
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
GV gợi ý hs vẽ theo các nọi dung sau: 
-Vẽ cảnh làm vệ sinh ở sân trường và nơi công cộng.
-Lao động trồng cây..
Gợi ý cho hs tìm những hình vẽ cần vẽ cho từng nội dung:
+Vẽ người đang làm việc ( quét , nhặc rác, đẩy xe rác, trồng cây, tưới cây
Vẽ thêm nhà, đường, cây,cho tranh sinh động.
-Giáo viên gợi ý hs cách vẽ tranh:
Vẽ hình ảnh chính trước (có thể vẽ to chính giữa tranh.)
Vẽ các hình ảnh phụ sau cho rõ nội dung tranh
+Vẽ màu tươi trong sáng 
Hoạt động 3: Thực hành .
GV cho HS xem thêm một số tranh của họa sĩ , của HS vẽ về đề tài này .để tạo hứng thú cho các em trước khi vẽ.
GV gợi ý HS cách tìm chọn nội dung.
Vẽ hình chính hình phụ sao cho rõ nội dung. Vẽ dáng người phù hợp với các hoạt động.
Cách tìm và vẽ màu (có đậm có nhạt)
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
GV cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp hướng dẫn HS nhận xét 
Nội dung tranh: vẽ về những hoạt động nào ?
Những hình ảnh trong tranh.
Màu sắc trong tranh.
Cho HS tìm những bài vẽ mà em thích . Giáo viên chỉ ra một số bài vẽ đẹp.Động viên khen ngợi tinh thần học tập của các em.
Dặn dò: Sưu tầm tranh phong cảnh.
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 30 Tuần : 30
Tên bài dạy : VẼ THEO MẪU CÁI ẤM PHA TRÀ
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007
I/ Mục tiêu : Học sinh nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà.. Vẽ được cái ấm pha trà. Nhận ra vẻ đẹp của cái ấm pha trà.( về hình dáng cách trang trí .)
II/Chuẩn bị : Tranh hướng dẫn cách vẽ cái ấm pha trà. Một số bài vẽ cái ấm pha trà . Vật thật cái ấm pha trà.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét .
Giới thiệu các loại ấm pha trà với nhiều hình dáng khác nhau..
-Các bộ phận chính của cái ấm pha trà.( thân , nắp , quai , vòi)
Đặt câu hỏi để học sinh nhận ra khác nhau của các loại ấm pha trà ( Có loại cao , thấp, thân thẳng, vòi cao,..Trang trí hoa văn trong thân ấm .
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
Nhìn mẫu để thấy hình dáng của chúng 
+Ước lượng chiều cao chiều ngang và
 vẽ khung hình vừa với phần giấy .
+Ước lượng tỷ lệ các bộ phận: miệng
 vai , thân , đáy , vòi và tay cầm.
+ Nhìn mẫu vẽ các nét , hoàn thành
hình cái ấm .
Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc
 vẽ phác lên bảng để học sinh quan sát .
+Gợi ý HS cách trang trí cái ấm.
Trang trí vẽ màu như cái ấm mẫu .
Có thể trang trí theo cách riêng của mình
Hoạt động 3: Thực hành .
GV cho HS xem một vài bài vẽ cái ấm pha trà của các em vẽ năm trước .
Bày 2-3 cái ấm pha trà để HS quan sát 
+ Vẽ phác hình vừa với phần giấy .
Tìm tỷ lệ các bộ phận.
+ Trang trí họa tiết và màu sắc tự do.
GV quan lớp gợi ý HS vẽ đúng đẹp.
Hoạt động 4: Củng có dặn dò.
Cho hs lên nhận xét một vài một vài sản phẩm của các bạn.
 GV nhận xét sau cùng.Tuyên dương một số bài vẽ đẹp. Động viên HS vẽ chưa đẹp.
Dặn dò: Bài sau vẽ tranh đề tài các con vật.
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 30 Tuần : 30 
Tên bài dạy : TẬP NẶN TẠO DÁNG ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007
I/ Mục tiêu : 
 HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. 
Học sinh biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích .
Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II/Chuẩn bị : SGK, SGV.
Một số tượng nhỏ người ,con vật bằng thạch cao sứẢnh về người và con vậtvaf ảnh các hình nặn. Đất nặn , giây màu, hồ dán
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét .
Giáo viên giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý để HS nhận xét 
Các bộ phận chính của người, con vật .
Các dáng đi đứng , ngồi , nằm
GV cho HS xem các hình nặn người con vật.
Hoạt động 2: Cách nặn .
GV hướng dẫn thao tác nặn người , con vật:
Nặn từng bộ phận : Đầu , thân ,chân ,tay rồi đính ghép lại thành hình.
Nặn từ một thỏi đất bằng cách vẽ rồi vuốt thành các bộ phận ;
Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn.
Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi ,cuối , chạy
Hoạt động 3: Thực hành .
Cho HS nặn theo đề tài và nặn theo nhóm.Mỗi nhóm nặn theo nội dung, đề tài nhóm chọn như: kéo co, đua thuyền , chọi gà, chăn trâu, đi học
Có thể nặn hình bằng đất một màu hay nhiều màu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
GV cùng HS chọn và nhận xét xếp loại một số bài tập nặn.có đảm bảo yêu cầu :
+ Hình( rõ đặc điểm );
+Dáng ( sinh động phù hợp với hoạt động)
+Sắp xếp ( rõ nội dung).
-Giáo viên bổ sung, động viên HS và thu một số bài đẹp đẻ có thể sử dụng làm ĐDDH .
Dặn dò: Quan sát đồ vật có dạng hình trụ , hình cầu .
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 30 Tuần : 30
Tên bài dạy : Vẽ trang trí : TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG .
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007
I/ Mục tiêu : Học sinh hiểu ý nghĩa của báo tường . học sinh biết cách trang trí và trang trí được được báo của lớp . Học sinh yêu thích các hoạt động tập thể.
II/Chuẩn bị : SGK, SGV Sưu tầm một số đầu báo ( báo nhân dân, Quân đội nhân dân, hoa học trò , Nhi Đồng.
Một số đầu báo tường của trường của lớp .
Bài vẽ của HS lớp trước . Hình gợi ý cách vẽ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét .
Giới thiệu cho HS xem một số đầu báo tường .
Nêu câu hỏi đẻ HS biết cụ thể về báo tường ( Báo của một cơ quan đơn vị tự làm và treo lên tường để mọi người cùng xem .
Gợi ý để HS tìm ra các yếu tố của đầu báo tường :
+ Chữ : Tên tờ báo : To rõ nổi bật như : Thi đua , Học tập,sẵn sàng
+ Chủ đề tờ báo : cỡ chữ nhỏ hơn tên báo .Ví dụ: Chào mừng ngày 20/11; Chào mừng 115 ngày sinh Bác Hồ kính yêu .
+ Tên đơn vị: Sắp xếp ở vị trí phù hợp nhỏ hơn tên báo . Ví dụ: lớp 5A Trường Hồ Phước Hậu.
+Hình trang trí cờ hoa , biểu trưng
Hoạt động 2: Cách trang trí đầu báo tường .
GV Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ minh họa lên bảng cách trang trí đầu báo .Vẽ phác các mảng chữ, hình sao cho có mảng lớn mảng nhỏ và cân đối 
+ Kẻ chữ và vẽ hình trang trí .
+Vẽ màu tươi sáng và phù hợp với nội dung.
GV giới thiệu cho HS quan sát một số bài trang trí đầu báo của các bạn lớp trước để các em tự tin hơn.
Hoạt động 3: Thực hành .
-Giáo viên có thể tổ chức cho các em thực hành như sau: Làm bài theo nhóm trên bảng phụ hoặc trên giấy A4.
Học sinh tự làm bài hoặc phân công thảo luận theo công việc của các thành viên trong nhóm.
GV bao quát lớp , gợi ý hướng dẫn bổ sung và động viên HS làm bài .
Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá .
GV cùng HS chọn một số bài để HS nhận xét :
-Bố cục ( rõ nội dung.)
-Chữ ( tên báo : nổi , rõ , đẹp)
-Hình minh họa( phù hợp sinh động )
-Màu sắ(tươi sáng hấp dẫn )
GV gợi ý HS xếp loại
Giáo viên tổng kết và nhận xét chung về lớp học.
Dặn dò: Sưu tầm tranh về đề tài về ước mơ của em của các bạn lớp trước .

Tài liệu đính kèm:

  • docG A M T 30.doc