Giáo án môn Đại số 7 - Đinh Long Mỹ - Tuần 13: Luyện tập

Giáo án môn Đại số 7 - Đinh Long Mỹ - Tuần 13: Luyện tập

I. MỤC TIÊU

- HS giải thành thạo các bài toán về hai đại lượng tỉ lệ thuận, chia tỉ lệ.

- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài tập.

- Thông qua giờ luyện tập HS được biết đến các bài toán thực tế.

II. CHUẨN BỊ

_ GV: SGK, Giáo án, Bảng phụ bài tập 7, 8, 9, 11 (SGK).

– HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập, Máy tính bỏ túi.

 - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Đinh Long Mỹ - Tuần 13: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13.	Ngày soạn :12/11/2009
Tiết : 25	
§. Luyện tập
I. MỤC TIÊU 
HS giải thành thạo các bài toán về hai đại lượng tỉ lệ thuận, chia tỉ lệ.
Có kỹ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài tập.
Thông qua giờ luyện tập HS được biết đến các bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ
_ GV: SGK, Giáo án, Bảng phụ bài tập 7, 8, 9, 11 (SGK).
– HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập, Máy tính bỏ túi.
 - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ. (7 phút)
1) Nhắc lại định nghĩa và tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận.
2) Nhắc lại tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
-HS ở dưới nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét chung và ghi điểm.
Hoạt động 2 : Bài tập. (37 phút)
GV đưa bảng phụ bài tập 7.
Hỏi: Khối lượng dâu và đường có quan hệ gì?
Hãy tìm hệ số tỉ lệ và biểu diễn y theo x?
-1HS lên bảng thực hiện, ở dưới cùng làm và nhận xét, bổ sung.
- GV uốn nắn và chốt lại.
GV đưa bảng phụ bài tập 8.
Gợi ý: dựa và tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải.
-HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên bảng thực hiện, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV uốn nắn và chốt lại.
GV đưa bảng phụ bài tập 9.
-1HS đứng tại chỗ đọc đề bài.
-GV : Tương tự như bài 8 HS tự thực hiện.
-1HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng làm vào vở.
-GV uốn nắn và chốt lại.
GV đưa bảng phụ bài tập 11.
Hỏi: Kim giờ quay 1 vòng thì kim phút quay bao nhiêu vòng?
Hỏi: Kim phút quay 1 vòng thì kim giây quay bao nhiêu vòng?
Hỏi: Kim giờ quay 1 vòng thì kim giây quay bao nhiêu vòng?
-HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời.
GV tổng hợp, chỉ ra những chỗ mà HS còn sai sót trong quá trình giải bài tập.
1) x và y tỉ lệ thuận với nhau theo y = kx thì:
2) Tính chất dãy tỉ số bằng nhau
2 .Bài tập 
Bài 7:
Khối lượng dâu y tỉ lệ thuận với lượng đường x, ta có: y = k.x
Nên k = thì y = x
Khi y = 2,5 thì x = 3,75
Bài 8:
Gọi Số cây trồng của 3 lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a, b, c .
Theo bài ra , ta có: a + b + c = 24 và
a = 8; b = 7; c = 9
Vậy số cây trồng được của 3 lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 8 cây, 7 cây và 9 cây.
Bài 9
Gọi khối lượng niken, kẽm, đồng lần lượt là: a, b, c.
Ta có: a + b + c = 150
Và: 
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta được:
a= 22,5; b = 30; c = 97,5.
Vậy khối lượng niken, kẽm, đồng lần lượt là: 22,5kg ; 30kg ; 97,5 kg.
Bài 11:
a) Kim giờ quay 1 vòng thì kim phút quay 12 vòng
b) Kim phút quay 1 vòng thì kim giây quay 60 vòng
c) Kim giờ quay 1 vòng thì kim giây quay 
12.60 = 720 vòng
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
Làm bài tập 10 (SGK), tương tự như bài 8, bài 9
Xem lại phần đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học
Tìm một vài ví dụ về hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Tiết : 26	
§. Đại lượng tỷ lệ nghịch 
I. MỤC TIÊU 
Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.
Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Biết cách tìm hệ số tỉ lệ, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
II. CHUẨN BỊ
_ GV: SGK, Giáo án, Bảng phụ ?1; ?2; ?3; định nghĩa và tính chất.
