Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 52: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 52: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

BÀI 56 (t2)

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

I. Mục tiêu

Sau bài này GV phải làm cho HS:

- Giải thích đựơc nguyên nhân làm môi trường bị ô nhiễm và chỉ ra ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản.

- Trình bày đựơc các biện pháp bảo vệ môi trường nước.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương.

II. Chuẩn bị:

+ GV:

- Nghiên cứu nội dung bài học trong SGk và SGV

- Tranh ảnh một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Sơ đồ hóa các biện pháp bảo vệ môi trường.

+ HS:

- Đọc trước nội dung bài.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2284Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 tiết 52: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36. Tiết 52	Ngày soạn:2/05/09
Lớp 7A1, 7A2	Ngày dạy: 5/05/09
BÀI 56 (t2)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
I. Mục tiêu
Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Giải thích đựơc nguyên nhân làm môi trường bị ô nhiễm và chỉ ra ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản.
- Trình bày đựơc các biện pháp bảo vệ môi trường nước.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương.
II. Chuẩn bị:
+ GV:
- Nghiên cứu nội dung bài học trong SGk và SGV
- Tranh ảnh một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Sơ đồ hóa các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ HS:
- Đọc trước nội dung bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Nêu mục đích và các phương pháp bảo quản sản phẩm thủy sản?
- Nêu mục đcíh và các phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản?
3. Các hoạt động dạy học:
	Muốn có nhiểu sản phẩm thủy sản có chất lượng cao và phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững lâu dài, mọi người phải ra sức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Để làm được việc đó, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Ở tiết học này, chúng ta chỉ nghiên cứu ý nghĩa và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15 phút
18 phút
I. ý nghĩa
 Sự ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả xấu đối với nghề nuôi thủy sản và sức khỏe con người, do đó cần phải bảo vệ môi trường.
II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
1. Các phương pháp xử lí nguồn nước
a) Lắng( lọc)
b) Dùng hóa chất dễ kiếm, rẻ tiền.
c) Nếu khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường bị ô nhiễm có thể xử lí:
- Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
- Tháo bớt nước cũ và cho thêm nước sạch.
- Nếu bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết tôm, cá và xử lí nguồn nước.
2. Quản lí
- Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
- Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nuôi thủy sản.
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tại sao phải bảo vệ môi trường?
- Từ thực tế, em hãy cho biết những nguyên nhân khiến cho môi trường nứơc bị ô nhiễm.
- Dùng nước thải nuôi thủy sản có lợi gì?
- Dùng nước thải xử lí chưa sạch nuôi tôm, cá có hại gì?
- GV tóm lại: ý nghĩa to lớn nhất của việc bảo vệ môi trường là để có những sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành nuôi thủy sản phát triển bền vững, có hàng hóa xuất khẩu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường mà em biết?
 Như vậy, để bảo vệ môi trường thì chúng ta phải có phương pháp xử lí nguồn nước và quản lí thích hợp.
- Em hạy kể những cách xử lí nguồn nước mà em biết?
- Biên pháp lắng( lọc) nhằm mục đích gì?
- Hạn chế của biện pháp lắng là gì?
- Biện pháp nào hổ trợ giải quyết hạn chế này?
- Để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người, ta thực hiện những biện pháp quản lí nào?
- Sự ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả xấu đối với nghề nuôi thủy sản và sức khỏe con người, do đó cần phải bảo vệ môi trường.
- Do nguồn nước thải sinh hoạt.
- Do nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp.
- Hạn chế cung cấp thức ăn, tiết kiệm đựơc thức ăn.
- Làm ô nhiễm môi trường nước, làm chết tôm, cá, sản phẩm tôm,cá có chất độc nguy hiểm cho con người.
- Lọc nước sạch để nuôi tôm, cá
- Dùng hóa chất.
- Sử dụng thuốc trừ sâu hợp lí.
- Ngăn cắm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
- Thay nước.
- Lắng( lọc)
- Dùng hóa chất dễ kiếm, rẻ tiền.
- Nếu khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường bị ô nhiễm có thể xử lí:
+ Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
+ Tháo bớt nước cũ và cho thêm nước sạch.
+ Nếu bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết tôm, cá và xử lí nguồn nước.
- Giảm bớt tạp chất, rác bẩn trong nước
- Không diệt được các vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hòa tan.
- Dùng các chất diệt khuẩn, hóa chất để trung hòa, giảm bớt chất độc.
- Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
- Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nuôi thủy sản.
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
4. Tổng kết bài học: (4 phút)
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản?
- Nêu một số biện pháp bảo vệ thủy sản mà địa phương em đã thực hiện?
5. Công việc về nhà: (2 phút)
- Học bài.
- Chuẩn bị phần tiếp theo: III. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước?
+ Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản?
+ Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như thế nào là hợp lí?

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of CN7 tiet 52- bai 56(t1).doc