Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 37: Ôn tập học kỳ I (tiết 1)

Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 37: Ôn tập học kỳ I (tiết 1)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực

 - Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, đồ thị của hàm số

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực, vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của TLT, giải các bài toán về đại lượng TLT, TLN, vẽ đồ thị hàm số

3. Thái độ:

 - Giáo dục tính hệ thống, khoa học,chính xác

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 37: Ôn tập học kỳ I (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/12/2009
Ngày giảng:11/12/2009, Lớp 7A,B
Tiết 37: Ôn tập học kỳ I ( Tiết 1)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực
	- Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, đồ thị của hàm số y=axa≠0
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực, vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của TLT, giải các bài toán về đại lượng TLT, TLN, vẽ đồ thị hàm số y=axa≠0
3. Thái độ:
	- Giáo dục tính hệ thống, khoa học,chính xác
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: - Bảng phụ, bút viết bảng, bảng tổng kết
2. Học sinh: - Ôn tập về quy tắc, tính chất của phép toán, tính chất của TLT, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Kết hợp với giờ ôn tập
3. Bài mới
Hoạt động 1: ôn tập về số hữu tỉ, số thực, tính giá trị biểu thức ( 15')
Mục tiêu: - Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực
 Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
GV: Số hữu tỉ là gì?
- Số hữu tỉ có biểu diễn thập phân như thế nào?
- Số vô tỉ là gì? Số thực là gì?
- Trong tập R các số thực, em đã biết những phép toán nào?
- GV: Quy tắc các phép toán và các tính chất của nó trong Q được áp dụng tương tự trong R( GV treo bảng phụ trước lớp)
- GV: Cho HS làm bài tập thực hiện các phép toán sau:
a, -0,75.12-5 .416 .-12
b, 1125.-24,8-1125.75,2
c, -34+27:23+-14+57:23
- GV Y/C HS tính hợp lý nếu có thể
1. Ôn tập về số hữu tỉ, số thực, giá trị biểu thức
- Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số ab với a, b∈Z, b≠0)
- Phép toán cộng, trừ, nhân, chia luỹ thừa và căn bậc hai của một số không âm.
* Quy tắc( SGK)
Bài tập: Thực hiện các phép toán
a, -0,75.12-5 .416 .-12
=-34.12-5.25.1=152=712
b, 1125.-24,8-1125.75,2
=1125.-24,8-75,2
=1125.-100=-44
c, -34+27:23+-14+57:23
=-34+27+-14+57:23
=0:23=0
Hoạt động 2: Ôn tập về tỉ lệ thức- Dãy tỉ số bằng nhau, tìm x( 11')
Mục tiêu: - HS nhắc lại nội dung về tỉ lệ thức, tính chất dãy tỉ số bằng nhau
- GV: Tỉ lệ thức là gì? Nêu tính chất cơ bản của TLT
- Viết dạng tổng quát của tính chất dãy tỉ số bằng nhau
- GV: Cho HS làm bài 1: Tìm x trong TLT
a, x:8,5=0,69:(-1,15)
- Nêu cách tìm một số hạng trong TLT
b, 0,25x:3=56:0,125
Bài tập 2: ( Bài tập 80 SBT-Tr14)
Tìm các số a, b, c biết:
a2=b3=c4 và a+2b-3c=-20
- GV: Hướng dẫn HS cách biết đổi để có 2b, 3c
2. Ôn tập về tỉ lệ thức- Dãy tỉ số bằng nhau, tìm x
- TLT là đẳng thức của hai tỉ số 
ab=cd
- Tính chất cơ bản của TLT
Nếu ab=cd thì ad=bc
( hay tích trung tỉ bằng tích ngoại tỉ)
Bài tập 1: Tìm x trong TLT
a, x:8,5=0,69:(-1,15)
x=8,5.0,69-1,15=-5,1
b, 0,25x:3=56:0,125
x=80
Bài tập 2: ( Bài tập 80 SBT-Tr14)
a2=b3=c4=2b6=3c12=a+2b-3c2+6-12
=-20-4=5
⇒a=10;b=15;c=20
Hoạt động 3: Ôn tập về đại lượng TLT, đại lượng TLN ( 6')
Mục tiêu: - Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch
- GV khi nào hai đại lượng y và x TLT với nhau? Cho VD?
-Khi nào hai đại lượng y và x TLN với nhau? Cho VD?
- GV: Cho HS làm bài tập sau:
Chia số 310 thành ba phần
a, Tỉ lệ thuận với 2; 3; 5
b, Tỉ lệ nghịch với 2; 3; 5
3. Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch
VD: Trong chuyển động đều: Quãng đường và thời gian là hai đại lượng TLT
VD: Cùng một công việc, số người làm và thời gian làm là hai đại lượng TLN
Bài tập
a, Gọi 2 số cần tìm lần lượt là a, b, c. Ta có:
a2=b3=c4=a+b+c2+3+4=31010=31
⇒a=2.31=62
 b=3.31=93
c=5.31=155
b, Gọi số cần tìm lần lượt là x, y ,z. Chia 310 thành 3 phần TLN với 2; 3; 5 ta phải chia 310 thành 3 phần TLT với 12;13;15 ta có:
a12=b13=c15=a+b+c12+13+15
=3103130=300
⇒a=12.300=150
b=13.300=100
c=15.300=60
Hoạt động 4: Vẽ đồ thị hàm số ( 7')
Mục tiêu: HS biết vẽ đồ thị của hàm số y=axx≠0
- GV: Hàm số y=axx≠0 cho ta biết y và x là hai đại lượng TLT. Đồ thị của hàm số y=axx≠0 có dạng như thế nào?
- GV: Cho HS làm bài tập:
Cho hàm số y=-2x
a, Biết điểm A(3; y0) thuộc đồ thị hàm số y=-2x. Tính y0
b, Điểm B(1,5;3) có thuộc đồ thị của hàm số y=-2x hay không? Tại sao?
c, Vẽ đồ thị hàm số y=-2x
M1;-2
4. Ôn tập về đồ thị hàm số
Đồ thị của hàm số y=axx≠0 là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
Bài tập
a, A3; y0 thuộc đồ thị hàm số y=-2x ta thay x=3 và y=y0 vào y=-2x
y0=-2.3=-6
b, Xét điểm B1,5;3
Ta thay x=1,5 vào công thức y=-2x
y=-2.1,5=-3≠3
Vậy điểm B không thuộc đồ thị hàm số y=-2x
c, 
4. Củng cố ( 2')
	- Y/C HS nhắc lại định nghĩa đại lượng TLT, TLN
	- Y/C HS nhắc lại tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Ôn tập theo câu hỏi ôn tập chương I và ôn tập chương II
	- Làm lại các dạng bài tập
	- Kiêm tra học kỳ môn Toán trong vòng 90 phút. Gồm cả đại và hình. Khi kiểm tra học kỳ cần mang đủ dụng cụ( thước kẻ, compa, eke, thước đo độ, MTBT)

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 37.docx