– HS : Ôn lại phần hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học.
 - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
GV: Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ nghịch? Cho ví dụ?
-HS đứng tại chỗ cho ví dụ.
-GV uốn nắn và đi vào bài.
Hoạt động 2 : Định nghĩa. (15 phút)
GV: Ở đây ta sẽ cụ thể hai đại lượng tỉ lệ nghịch bằng công thức.
GV đưa bảng phụ ?1.
HS đọc đề, HS thực hiện:
a) c)
b)
GV nhận xét
Hỏi: Các công thức trên có gì giống nhau?
HS: Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia.
GV giới thiệu định nghĩa
GV đưa bảng phụ ?2 .
Gợi ý: Ta có
-HS : vậy x cũng tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ 3,5.
GV giới thiệu chú ý.
Hoạt động 3 : Tính chất. (15 phút)
GV đưa bảng phụ ?3.
-HS lên bảng thực hiện.
-HS ở dưới cùng làm và nhận xét.
-GV chốt lại.
-GV : Từ ?3 yêu cầu HS phát biểu tính chất?
-GV giới thiệu hoàn chỉnh tính chất.
Hoạt động 4 : Củng cố . (9 phút)
GV đưa bảng phụ bài tập 12.
Gợi ý: Dựa vào định nghĩa để tìm hệ số tỉ lệ.
GV nhận xét, sửa bài.
 GV đưa bảng phụ bài tập 14.
 Hỏi: số công nhân và số ngày hoàn thành công việc có quan hệ gì?
 Hỏi: nếu x là số công nhân, y là số ngày, hãy tìm hệ số tỉ lệ a; biểu diễn y theo x; sau đó tìm y.
 GV yêu cầu HS về nhà giải theo cách 2 là áp dụng tính chất .
 GV chốt lại các vấn đề HS cần nắm vững trong bài.
1) Định nghĩa
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức hay x.y=a (a0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x.
Chú ý: (SGK)
2) Tính chất:
?3.
a) a = 2.30 = 60
b) 
x
2
3
4
5
y
30
20
15
12
c) x1.y1=x2.y2=x3.y3==60
Từ đó, ta có :
a) x1.y1 = x2.y2 =  = a
b)
3) Bài tập
Bài 12:
a) a = x.y = 8.15 = 120
b) 
c) khi x = 6 thì y = 20
 khi x = 10 thì y = 12
Bài 14:
Gọi x là số công nhân, y là số ngày hoàn thành công việc, ta có:
a = x.y =35.168 = 5880
 mà x =28 
Nên y = 210
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
Làm bài tập 13; 15 (SGK)
Gợi ý bài 13:Ta dựa vào cột có sẳn giá trị của x và y để tìm hệ số tỉ lệ a; biểu diển y theo x; ứng với mỗi x ta tính được 1 giá trị của y
Gợi ý bài 15: Ta dựa vào định nghĩa “ khi tích x và y là một hằng số thì ta kết luận x và y tỉ lệ nghịch”
Xem lại phần tính chất dãy tỉ số bằng nhau; nắm vững tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Tuần 13	Ngày soạn: 12/11/2009
Tiết : 25	
§. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác 
cạnh – góc – cạnh 
I. MỤC TIÊU 
+HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của hai tam giác.
+Biết cách vẽ một tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó. 
+Rèn luyện kỹ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác c-g-c để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
+Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm lời giải và trình bày chứng minh bài toán hình.
II. CHUẨN BỊ
-GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc.
 -HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa.
 - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
-Câu hỏi: 
+Dùng thước thẳng và thước đo góc vẽ góc xBy = 60o.
+Vẽ A Ỵ Bx; C Ỵ By sao cho AB = 3cm, BC = 4cm. Nối AC.
-GV qui ước 1cm ứng với 1dm trên bảng.
-Nhận xét cho điểm.
-ĐVĐ: Chúng ta vừa vẽ DABC biết hai cạnh và góc xen giữa. Tiết này chúng ta biết chỉ cần xét hai cạnh và góc xen giữa cũng nhận biết được hai tam giác bằng nhau.
-Cho ghi đầu bài.
Hoạt động 2 : (15 phút)
-Yêu cầu làm bài toán SGK: Vẽ DABC biết AB = 2cm, BC = 3cm, BÂ = 70o.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vừa vẽ vừa nêu cách vẽ.
-Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. 
-Yêu cầu HS khác nêu lại.
-Mở rộng bài toán: Yêu cầu a)vẽ tiếp DA’B’C’ sao cho : BÂ’ = BÂ; 
 A’B’ = AB; B’C’ = BC.
b)So sánh độ dài AC và A’C’; Â và Â’; CÂ và CÂ’ qua đo bằng dụng cụ.
-Hãy nhận xét về hai tam giác DABC và DA’B’C’.
-Qua bài toán trên, em có nhận xét gì về hai tam giác có hai cạnh vàø góc xen giữa bằng nhau từng đôi một?
-HS đứng tại chỗ trả lời.
-GV chốt lại tính chất.
Hoạt động 3 : (15 phút)
-Nói: Chúng ta thừa nhận tính chất cơ bản sau ( đưa lên bảng phụ)
-Hỏi: DABC = DA’B’C’ khi nào?
-Có thể thay đổi cạnh góc bằng nhau khác có được không?
-H: Yêu cầu làm ?2 Hai tam giác trên hình 80 có bằng nhau hay không?
-1HS lên bảng làm, GV uốn nắn và chốt lại.
Hoạt động 4 : Hệ quả . (9 phút)
-GV giải thích từ hệ quả là gì.
-Yêu cầu nhìn hình 81 cho biết tại sao tam giác vuông ABC bằng tam giác vuông DEF ?
-Từ bàI toán trên hãy phát biểu trường hợp bằng nhau c-g-c áp dụng vào tam giác vuông.
-Tính chất đó là hệ quả của trường hợp bằng nhau c.g.c.
-GV tổng kết bài học.
 x
 A 
 3cm
 60o
 B 4cm C y
1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa:
Bài toán: x
 A
 2cm
 70o y
 B 3cm C 
?1:
Vẽ thêm: x
 A’
 y
 B’ C’ 
2.Trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh:
 DABC và DA’B’C’ có:
AB = A’B’; AC = A’C’;
 Â = Â’.Thì 
DABC = DA’B’C’ (c.g.c)
?2:
DABC = DADC (c.g.c)
vì BC = DC (gt)
 (gt)
AC cạnh chung
3.Hệ quả: (SGK)
H 81:
DABC và DDEF có:
AB = DE (gt)
 = D = 1v
AC = DF (gt)
Þ DABC = DDEF (c.g.c)
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
-Tập vẽ: Vẽ một tam giác tuỳ ý bằng thước thẳng, dùng thước thẳng và compa vẽ một tam giác bằng tam giác vừa vẽ theo trường hợp c-g-c.
-BTVN: 24, 26 27, 28/118,119 SGK; BT 36, 37, 38/102 SBT
- Thuộc, hiểu kỹ càng tính chất hai tam giác bằng nhau c.g.c.
Tiết : 26	
§. Luyện tập 1
I. MỤC TIÊU 
-Củng cố trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh.
-Rèn luyện kỹ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau cạnh-góc-cạnh.
-Rèn kỹ năng vẽ hình, trình bày lời giải bài tập hình.
-Phát huy trí lực của học sinh.
II. CHUẨN BỊ
-GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke, bảng phụ (hoặc giấy trong, máy chiếu).
 -HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút viết bảng, vở BT in.
 - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ. (7 phút)
+Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh.
+ Chữa BT 27/ 119 SGK phần a,b
Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong các hình 86, 87 là hai tam giác bằng nhau treo trường hợp cạnh-góc-cạnh.
-2HS lên bảng thực hiện.
-GV uốn nắn và ghi điểm.
Hoạt động 2 : Bài tập . (37 phút)
-GV cho HS làm bài 28.
Trên hình 89 có các tam giác nào bằng nhau ?
-Hỏi : Muốn có hai tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c cần phải có điều kiện gì? Trên hình thấy khả năng có thể có hai tam giác nào có đủ các điều kiện trên ? Cần tính thêm gì?
-HS trả lời câu hỏi rồi lên bảng thực hiện.
-GV uốn nắn và chốt lại.
-GV cho HS làm bài 29.
-1HS lên bảng vẽ hình, HS khác ghi GT, KL.
 xÂy
GT B Ỵ Ax ; D Ỵ Ay , AB = AD
 E Ỵ Bx ; C Ỵ Dy, BE = DC
KL DABC = DADE
-H: Quan sát hình vẽ em hãy cho biết DABC và DADE có đặc điểm gì ?
-H: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp nào?
-HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Nhóm khác ở dưới nhận xét, bổ sung.
-GV uốn nắn và chốt lại.
-GV tổng kết bài học.
Hình 86: Để DABC = DADC (c.g.c) cần thêm góc BAC = góc DAC.
Hình 87: Để DAMB = DEMC (c.g.c)
Cần thêm MA = ME
Bài 28(SGK- 120).
DDKE có = 80o ; = 40o.
 mà = 180o (định lý tổng ba góc) Þ = 60o.
 Þ DABC = DKDE (c.g.c)
 vì có AB = KD (gt)
 = = 60o
 BC = DE (gt).
Còn tam giác NMP không bằng hai tam giác còn lại.
Bài 29 (SGK- 120). x
 E
 B
 A
 D C
 y
Chứng minh:
Xét DABC và DADE có:
AB = AD (gt)
 chung
AD = AB (gt)
DC = BE (gt) Þ AC = AE
 Þ DABC = DADE (c.g.c)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
	-Học kỹ, nắm vững tính chất bằng nhau của hai tam giác trường hợp c.g.c
-BTVN: 30, 31, 32/120 SGK; BT 40, 42, 43 SBT
-Hướng dẫn BT 22, 23 SGK Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình.
	Năm Căn, ngày . . . tháng . . . năm 200
	TỔ TRƯỞNG
	Mai Thị Đài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc