Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 37 đến tiết 40

Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 37 đến tiết 40

. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Củng cố cho HS kiến thức về mặt phẳng toạ độ

1.2. Kĩ năng:

- HS thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác địnhvị trí một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm tọa độ của một điểm cho trước.

1.3. Thái độ:

- HS vẽ hình cẩn thận, xác định toạ độ chính xác.

2. CHUẨN BỊ:

2.1. Thầy: - Phấn màu, thước thẳng, com pa

2.2. Trò: - Bảng nhóm, SGK, bút dạ.

3. PHƯƠNG PHÁP :

- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

- Vấn đáp, trực quan.

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 37 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngàygiảng :
 Tiết: 37
 luyện tập
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố cho HS kiến thức về mặt phẳng toạ độ
1.2. Kĩ năng:
- HS thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác địnhvị trí một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm tọa độ của một điểm cho trước.
1.3. Thái độ:
- HS vẽ hình cẩn thận, xác định toạ độ chính xác.
2. Chuẩn bị:
2.1. Thầy: - Phấn màu, thước thẳng, com pa
2.2. Trò: - Bảng nhóm, SGK, bút dạ.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số:7A1.........................7A2........................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
4.1. Kiểm tra bài cũ: (7') 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Gọi đồng thời 2HS lên bảng:
- HS1: 
Chữa bài 35(sgk/68)
(GV đưa bài lên bảng phụ).
- HS2: 
Vẽ trục toạ độ và đánh dấu các điểm 
A(2;-1,5); B(-3;1,5)
- Yêu cầu HS nêu cách xác định điểm A cụ thể.
- HS dưới lớp cùng GV nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ 2HS lên bảng.
*/HS1: Làm bài 35(sgk/68).
A(0,5;2); B(2;2); C(2;0); D(0,5;0); P(-3;3);
Q(-1;1); R(-3;1)
*/HS2: Bài 45(sbt/50).
+ HS 2 trả lời miệng cách xác định điểm A.
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Chữa bài tập (12’)
- GV: Y/c học sinh làm bài tập 34
- GV: HD dựa vào mặt phẳng tọa độ và trả lời
? Viết điểm M, N tổng quát nằm trên Oy, Ox
- Nhận xét, chuẩn hoá
- GV: Y/c học sinh làm bài tập 35 theo đơn vị nhóm.
- Mỗi học sinh xác định tọa độ một điểm, sau đó trao đổi chéo kết quả cho nhau
- Yêu cầu các nhóm thông báo kết quả, gv chữa bài 1 nhóm
- GV lưu ý: hoành độ viết trước, tung độ viết sau.
- Y/c học sinh làm bài tập 36.
- HS 1: lên trình bày quá trình vẽ hệ trục
- HS 2: xác định A, B
- HS 3: xác định C, D
- HS 4: đặc điểm tứ giác ABCD
- GV lưu ý: độ dài AB là 2 đv, CD là 2 đơn vị, BC là 2 đơn vị 
? Tứ giác ABCD là hình gì? vì sao?
- Gv nhận xét, chốt lại
HĐ2 : Luyện tập (20’)
- GV: Treo bảng phụ ghi hàm số y cho bởi bảng 
BT 37 (tr68 - SGK)
- Lưu ý: hoành độ dương, tung độ dương ta vẽ chủ yếu góc phần tư thứ (I)
- GV tiến hành kiểm tra vở một số học sinh và nhận xét rút kinh nghiệm.
? Hàm số được cho bởi những dạng nào
- Gv chuẩn hoá
- Cho HS làm bài tập 44(sbt/49).
- GV đưa đề bài lên bảng phụ.
- Gọi 1HS lên bảng làm câu a; câu b HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
- GV đưa bảng phụ bài 38(sgk/68).
? Muốn biết chiều cao của từng người ta làm như thế nào?
? Muốn biết tuổi của mỗi bạn ta làm như thế nào?
- Gọi lần lượt HS trả lời a; b; c
- Gv cùng hs nhận xét, chuẩn hoá
- HS: Học sinh làm bài tập 34
- HS: M(0; b) thộc Oy; N(a; 0) thuộc Ox
- Hs ghi vở bài chuẩn
- HS: Học sinh làm bài tập 35 theo đơn vị nhóm.
- HS: Trao đổi chéo kết quả cho nhau
- Đại diện nhóm thông báo kquả và ghi vở bài làm
- Hs cùng nghe, ghi nhớ
- HS: cả lớp làm bài tập 36.
- HS 1: lên trình bày quá trình vẽ hệ trục
- HS 2: xác định A, B
- HS 3: xác định C, D
- HS 4: đặc điểm ABCD
- Hs chú ý
- Hs trả lời miệng
- Hs quan sát
- HS 1 làm phần a.
- Các học sinh khác đánh giá.
- HS 2: lên biểu diễn các cặp số trên mặt phẳng tọa độ, HS dưới lớp cùng làm vào vở, đối chiếu với bài làm của bạn trên bảng, nhận xét, sửa chữa nếu sai.
- Hàm số có thể cho bởi công thức, bảng
- HS làm bài tập 44(sbt/49).
- Quan sát đề bài GV ghi trên bảng.
- 1HS lên bảng làm câu a; câu b HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
- 1HS đọc to đề bài.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
- Lần lượt trả lời
- Hs ghi vở bài chuẩn
BT 34 (tr68 - SGK) 
a) Một điểm bất kì trên trục hoành thì tung độ luôn bằng 0
b) Một điểm bất kỳ trên trục tung thì hoành độ luôn bằng không.
BT 35 (tr68 - SGK) 
. Hình chữ nhật ABCD
A(0,5; 2) B2; 2)
C(0,5; 0) D(2; 0)
. Toạ độ các đỉnh của PQR
Q(-1; 1) P(-3; 3) R(-3; 1)
BT 36 (tr68 - SGK)
ABCD là hình vuông
BT 37 (tr68 - SGK)
Hàm số y cho bởi bảng
x
 0 1 2 3 4 
y
 0 2 4 6 8
Bài 44(sbt/49).
a/ M(2;3) ; N(3; 2)
 Q(-3; 0) ; P(0; 3)
b/ Hoành độ của điểm P và M là tung độ của Q và N.
Bài 38(sgk/68).
a/ Đào là người cao nhất và cao 1,5m.
b/ Hồng là người ít tưởi nhất là 11 tuổi.
c/ Hồng Cao hơn Liên 1dm và liên nhiều tuổi hơn Hồng
(3 tuổi).
4.4. Củng cố: (3')
? Qua bài hôm nay em được củng cố những kiến thức cơ bản nào
- Hs: - Vẽ mặt phẳng tọa độ 
 - Biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ 
- Đọc tọa độ của điểm trên mặt phẳng tọa độ
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(2')
- Về nhà xem lại các dạng bài đã chữa
- Làm bài tập 47, 48, 49, 50 (tr50; 51 - SBT)
* Hướng dẫn bài 50 (SBT- 51):
? Đường phân giác của một góc là gì
- Đọc trước bài y = ax (a0)
5. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:	Tiết 38 :
	 trả bài kiểm tra học kỳ I
(Phần đại số)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp phân môn: Đại số
1.2. Kĩ năng:
- Đánh giá kĩ năng giải toán, trình bày diễn đạt một bài toán.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
1.3. Thái độ:
- Học sinh tự sửa chữa sai sót trong bài.
2. Chuẩn bị:
2.1.Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
2.2 Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
3. Phương pháp
4. Các hoạt động dạy học: 
4.1. ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số: 7A1...........................7A2.....................
4.2. Kiểm tra bài cũ: (2') 
- Giáo viên kiểm tra việc trình bày lại bài KT vào vở bài tập của học sinh.
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1 : Chữa bài kiểm tra (27’)
- Gv ghi nhanh đề bài câu 1 lên bảng
Câu 1(1,5 điểm)
Thực hiện phép tính 
( Bằng cách hợp lí nếu có thể )
 a) . ; b) c) 
? Để thực hiện các phép tính trên ta làm như thế nào
- Gọi 3 hs lên bảng làm lại, yêu cầu dưới lớp cùng làm vào vở và nhận xét
