A. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch
- Rèn luyện kĩ năng làm toán.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về đại lượng tỉ lệ nghịch vào giải các bài toán thực tế.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 26.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: (1)
2. Kiểm tra : (8)
- HS 1: Định nghĩa 2 đại lượng tỉ lệ nghịch làm bài tập 14 ( SGK-58)
- HS 2: Nêu tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, làm bài tập 15 (SGK-58)
3. Bài mới:
Tuần14 Ngày soạn: 5/12/09 Tiết 27 Ngày dạy: 8/12/09 một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch A. mục tiêu: - Biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch - Rèn luyện kĩ năng làm toán. - Có ý thức vận dụng kiến thức về đại lượng tỉ lệ nghịch vào giải các bài toán thực tế. B. chuẩn bị: - GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ. - HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 26. C. tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra : (8’) - HS 1: Định nghĩa 2 đại lượng tỉ lệ nghịch làm bài tập 14 ( SGK-58) - HS 2: Nêu tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, làm bài tập 15 (sgk-58) 3. Bài mới: 1. Bài toán 1: (13’) Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS đọc đề bài - Tóm tắt bài toán? à t1 = 6 (h) Tính t2 = ? - V và t là 2 đại lượng có mối quan hệ với nhau như thế nào? à Là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch - Có tính chất gì? à - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - GV nhấn mạnh V và t là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. Gọi vận tốc cũ và mới của ô tô lần lượt là V1 km/h và V2 km/h, thời gian tương ứng với V1 ; V2 là t1 (h) và t2 (h) Ta có: t1 = 6 Vì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: Vởy nếu đi với vận tốc mới thì ô tô đi từ A B hết 5 (h) 2. Bài toán 2: (11’) - HS đọc đề bài - 1 học sinh tóm tắt bài toán. 4 đội có 36 máy cày Đội I hoàn thành công việc trong 4 ngày Đội II hoàn thành công việc trong 6 ngày Đội III hoàn thành công việc trong 10 ngày Đội IV hoàn thành công việc trong 12 ngày - Số máy và số ngày là 2 đại lượng có quan hệ với nhau như thế nào? à Là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. - TC của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch? - Biến đổi: 4.x1= - Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có đẳng thức nào? - Tìm ? - Cả lớp làm bài, 1 HS trình bày trên bảng. GV chốt lại cách làm: + Xác định được các đại lượng là tỉ lệ nghịch + áp dụng tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau - Yêu cầu HS làm ? - Cả lớp làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. * Bài toán 2: Gọi số máy của mỗi đội lần lượt là ta có: Vì số máy tỉ lệ nghịch với số ngày hoàn thành công việc nên: (t/c của dãy tỉ số bằng nhau) ; ; Vởy số máy của 4 đội lần lượt là 15 ; 10 ; 6 ; 5 máy. * ? a) x và y tỉ lệ nghịch y và z là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch x tỉ lệ thuận với z b) x và y tỉ lệ nghịch xy = a y và z tỉ lệ thuận y = bz xz = x tỉ lệ nghịch với z 4. Củng cố: (10’) - Làm bài tập 16 ( SGK-60) (HS đứng tại chỗ trả lời) a) x và y có tỉ lệ thuận với nhau. Vì 1.120 = 2.60 = 4.30 = 5.24 = 8.14 (= 120) b) x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì : 2.30 5.12,5 GV đưa lên bảng bài tập 7 – SGK , 1 HS lên bảng điền : x 1 2 -4 6 -8 10 y 16 8 -4 -2 1,6 5.Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Học kĩ bài, làm lại các bài toán trên. - Làm bài tập 18 , 19 23 (tr61 – SGK). - Chuẩn bị luyện tập. ------------------------------------------------- Tuần14 Ngày soạn: 5/12/09 Tiết 28 Ngày dạy: 12/12/09 luyện tập A. mục tiêu: - Thông qua tiết luyện tập, củng cố các kiến thức về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch . - Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng. - HS mở rộng vốn sống thông qua các bài toán tính chất thực tế. B. chuẩn bị: - GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ. - HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 27. C. tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: (1') 2. Kiểm tra : (9') - HS 1: Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch? Cho VD? Nêu TC? - HS 2: Làm bài 18 (SGK-61) 3. Luyện tập: (25') 1. Bài 19 (SGk-61): Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS đọc kĩ đầu bài, tóm tắt. - Quan hệ giữa giá tiền mua một mét vải và số mét vải mua được với cùng một số tiền như nhau? - Tc của hai đại lượng tỉ lệ nghịch à xác định tỉ lệ thức? - 1 HS khá lên trình bày. Cùng một số tiền mua được : 51 mét vải loại I giá a đ/m x mét vải loại II giá 85% a đ/m Vì số mét vải và giá tiền 1 mét là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên: (m) Vậy cùng số tiền đó, có thể mua 60 (m) vải loại II 2. Bài 22 (SGK-62): - HS đọc đầu bài. - Quan hệ giữa số răng cưa của bánh xe với số vòng quay của bánh xe trong cùng một phút? - TC của hai đại lượng tỉ lệ nghịch? à lập đẳng thức? - Nếu bánh xe có 30 răng cưa thì nó quay được bao nhiêu vòng trong một phút? Do số răng cưa của bánh xe tỉ lệ nghịch với số vòng quay của nó trong một phút nên x.y=20.60à y= Nếu x=30 thì y=1200:30=40 (vòng) 3. Bài 23 (SGK-62): - HS đọc kĩ đầu bài - Hãy xác định hai đại lượng tỉ lệ nghịch ? à Chu vi và số vòng quay trong 1 phút. - Nếu gọi x là số vòng quay của bánh xe nhỏ trong 1 phút thì ta có tỉ lệ thức nào? à 10x = 60.25 hoặc - 1 học sinh khá lên trình bày. Số vòng quay trong 1 phút tỉ lệ nghịch với chu vi và do đó tỉ lệ nghịch với bán kính. Nếu x gọi là số vòng quay 1 phút của bánh xe thì theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch ta có: Vậy mỗi phút bánh xe nhỏ quay được 150 vòng. 4. Củng cố: (8') - Cách giải bài toán tỉ lệ nghịch ? à +Xác định chính xác các đại lượng tỉ lệ nghịch . + Biết lập đúng tỉ lệ thức. + Vận dụng thành thạo tính chất tỉ lệ thức. - Bài tập trắc nghiệm Đ-S? a) Nếu x tỉ lệ thuận với y theo hệ số 3, y tỉ lệ thuận với z theo hệ số 2, thì x tỉ lệ thuận với z theo hệ số 6. b) Nếu x tỉ lệ thuận với y theo hệ số 0,2; y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số 2, thì x tỉ lệ thuận với z theo hệ số 0,4. c) Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 45 km/h hết 3h15phút thì nó sẽ chạy từ B về A hết 2h với vận tốc 65 km/h. à HS thảo luận rồi trả lời: Câu a: Đ Câu b: S à x tỉ lệ nghịch với z theo hệ số 0,4. Câu c: S à hết 2h15phút. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Ôn kĩ bài. - Làm bài tập 21 (tr61 - SGK); bài tập 28; 29 (tr46; 47 - SBT) - Nghiên cứu trước bài hàm số. ---------------------------------------
Tài liệu đính kèm: