Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 16: Gieo trồng cây nông nghiệp

Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 16: Gieo trồng cây nông nghiệp

BÀI 16 : GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta.

- Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lý hạt giống.

- Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con.

* Trọng tâm: phần III.

 2. Kĩ năng:

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế địa phương.

- Vận dụng kiến thức về kiểmtra, xử lí hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo trồng.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 17454Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 16: Gieo trồng cây nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16.Tiết 16	Ngày dạy: / /13.
BÀI 16 : GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta.
- Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lý hạt giống.
- Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con.
* Trọng tâm: phần III.
 2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế địa phương.
- Vận dụng kiến thức về kiểmtra, xử lí hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo trồng.
	3. Thái độ: 
- Có ý thức và hứng thú trong học tập cũng như trong lao động. 
- Có ý thức bảo vệ môi trường đất trồng.
II. Chuẩn bị của GV và HS
+ GV:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong SGK và SGV.
- Phóng to hình 25 ; 26 – SGK
+ HS:
- Đọc trước nội dung bài học
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 8 phút)
- Em hãy nêu các công việc làm đất và công dụng của từng công việc?
- Ở địa phương em đã tiến hành làm đất và bón phân lót cho cây bằng cách nào?
3. Các hoạt động dạy học:	
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8 phút
7 phút
15 phút
I. Thời vụ gieo trồng
Thời vụ là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng một loại cây.
1.Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng:
Thời vụ được xác định dựa vào các yếu tố : Khí hậu ; loại cây trồng ; sâu, bệnh
2. Các vụ gieo trồng:
Gồm 3 vụ: vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ mùa.
II. Kiểm tra và xử lí hạt giống
1. Mục đích kiểm tra hạt giống: 
Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo
2. Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống:
 - Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt. 
- Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ và hóa chất làm cho hạt nảy mầm nhanh
III. Phương pháp gieo trồng
1. Yêu cầu kĩ thuật:
Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ khoảng cách và độ nông sâu 
2. Phương pháp gieo trồng:
Khi trồng trọt phải áp dụng phương pháp gieo trồng phù hợp với từng loại cây. Có 2phương pháp: gieo bằng hạt và trồng bằng cây con.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng
Đọc thông tin trong SGK và Em hãy cho biết 
1. Thời vụ là gì ?
2. Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng ?
3.Trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tính quyết định nhất ? Vì sao ?
4. Ở nước ta có những vụ gieo trồng nào ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu kiểm tra, xử lí hạt giống
Kiểm tra, xử lí hạt giống là những công việc chuẩn bị rất cần thiết song song với việc chuẩn bị đất nhằm đảm bảo cho việc gieo trồng cây được chủ động. Vậy Em hãy cho biết :
1 Kiểm tra hạt giống để làm gì ?
2. Kiểm tra hạt giống theo tiêu chí nào ?
3.Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì ?
4. Nêu tên các phương pháp xử lí hạt giống và cho biết phương pháp nào là phổ biến nhất ?
5. Khi xử lí hạt giống phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gieo trồng
Đọc thông tin trong SGK và Em hãy cho biết :
1. Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu nào ?
2. Mật độ gieo trồng là gì ?
3. Mật độ gieo trồng phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
4. Độ nông sâu phụ thuộc vào yếu tố nào ? Cho ví dụ?
Quan sát các hình 27 – 28 SGK và trả lời các câu hỏi :
1. Có mấy phương pháp gieo trồng ?
2.Phương pháp gieo hạt áp dụng cho loại cây trồng nào?
3. Quan sát hình 27 . Em hãy nêu tên và ưu nhược điểm của từng cách gieo ?
4.Phương pháp trồng bằng cây con áp dụng cho loại cây trồng nào ? 
5. Hãy thực hiện bài tập đối với hình 28 và cho ví dụ cụ thể
Tìm hiểu và trả lời :
1 Thời vụ là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng một loại cây.
2. Dựa vào các yếu tố : Khí hậu ; loại cây trồng ; sâu, bệnh
3. Yếu tố khí hậu có tính quyết định nhất vì mỗi loại cây đều đòi hỏi phải có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
4. Thực hiện bài tập trang 39
1. Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo
2. Các tiêu chí như :
- Tỉ lệ nảy mầm cao
- Không có sâu, bệnh
- Độ ẩm thấp
- Sức nảy mầm mạnh
- Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại.
3.Vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt.
4. Xử lí bằng nhiệt độ và xử lí bằng hóa chất. Trong đó phương pháp xử lí bằng nhiệt độ là phổ biến nhất.
5. Xử lí bằng nhiệt độ phải đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian ngâm.
Xử lí bằng thuốc phải đảm bảo loại thuốc, khối lượng thuốc và thời gian ngâm
Tìm hiểu và trả lời :
1 Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ khoảng cách và độ nông sâu
2. Là số lượng cây, số hạt giống gieo trồng trên một đơn vị diện tích đất nhất định
3. Giống cây, loại đất và điều kiện thời tiết.
4. Tùy loại cây. Hạt lớn gieo sâu, hạt bé gieo cạn
Thảo luận và trả lời :
1. Có 2 cách : Gieo hạt và trồng bằng cây con
2. Áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày
3. 
Cách gieo
Ưu 
điểm
Nhược điểm
27a Gieo vãi
Nhanh, ít tốn công
Số lượng hạt nhiều chăm sóc khó khăn 
27b,c Gieo hàng, hốc
Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng
Tốn nhiều công
4. Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày
5. 
28a. Trồng bằng củ 
VD : Trồng bạc hà, môn, . . .
28b Trồng bằng cành, hom 
VD : Trồng mía, mì , . .
IV. CỦNG CỐ – HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
 1. Tổng kết bài học: ( 4 phút)
- HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết.
- nhận xét, đánh giá chung tiết học.
 2. Công việc về nhà: ( 2 phút)
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
+ Biết được mục đích và nội dung của các biện pháp tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước.
Tuần 17 .Tiết 17	Ngày dạy: / /1.
 BÀI 17: THỰC HÀNH: XỬ LÍ HẠT GIỐNG 
	BẰNG NƯỚC ẤM
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức:
 - Giải thích được cơ sở khoa học của việc xử lí hạt giống bằng nước ấm.
 - Thực hiện đúng qui trình và đúng kĩ thuật trong từng bước để lọc và xử lí hạt giống cĩ hiệu quả.
- Giúp gia đình xử lí thành cơng hạt giống lúa, ngơ, trước khi gieo trồng.
* Trọng tâm: phần II
 2. Kĩ năng: 
- Lọc, rửa hạt giống, pha nước và kiểm tra đúng nhiệt độ nước, ngâm hạt lúa ngơ đúng kĩ thuật.
- Chuẩn bị được dụng cụ và xử lí được hạt giống lúa, ngơ bằng nước ấm đúng kĩ thuật.
	3. Thái độ: 
- Ý thức làm việc cĩ khoa học, chính xác.
- Tích cực cùng gia đình xủa lí hạt giống như lúa, ngơ trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nảy mầm và gĩp phần phịng trừ sâu, bệnh hại.
II. Chuẩn bị của GV và HS
 1. Giáo viên: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
 2. Học sinh: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
 1. Ổn định lớp. (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 -Thế nào là đảm bảo khoảng cách và độ nơng sâu?
-Cĩ mấy phương pháp gieo trồng?
	3. Bài mới: 
TG
Nội dung HS ghi
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
2’
5’
8’
18’
3’
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết (SGK)
II. Quy trình thực hành (SGK)
- Bước 1 (SGK)
- Bước 2 (SGK)
- Bước 3 (SGK)
- Bước 4 (SGK)
III. Thực hành
IV. Đánh giá kết quả
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành.
- GV phân chia nhĩm.
- Nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt: biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm, làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy trình
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Phân cơng và giao nhiêm vụ cho các nhĩm
Hoạt động 3: Thực hiện quy trình thực hành.
- GV cho HS quan sát hình.
- Thao tác mẫu cho HS quan sát
- Gọi 1-2 HS thao tác lại 
- Gọi đại diện nhĩm khác nhận xét
- GV cho HS thực hành
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả:
- HS thu dọn vật liệu.
- Các nhĩm tự đánh giá dựa trên kết quả quan sát được.
GV nhận xét sự chuẩn bị, quá trình thực hành và kết quả thực hành của các nhĩm- cho điểm
- HS phân chia nhĩm.
- Để vật liệu và dụng cụ lên bàn cho GV kiểm tra
- Nhận nhiệm vụ phân cơng.
- HS quan sát hình.
- HS quan sát thao tác của GV
- HS thao tác lại
- HS đại diện nhĩm khác nhận xét
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV
- HS thu dọn vật liệu.
- Các nhĩm tự đánh giá dựa trên kết quả quan sát được.
 IV. CỦNG CỐ – HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
 1. Củng cố: (2’) đánh giá tiết thực hành
 2. Dặn dị: (3’)
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
	- Chuẩn bị bài tiếp theo:
	+ Đọc trước nội dung bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 16 -bai 16.doc