- Gv cùng hs nhận xét, chuẩn kiến thức như bên
- Tiếp theo gv đưa đề bài câu 2 lên bảng
Câu 2(1,5 điểm)
Tìm x biết:
 a) 
 b) 
? Hãy nêu cách tìm x
- Gọi 2 hs lên trình bày
- Gv cùng hs nhận xét, uốn nắn hs làm như bên
- Gv chốt lại kiến thức đã vận dụng 
Câu 3(1 điểm )
Cho x và y tỉ lệ nghịch với nhau . Khi x = -3 thì y = 6 
 a) Tìm hệ số tỉ lệ .
 b) Hãy biểu diễn y theo x 
? Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
? Nêu cách tìm hệ số tỉ lệ của chúng
- Cho hs tự làm như bên
- Gv đưa câu 4 lên bảng phụ
Câu 4( 2 điểm )
Học sinh ba lớp 7A , 7B , 7C phải trồng và chăm sóc 47 cây xanh . Lớp 7A có 28 học sinh , lớp 7B có 32 học sinh , lớp 7C có 34 học sinh . Hỏi mỗi lớp phải trồng và chăm sóc bao nhiêu cây xanh , biết rằng số cây xanh tỉ lệ với số học sinh 
? Bài toán trên có mấy đại lượng tham gia
? Chúng quan hệ với nhau như thế nào
? Để giải bài tập trên em đã vận dụng kiến thức gì
- Gọi 1 hs lên bảng trình bày lại, dưới lớp cùng làm
- Gv cùng hs nhận xét, chốt lại kiến thức
- Hs dưới lớp quan sát, nhớ lại cách làm
- Ta áp dụng thứ tự thực hiện phép tính
- Ba hs lên bảng , cả lớp cùng làm
- Hs quan sát nhớ cách làm
- Hs trả lời miệng
- Hs cả lớp cùng làm, 2 hs lên bảng trình bày lại
- Hs cùng nghe, ghi nhớ
- Hs quan sát, đọc to đề bài
- Trả lời miệng
- Hs tự vận dụng lí thuyết tự trình bày
- Hs quan sát, đọc to đề bài
- Hai đại lựơng tỉ lệ thuận
- Vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
- Một hs lên bảng , lớp cùng làm và nhận xét
- Hs chữa lại (nếu sai)
Câu 1:
Thực hiện phép tính 
a) . = 
 = = 
b) = 
c) =
Câu 2 : Tìm x biết:
a) 
 = 
 = 
 = 
 b) 
 = 
 =
 =
Câu 3(1 điểm )
a)Vì x và y tỉ lệ nghịch nên hệ số tỉ lệ : a = x . y = (-3) . 6 
= - 18
b) Biểu diễn y theo x là : 
y = 
Câu 4
Gọi số cây xanh ba lớp 7A ,7B ,7C phải trồng và chăm sóc lần lượt là x , y , z (cây) ; ( 0 < x , y , z < 47 và x , y , z N )
Theo bài ra, số cây xanh tỉ lệ với số học sinh nên ta có :
 và 
 x + y + z = 47 
áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau , ta có :
Vậy số cây xanh ba lớp 7A ,7B ,7C phải trồng và chăm sóc lần lượt là 14 cây ; 16 cây ; 17 cây
HĐ2: Nhận xét chung về ưu- nhược điểm của bài kiểm tra (6’):
1) Ưu điểm: Nhìn chung nhiều em làm bài tương đối tốt. Trình bày khoa học, sạch sẽ, chính xác như: 
+ Lớp 7A1: Trọng Đạt, Tiến Đạt, Huyền, Thương......
+ Lớp 7A2 : Mai Anh, Thành Đạt, Hoàng Hùng, D Linh, Lân....
2) Nhược điểm:
 - Về kiến thức:
 Câu 1: Hs thực hiện thứ tự phép tính chưa chính xác
 Câu 2: Một số em áp dụng qui tắc chuyển vế nhưng không đổi dấu, thực hiện phép biến đổi chưa linh hoạt
 Câu 3: Hs còn nhầm công thức biểu diễn hai đại lượng tỉ lệ thuận và hai đại lượng tỉ lệ nghịch
 Câu 4: Nhiều em chưa biết cách áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
 - Về hình thức: Nhiều hs còn trình bày cẩu thả , không đủ bước, chưa khoa học. Như: Hà Đạt, Huy, Hồ Hưng, Hiển...
HĐ3 : Tìm các biện pháp để khắc phục những lỗi hs thường mắc phải (5’)
- Cần tăng cường kiểm tra việc học và chuẩn bị bài ở nhà của hs
- Chú ‏‎ ý rèn kĩ năng tính toán và thực hiện các phép tính cho hs
- Cần nhấn mạnh cho hs công thức khác nhau của hai đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch để từ đó biết áp dụng tính chất hợp lí.
- Khi học kiến thức mới cần nhắc hs phải ôn kiến thức cũ để có sự biến đổi linh hoạt trong các phép tính.
4.4. Củng cố:(3')
- Học sinh chữa các lỗi, sửa chỗ sai vào vở bài tập
- Nhắc nhở HS những sai lầm mà HS mắc phải.
- Rút kinh nghiệm khi làm bài thi.
- HD học sinh tự chấm điểm cho mình.
4.5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(1')
- Làm các bài tập còn lại phần ôn tập.
- Xem lại các dạng bài tập đã chữa trong đề thi học kì.
- Đọc trước bài “ Đồ thị hàm số: y = ax”
5. Rút kinh nghiệm:
..........................................
Ngày soạn:
Ngày giảng :
 Tiết: 39
Đ7: đồ thị hàm số y = ax (a0)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax.
1.2. Kĩ năng:
- Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax.
1.3. Thái độ:
- Biết ý nghĩa của đồ thị trong trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. 
2. Chuẩn bị:
2.1. Thầy: - Phấn màu, thước thẳng, com pa- Bảng phụ ghi ?1, ?2
2.2. Trò: - Bảng nhóm, SGK, bút dạ.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số: 7A1...........................7A2.....................
4.2. Kiểm tra bài cũ: (5') 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- HS1: Vẽ mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn điểm A(-1; 3) trên mặt phẳng tọa độ.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp cùng làm ra giấy nháp.
- Gv cùng hs nhận xét, cho điểm 
- Gv chốt lại cho hs cách vẽ mặt phẳng toạ độ và xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ đó.
*ĐVĐ (1’):
 Nhờ có mặt phẳng toạ độ ta có thể biểu diễn trực quan mối quan hệ phụ thuộc giữ hai đại lượng. Ta cùng nghiên cứu trong bài học hôm nay.
- Yêu cầu HS1.
- Nhận xét sửa chữa bài làm của bạn trên bảng.
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đồ thị hàm số là gì (15')
- GV treo bảng phụ ghi ?1.
- GV:Y/ c học sinh làm ?1
- GV và học sinh khác đánh giá kết quả trình bày.
- GV: tập hợp các điểm A, B, C, D, E chính là đồ thị hàm số y = f(x)
? Đồ thị của hàm số:
 y = f(x) là gì.
- Cho HS đọc định nghĩa sgk/69.
- Nếu nhiều học sinh làm sai ?1 thì làm VD
-Gv chốt lại thế nào là đồ thị hàm số
-HS: Học sinh làm ?1
- HS 1 làm phần a
- HS 2 làm phần b
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
- HS: Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; y) trên mặt phẳng tọa độ.
- 2HS đọc đ/n sgk.
- HS: tự nghiên cứu ví dụ sgk
- Hs nghe, ghi nhớ
1. Đồ thị hàm số là gì 
?1
a) A(-2; 3) B(-1; 2) C(0; -1)
 D(0,5; 1) E(1,5; -2)
b) 
* Định nghĩa: SGK/69 
* VD 1: SGK 
Hoạt động 2: Đồ thị hàm số y = ax (a0) (18 phút)
- GV: Y/c học sinh làm ?2
-GV: Cho 3 học sinh khá lên bảng làm lần lượt phần a, b, c
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài
- GV nhấn mạnh: Các điểm biểu diễn cặp số của hàm số y = 2x ta nhận thấy cùng nằm trên một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
? Vậy đồ thị hàm số 
y = 2x có dạng gì
- GV giới thiệu dạng của đồ thị hàm số:
 y = ax (a khác 0).
-GV: Y/c học sinh làm ?3: giáo viên đọc câu hỏi. Cho HS khác nhận xét.
? Để vẽ đồ thị hàm số ta cần biết mấy điểm
- Gv cùng hs nhận xét, chuẩn hoá
- GV treo bảng phụ nội dung ?4.
- Cho HS cả lớp làm ?4. Sau ít phút gọi 2HS lên bảng làm.
+ HS1: làm phần a
+ HS 2: làm phần b.
- Quan sát HS thực hiện, yêu cầu HS làm như bên.
? Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax.
- Gọi 2HS đọc nhận xét trong sgk/71
- Cho HS cả lớp đọc VD2 (sgk/71).
- Gọi một HS lên bảng làm VD2.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn sửa chữa sai sót cho HS.
- Gv chốt lại cho hs cách vẽ đồ thị hàm số
- HS cả lớp làm ?2
- HS: 3 học sinh khá lên bảng làm lần lượt phần a, b, c
- HS nhận xét, nghe giáo viên chốt lại và ghi nhớ.
- Đồ thị hàm số 
y = 2x là môt đường thẳng đi qua gốc toạ độ
- Hs lắng nghe, ghi vở kluận
- HS đọc sgk/70.
- HS: Học sinh làm ?3
(trả lời miệng).
- HS: Ta cần biết 2 điểm thuộc đồ thị
- HS cả lớp làm ?4.
- HS tự xác định điểm A.
- HS1: làm phần a
- HS 2: làm phần b
- HS cùng GV chữa bài làm của hai bạn trên bảng.
- HS: Xác định 2 điểm thuộc đồ thị
B1: Xác định thêm 1 điểm A
B2: Vẽ đường thẳng OA.
- HS cả lớp đọc VD2 (sgk/71).
- 1HS lên bảng làm VD2.
- HS dưới lớp đối chiếu với bài làm của bạn trên bảng => cùng GV nhận xét.
- Hs cùng , ghi nhớ
2. Đồ thị hàm số y = ax (a0)
?2 (sgk/70)
a/ (-2; -4); (-1; -2); (0; 0); (1; 2); (2; 4).
b/
c/ Các điểm còn lại nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm:
 (-2; -4); và (2; 4).
*/ KL: Đồ thị hàm số y = ax (a0) là đường thẳng qua gốc tọa độ.
?3
Cần biết hai điểm phân biệt thuộc đồ thị hàm số.
?4
a/ A(1; 0,5)
b/ 
*/ NX: (sgk/71) 
* VD: Vẽ đồ thị hàm số:
 y = -1,5 x
+ Với x = -2 y = -1,5.(-2) = 3
Vậy A(-2; 3)
4.4. Củng cố: (4')
? Đồ thị hàm số là gì?
? Nhận xét gì về dạng đồ thị hàm số: y = ax (a0).
? Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0)
 (HS đứng tại chõ trả lời miệng).
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(2')
- Học thuộc khái niệm đồ thị hàm số 
- Cách vẽ đồ thị hàm số : y = ax (a0)
- Làm bài tập 40, 41, 42, 43 (sgk - tr71, 72)
* Hướng dẫn bài 41 (sgk/72):
 Để biết điểm nào thuộc đồ thị hàm số ta thay toạ độ các điểm vào hàm số xem có thoả mãn hay không.
5. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết: 40
luyện tập ( Kết thúc học kì 1)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax (a0)
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0), biết kiểm tra một điểm thuộc đồ thị, một điểm không thuộc đồ thị hàm số 
- Biết xác định hệ số a khi biết đồ thị hàm số 
1.3. Thái độ:
- Thấy được ứng dụng của đồ thị trong thực tiễn.
2. Chuẩn bị:
2.1. Thầy: - Phấn màu, thước thẳng, com pa
2.2. Trò: - Bảng nhóm, SGK, bút dạ.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số:7A1............................7A2......................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
4.2. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong bài luyện tập)
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1 : Chữa bài tập (17’)
- Gv đưa đề bài BT 41 (tr72 - SGK) lên bảng phụ
? Điểm nào thuộc đt hàm số y = -3x
A; B; C(0;0)
- GV hướng dẫn HS xét điểm A.
- Gọi 2HS lên bảng xét hai điểm B, C.
+ Lưu ý: Điểm M(x0; y0) thuộc đồ thị hs : y = f(x) nếu : y0 = f(x0).
? Vậy muốn biết 1 điểm có thuộc đồ thị hàm số cho trước hay không ta làm như thế nào
- Gv cùng hs nhận xét, chốt lại
- Cho HS cả lớp làm bài 42(sgk/72).
? Tìm a ta phải dựa vào hệ thức nào.
? Muốn tìm a ta phải biết trước điều gì.
- GV hướng dẫn học sinh trình bày.
