Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 32

Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 32

Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 32 Tuần : 32

Tên bài dạy : VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO VÁY

 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu

Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 23/4/2007

I/ Mục tiêu : Giups hs nhận biết được vẻ đẹp của trang phục trang trí đường diềm ( đặt biệt là trang phục của các dân tộc miền núi )

Biết cách vẽ đường diềm trên áo váy

Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích

II/Chuẩn bị : Một số đồ vật, ảnh chụp thôe cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm

Một số hình minh họa có các bước vẽ đường diềm

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 32 Tuần : 32
Tên bài dạy : VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO VÁY
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 23/4/2007
I/ Mục tiêu : Giups hs nhận biết được vẻ đẹp của trang phục trang trí đường diềm ( đặt biệt là trang phục của các dân tộc miền núi )
Biết cách vẽ đường diềm trên áo váy
Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích
II/Chuẩn bị : Một số đồ vật, ảnh chụp thôe cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm
Một số hình minh họa có các bước vẽ đường diềm
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm
Giáo viên cho hs xem một số đồ vật đã chuẩn bị ( áo, váy, vải dệt hoa túi có trang trí đường diềm
H-Đường diềm được trang trí ở đâu ? ( ở cổ áo, gấu áo )
H-Trang trí đường diềm trên áo váy để làm gì ? ( để cho áo váy đẹp hơn )
H- Lớp chúng ta có áo quần bạn nào được trang trí đường diềm. Như vậy chúng ta thấy đường diềm được trang trí trên áo váy để cho áo váy đẹp hơn
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách vẽ được diềm
Giới thiệu cách vẽ :
Vẽ hình
+ Chia khoảng ( chia đều các khoảng )
+ Vẽ hình theo cách khác nhau
Vẽ màu
+ Vẽ màu đường diềm theo ý thích
+ Vẽ màu vào hình vẽ
+ Vẽ màu nền của đường diềm
Vẽ màu vào áo, váy theo ý thích
Chú ý :
Màu áo váy tự chọn và khác với màu đường diềm
Chọn màu sao cho hài hòa, nổi bật
Hoạt động 3: Thực hành
GV nêu yêu cầu của bài
Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích
GV theo dõi giúp hs chia khoảng vẽ hình và chọn màu
Chú ý : Gợi ý để mỗi hs có cách vẽ hình vẽ khác nhau
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
Gv gợi ý hs nhận xét một số bài vẽ
Hình vẽ : hình giống nhau có đều
Màu : nổi rõ, tươi sáng
Dặn dò : Về quan sát các loài hoa
J2áo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 32 Tuần : 32
Tên bài dạy : TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 23/4/2007
I/ Mục tiêu : hs bước đầu nhận biết các thể loại tượng
Có ý thức trân trọng, giữ gìn những tác phẩ điêu khắc
II/Chuẩn bị :một số ảnh tượng đài, tượng cổ,tượng chân dung có khuôn khổ lớn và đẹp
Một vài tượng phật ( tượng Bác Hồ, tượng phật ) cho hs quan sát
III/ Hoạt động dạy và học :
Giới thiệu : Co một loại nghệ thuật người ta dùng vật liệu không phải giấy bút màu vẽ nên mà người ta dùng đất, gỗ, ximăng để nặn, đắpra hình tượng
- Hãy kể một số pho tượng mà em biết ( vua Khải Định, Vua Quang Trung, tượng Bác Hồ , mẹ Dũng Sĩ Thanh Khê )
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng
Cho hs quan sát 3 pho tượng ở vở tập vẽ 2
H_ Kể tên một vài tượng em biết trong sách ? ( Tượng vua Quang Trung làm bằng xi măngcuar Vương Học Bảo ; Tượng phật “ Hiếp tôn giả”; tượng Võ Thị Sáu đúc đòng của Diệp Minh Châu )
GV tóm tắt : 
 Tượng Quang Trung là tượng kỉ niệm chiến thằng Ngọc Hồi ,Đống Đa lịch sử
Tượng phật “Hiệp Tôn Giả” có ở chùa là tượng gỗ được sơn son thép vàng
Tượng Võ Thị Sáu đứng trong tư thế hiên ngang Hình ảnh chị đứng trước quân thù bình tĩnh hiên ngang trong tư thế người chiến thắng
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá 
Nhận xét giờ học – khen hs phát biểu ý kiến
Dặn dò : xem tượng có ở công viên, chúa
Sưu ầm tranh ảnh về các loại tượng trên báo chí
Bài sau : vẽ bình đựng nước.
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 32 Tuần : 32
Tên bài dạy : XÉ DÁNG HÌNH DÁNG NGƯỜI
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 23/4/2007
I/ Mục tiêu : hs nhận biết hình dáng của người đang hoạt động
Biết xé dán được hình dáng người đang hoạt động
Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con người
II/Chuẩn bị : Tranh ảnh vè hình dáng người đang hoạt động
Giấy màu, hồ dán. Bài xé dáng về hình dáng người của hs
III/ Hoạt động dạy và học :
Giới thiệu : hôm trước các em đã học về hình dáng người. Hôm nay các em sẽ tập xé dán hình dáng người
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Cho hs xem tranh ảnh gợi ý về các hình dáng người đang hoạt động
Các nhân vật đang làm gì ? (hình xé dáng bạn đá bóng, đá cầu, nhày dây
Động tác của từng người như thế nào ? ( đầu nghiêng – tay giơ cao- chân đứng trụ và chân kia đá cầu )
Hoạt động 2: Cách xé dán
Xé từng bộ phận của người để ráp lại và dán
Muốn xé được hình người em phải làm gì ? ( chọn màu cho từng bộ phận hình người – qui các bộ phận vào hình để xé )
Sắp xếp hình đã xé lên giấy điều chỉnh các bộ phận sao cho phù hợp với hoạt động
Dán hình đúng không xe dịch như đã xếp
Hoạt động 3: Thực hành 
Trước khi hs thực hành cho hs xem tranh hình dáng người đang hoạt động 
Cho hs xem bài xé dán của hs
Hs thực hành, GV quan sát theo dõi góp ý việc thực hành của hs 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
Cho hs nhận xét sản phẩm của bạn, GV nhận xét sau cùng tuyên dương bài xé dán đẹp, động viên hs xé chưa đẹp
Dặn dò : Bài sau : Thường thức mĩ thuật : Xem tranh thiếu nhi thế giới
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 32 Tuần : 32
Tên bài dạy : VẼ TRANG TRÍ : TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH 
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 23/4/2007
I/ Mục tiêu : HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí . HS biết cách tạo dáng và tạo dáng , trang trí được chậu cảnh theo ý thích .HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh .
II/Chuẩn bị : SGK, SGV . Ảnh một số loại chậu cảnh đẹp. Ảnh chậu cảnh và cây cảnh .Hình gợi ý cách tạo dáng và cách trang trí. Bài vẽ của HS lớp trước 
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
 Cho HS quan sât một số chậu cảnh và nêu được một số yêu cầu cần biết về chậu cảnh.
Chậu cảnh có nhiều loại với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau ( loại cao , loại thấp , loại có thân hình cầu, loại có thân hình trụ, hình chữ nhật
Loại miệng rộng đáy thu lại. nét tạo dáng thân chậu khác nhau (nét cong , nét thẳng )
Trang trí ( đa dạng, nhiều hình nhiều vẻ)
Trang trí bằng các mảng mảng họa tiết mảng màu . Trang trí bằng đường diềm ..
Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh .
GV gợi ý trang trí chậu cảnh bằng cách vẽ hoặc cắt dán như :
Phác khung hình chậu: chiều cao chiều ngang cân đối với tờ giấy .
-Vẽ trục đối xứng để vẽ hình cho cân đối . Tìm tỷ lệ các bộ phận của chậu cảnh : miệng ,thân ,đế .
Phác nét thẳng để tìm hình dáng chung của hình chậu cảnh –Vẽ nét chi tiết để tạo dáng chậu .
Vẽ hình mảng trang trí , vẽ họa tiết vào hình mảng và vẽ màu 
Hoạt động 3: Thực hành 
Cho HS thực hành trang trí chậu cảnh vào vở mỹ thuật 
Giáo viên quan sát gợi ý để HS thực hiện bài vẽ trang trí chậu cảnh đúng đẹp
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ đẹp về hình dáng . Trang trí đẹp về bố cục hài hòa về màu sắc .
HS xếp loại theo ý thích . GV nhận xét bổ sung. Động viên và tuyên dương các bài vẽ của HS.
Dặn dò : Quan sát các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 32 Tuần : 32
Tên bài dạy : Vẽ theo mẫu : VẼ TĨNH VẬT ( VẼ MÀU )
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 23/4/2007
I/ Mục tiêu : HS biết cách quan sát , so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu .HS vẽ được hình và vẽ màu theo cảm nhận riêng. Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật
II/Chuẩn bị : sgk, sgv ,Mẫu vẽ hai hoặc ba vật mẫu lọ hoa , quả khác nhau để HS quan sát và vẽ theo nhóm . Hình gợi ý cách vẽ. Một số tranh tĩnh vật của họa sĩ . Một số bài vẽ lọ hoa quả của hs lớp trước. 
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật đẹp để cho hs hứng thú với bài học. Giáo viên gợi ý để hs hiểu khái niệm về tranh tĩnh vật ( tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh như : ấm , bát, chai, lọ, hoa, quả) Giáo viên bày mẫu gợi ý hs nhận xét :
+ Vị trí của vật mẫu ( ở trước, ở sau, che khuất hay cách biệt )
+ Chiều cao, chiều ngang của mẫu và của từng vật mẫu;
+ Hình dáng của lọ, hoa, quả.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt ở mẫu
Hs quan sát và tập nhận xét mẫu chung rồi nêu nhận xét của mình
Hoạt động 2: Cách vẽ
 ở bài này GV gợi ý hình 2 /SGK ( và các bài đã học )
Lưu ý : 
Bố cục phù hợp với khổ giấy. Phát khung hình của lọ, hoa, quả, tìm tỉ lệ bộ phậnvaf vẽ hình lọ, hoa, quả
Vẽ màu có đậm có nhạt; màu sắc hài hòa tươi sáng
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu hs quan sát mẫu và vẽ như đã hướng dẫn.
Gợi ý cụ thể hơn với một số hs về ước lượng tỉ lệ, cách bố cụ, cách vẽ hình
- HS tự cảm nhận vẻ đẹp về hình, màu sắc của mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riêng
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV cùng HS nhận xét một số bài có bố cục phù hợp với khổ giấy, hình vẽ rõ đặt điểm. Màu sắc có đậm có nhạt. HS tự xếp loại các bài vẽ. GV nhận xét chung khen ngợi những hs có bài vẽ đẹp, động viên hs vẽ chưa hoàn thành bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docG A M T 32.doc