Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 51, 52

Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 51, 52

I.Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.

- Tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Giáo án, bảng phụ,phiếu học tập.

 2.Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp:

Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp, gợi mở.

IV. Tiến trình bài giảng.

1 .ổn định tổ chức.( kiểm tra sĩ số)

 2. Kiểm tra bài cũ 4 phút

 2.1Hình thức: kiểm tra miệng

 2.2Nội dung

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 51, 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02 /2006 Ngày giảng: 22/02/2006
Chương IV. Biểu thức đại số
Tiết51
Đ1. Khái niệm về biểu thức đại số
I.Mục tiêu:
Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
Tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án, bảng phụ,phiếu học tập.
	2.Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp: 
Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp, gợi mở.
IV. Tiến trình bài giảng.
1 .ổn định tổ chức.( kiểm tra sĩ số)
	2. Kiểm tra bài cũ 4 phút
	2.1Hình thức: kiểm tra miệng
	2.2Nội dung
Câu hỏi
Đáp án
Phát biểu khái niệm về biểu thức số đã học. Lấy ví dụ
-Các số được nối với nhau bởi các phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa) làm thành một biểu thức
ví dụ: 5+3-2
12:6.2+3
153.47
3. Bài mới: 
3.1.Đặt vấn đề: 2 phút
 	-Cho biểu thức sau: 4x+3- 
-Biểu thức trên có là biểu thức số không? Vì sao?
-Học sinh trả lời: Không , vì còn có các chữ
-Giáo viên :người ta gọi biểu thức trên là biểu thức đại số. Đó cũng là nội dung của chương IV. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm về biểu thức đại số.
3.2. Nội dung phương pháp:
Hoạt động 1: Nhắc lại về biểu thức( SGK/24) ( 6 phút)
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Ví dụ: 5+3-2;12:6.2; 15.4, là các biểu thức số
Biểu thức tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 8cm, chiều rộng là 5 cm là
2( 8+5)
?1
Biểu thức biểu thị diện tích hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3 cm, chiều dài bằng 2cm là: 3.( 3+2)
Học sinh hoạt động cá nhân đọc phần 1 trong 3 phút
Yêu cầu láy thêm ví dụ và hoàn thiện ?1 trong 2 phút
GV:
Phát biểu công thức tính diện tích hình chữ nhật?
HS: chiều dài nhân với chiều rộng.
HS:: trả lời ?1 theo ví dụ trên
GV: tất cả nhữ ví dụ trên người ta gọi là biểu thức số
GV: Thế nào là biểu thức số
HS:Là các số được nối với nhau bởi các phép toàn +,-, x, :, luỹ thừa
Hoạt động 2: Khái niệm về biểu thức đại số ( 11 phút)
Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng 5 cm và a cm.
Viết biểu thức biểu thị diện tích của các hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 2 cm.
Hai biểu thức trên có gì khác với biểu thức số?
Nếu gọi hai biểu thức trên là biểu thức số thì hãy phát biểu khái niệm về biểu thức số.? Lấy ví dụ minh hoạ
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
(5+a).2
?2
b.2.(a+2)
*Khái niệm biểu thức đại số:
Những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, còn có cả các chữ (đại diện cho số) gọi là biểu thức đại số
*Ví dụ:
4x,3(x+y), x; xy; ;
Hoạt động cá nhân trong 4 phút
Thảo luận nhóm trong 3 phút 
Trình bày kết quả trong 3 phút
GV: so sánh sự giống và khác nhau giữa biểu thức số và biểu thức đại số
HS:: Giống nhau là đều chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa
Khác nhau: Biểu thức số chỉ thực hiện trên các số còn biể thức đại số thì ngoài số còn có chữ đại diện cho số
Hoạt động 3: Củng cố khái niệm: ( 5 phút)
Hoàn thiện ?3
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
?3.
a ,30.x
b,5x+35y
Hoạt động cá nhân trong 3 phút
GV: Nêu công thức tính quãng đường của chuyển động đều?
HS: quãng đường bằng vận tốc nhận với thời gian
GV:Tổng quãng đường đi được của người đó được tính nhơ thế nào?
HS:: Bằng quãng dường đi bộ cộng với quãng ddường đi bằng ô tô
Trình bày tính trong 2 phút tính
Hoạt động 4 :Chú ý( 3 phút)
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Chú ý: SGK/25
Hoạt động cá nhân trong 3 phút đọc chú ý
Hãy cho biết nội dung của chú ý?
4.Củng cố- Luyện tập( 5phút)
-phát biếu khái niện về biểu thức đại số?
-Hãy cho biết sự khác nhau của biểu thức đại số và biểu thức số?
Bài tập 1,2 /26
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Bài 1/26
A,x+y
B,x.y
C,(x+y).(x-y)
Bài 2/26
Yêu cầu hai học sinh lên bảng thực hiện trong 3 phút
Nhận xét đánh giá trong 2 phút
5. kiểm tra -đánh giá : ( 5 phút)
Bài 1/26
Đáp án:
a..x+y
b.,x.y
c.,(x+y).(x-y)
6: Hướng dẫn về nhà 4 phút
-Học thuộc khái niệm biểu thức đại số -Làm bài tập: 3,4,5.
- Đọc phần “ có thể em chưa biết”
 Hướng dẫn bài tập 5: 
a.Số tiền nhận = số tiền lương của 3 tháng( quý) + tiền thưởng ( mđồng)
b.Số tiền nhận = số tiền lương của 6 tháng( 2quý) – tiền nghỉ không phép( n đồng)
Ngày soạn:28/02 /2006 Ngày giảng: 29/02/2006
Tiết52
Đ2 giá trị của một biểu thức đại số
I.Mục tiêu:
	-Học sinh biết tính giá trị của một biểu thức đại số
	-Biết cách trình bày lời giải của một bài toán.
	-Rèn tính cẩn thạn, chính xác trong giải toán
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án, bảng phụ,phiếu học tập.
	2.Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp: 
Hoạt động nhóm, vấn đáp, gợi mở.
IV. Tiến trình bài giảng.
1ổn định tổ chức.( kiểm tra sĩ số)
	2. Kiểm tra bài cũ 5 phút
Câu hỏi
Đáp án
HS1 Phát biểu khái nịệm biểu thức đại số. Lấy ví dụ
HS2:Bài 5/26
Khái niệm:
Những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, còn có cả các chữ (đại diện cho số) gọi là biểu thức đại số
Ví dụ 2x+3y; x3- 
Bài 5/26
3.a+m
6.a-n
3.. Bài mới: 
	3.1. Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết mỗi biểu thức số ta đều có thể tính được gía trị cụ thể. Vậy mỗi biểu thức đại số có tính được giá trị hay không? Cách tính như thế nào? ta vào bài học hôm nay.
	3.2.Nội dung- phương pháp.
Hoạt động 1: 
Giá trị của một biểu thức đại số ( 12 phút)
a.Thực hiện ví dụ1,ví dụ2 SGK.
b. ở ví dụ 1 và ví dụ2, nếu m, n, x, y mang giá trị số khác thì giá trị của biểu thức có thay đổi không? Vì sao?
c. dựa vào kết quả của phần a,b trả lời câu hỏi:
-Để tính giá trị của biểu thức đại số ta làm như thế nào?
 	 -Cần có điều kiện gì thì mới tính được giá trị của biểu thức?
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
 Ví dụ1:
Thay m=9 và n=0,5 vào biểu thức 2m+n ta được:
2.9+0,5=18,5
Ta nói: 18,5 là giá trị của biểu thức 2m+n. Hay còn nói: tại m=9 và n=0,5 thì giá trị của biểu thức 2m+n là 18,5.
Ví dụ 2:
Tính giá trị của biểu thức 3x-5x+1 tại x=-1 và x=
Giải:
-Thay x= -1 vào biểu thức trên ta có: 
3.(-1)-5.(-1)+1=9
Vậy giá trị của biểu thức 3x-5x+1 tại x=-1 là 9
-Thay x= vào biểu thức trên ta có:
3. ()-5.+1==
Vậy giá trị của biểu thức 3x-5x+1 tại x= là 
Cách tính giá trị của biểu thức SGK/28
Học sinh thực hiện ví dụ1 trong 3 phút hoạt động nhóm
Giáo viên treo cách giải ví dụ 1 cho học sinh quan sát và giải thích các bước thực hiện
Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiên 2 ý trong 4 phút
Nhận xét đáng giá trong 2 phút
Học sinh trả lời cácc câu hỏi phụ trong 3 phút
HS:Để tính được giá trị thì chữ phải được cho bởi số
Học sinh phát biểu cách tính giá trị của biểu thức 2 phút
GV: chốt lại cách tính giá trị của biểu thức dại số ( 2 phút)
-Thay các giá trị cho trước vào biểu thức
-thực hiện các phép tính như biểu thức số đã biết
Hoạt động2: áp dụng ( 10 phút)
?1
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
-Thay x= -1 vào biểu thức trên ta có: 
3.1-9.1=-6
Vậy giá trị của biểu thức 3x-9x tại x=-1 là -6
-Thay x= vào biểu thức trên ta có:
3. ()-9.==
Vậy giá trị của biểu thức 3x-9x tại x= là 
GV: để tính giá trị của biểu thức đại số trên ta làm như thế nào?
HS:: Thay x= 1; x= vào biểu thức 
Thực hiện các pháp tính của biểu thức vừa thay
Yêu cầu 2 học sinh lên bảng trình bày.
?2
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Thay=-4 và y=3 vào biểu thức ta được:
(-4).3=48
Thảo luận nhóm trong 4 phút 
Trình bày kết quả trong 3 phút
GV: biểu thức đại số trên có dặc điẻm gì khác với những bbiểu thức đã xét ở phần trên
HS:: Có 2 biến
GV
Lưu ý cho học sinh nếu biểu thức có 2,3 hay nhiều biến thì khi tính gía trị ta phải thay các biến một cách chính xác
4 :Củng cố- luyện tập ( 10 phút)
-Nêu cách tính giá trị của biểu thức đại số
-Bài tập 6/28
 -Đọc phần có thể em chưa biết
Hoạt động của học sinh( ND chính)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
-7
51
24
8.5
9
16
25
18
51
5
L
E
V
A
N
T
H
I
E
M
Đáp án:
N:9 H: 25 
T:16 V:24
Ă: 8,5 I :18
L: -7 M: 5 
Ê:51
Chọn hai đội thi tính giá trị nhanh, điền từ đúng
Thời gian 7 phút
Đọc phần có thể em chưa biết trong 3 phút
5. Kiểm tra đánh giá: ( 4 phút)
Tính giá trị của biểu thức đại số sau với a= 4; b= -2 2 a2+ 
6: Hướng dẫn về nhà 3 phút
-Học thuộc cách tính giá trị của một biểu thức đại số
-Làm bài tập: 7,8,9/29.
-Đọc trước bài đơn thức.
 Hướng dẫn bài tập 9
Thay x=1; y= - vào biểu thức x2y3 và tính két quả

Tài liệu đính kèm:

  • docT51+52.doc