- GV kết luận phần b.
- Cho HS tự làm phần c.
- Gv chốt lại
HĐ2: Luyện tập (22’)
- Y/c học sinh làm bài tập 43
- Lưu ý 1 đơn vị trên mặt phẳng tọa độ là 10 km
? Nêu công thức tính vận tốc của chuyển động đều.
- Goi 2HS trả lời câu a; b.
- Gọi 1HS tiếp theo lên bảng tính phần c.
- Gv theo dõi uốn nắn hs làm như bên
- Gv cho hs làm tiếp 
BT 45 (tr72 - SGK) 
( Bảng phụ)
- Cho học sinh đọc kĩ đề bài.
? Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- Cho HS hoạt động nhóm để làm bài tập khoảng 5-7’
- Sau khi các nhóm làm xong GV yêu cầu 1 nhóm treo bảng. HS cả lớp sửa chữa.
- GV kiểm tra quá trình làm của các nhóm. 
- Quan sát các nhóm thực hiện, yêu cầu các nhóm làm như bên.
? Nhắc lại cách vẽ đồ thị hàm số: y = ax.
- GV chốt lại cho HS cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax.
- HS quan sát, đọc kĩ đầu bài
- Hs trả lời theo suy nghĩ
- HS quan sát GV hướng dẫn và làm vào vở.
- 2 học sinh lên bảng làm cho điểm B, C
- HS nghe và ghi nhớ.
- Hs trả lời miệng
- Cả lớp cùng nghe, ghi nhớ
- HS cả lớp làm bài 42(sgk/72).
- HS: y = ax
- HS: Biết đồ thị đi qua một điểm (có hoành độ và tung độ cụ thể)
- 1 học sinh biểu diễn điểm có hoành độ , cả lớp đánh giá, nhận xét.
- Tương tự học sinh tự làm phần c
- HS quan sát đồ thị trả lời
- HS: 
- 1 học sinh lên bảng vận dụng để tính.
- HS khác lên bảng làm phần c.
- Hs dưới lớp cùng làm và nêu nhận xét
- Hs quan sát
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS: diện tích hình chữ nhật = dài.rộng
- HS hoạt động nhóm để làm bài tập.
- Sau ít phút yêu cầu một nhóm treo bài của nhóm mình lên bảng để HS cả lớp cùng sửa chữa.
- Hs ghi bài chuẩn vào vở
- HS trả lời miệng các bước vẽ đồ thị của hs y= ax (với a khác 0)
- Hs cùng nghe, ghi nhớ
BT 41 (tr72 - SGK) 
 Giả sử A thuộc đồ thị 
Hàm số y = -3x
 1 = -3. 1 = 1(đúng)
 A thuộc đồ thị hàm số y = -3x Giả sử B thuộc đt y = -3x
 -1 = .(-3) -1 = 1
 (vô lí).
 B không thuộc hs: y = -3x
BT 42 (tr72 - SGK) 
a) Điểm A nằm trên mặt phẳng tọa độ có tọa độ A(2; 1)
Vì A thuộc đồ thị hàm số :
 y = ax
 1 = a.2 a = 
Ta có hàm số y = x
b) M (;)
c) N(-2; -1) 
BT 43 (tr72 - SGK)
a/ Thời gian người đi xe đạp 4 h
Thời gian người đi xe đạp 2 h
b/ Quãng đường người đi xe đạp 20 (km)
Quãng đường người đi xe đạp 20 (km)
Quãng đường người đi xe máy 30 (km)
c/ Vận tốc người đi xe đạp (km/h)
Vận tốc người đi xe máy là (km/h)
BT 45 (tr72 - SGK) 
 Diện tích hình chữ nhật là 3.x m2.
Vậy y = 3x
+ Đồ thị hàm số đi qua O(0; 0)
+ Cho x = 1 y = 3.1 = 3
 đồ thị qua A(1; 3)
4.4. Củng cố: (3') 
? Nêu các dạng toán đã được củng cố trong bài
- Xác định a của hàm số y = ax (a0)
- Kiểm tra điểm có thuộc đồ thị hay không
- Vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0)
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(2')
+ Làm bài tập 48 52 (tr76, 77 - SGK)
* Hướng dẫn bài 48(sgk/76):
 Trước khi tính toán cần phải thống nhất đơn vị đo
- Giờ sau đọc trước bài “Thu thập số liệu thống kê, tần số” 
5. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
....................................................................................................................
....................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37,38,39,40(xong).doc