Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 61: Nghiệm của đa thức một biến

Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 61: Nghiệm của đa thức một biến

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến

 - Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không?

2. Kỹ năng

 - Có kỹ năng nhận biết một đa thức có thể có một nghiệm, 2 nghiệm hoặc không có nghiệm, số nghiệm của một đa thức

3. Thái độ

 - Có ý thức học bài và làm bài tập

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 61: Nghiệm của đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/03/2010
Ngày giảng: 17/03/2010, Lớp 7A
	18/03/2010, Lớp 7B
Tiết 61: NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến
	- Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không?
2. Kỹ năng
	- Có kỹ năng nhận biết một đa thức có thể có một nghiệm, 2 nghiệm hoặc không có nghiệm, số nghiệm của một đa thức
3. Thái độ
	- Có ý thức học bài và làm bài tập
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn mầu, bút dạ
2. Học sinh: Ôn tập quy tắc chuyển vế, bút dạ
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Thảo luận nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ
	- Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Nghiệm của đa thức một biến ( 13')
Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- ĐVĐ: ta đã được biết ở một số nước khác nhiệt độ được tính theo độ F. Ở nước ta và nhiều nước nhiệt độ được tính theo đô C
- GV Y/C HS đọc nội dung bài toán( SGK-Tr47)
Xét bài toán:
Cho biết công thức đổi từ độ F sang độ C là:
C=59F-32
Hỏi nước đóng băng ở bao nhiêu độ F? Em hãy cho biết nước đống bảng ở bao nhiêu độ C
+ HS: Nước đóng bẳng ở 00C
- GV: Thay C=0℃ vào công thức ta có
59F-32=0
- GV: Trong công thức trên, thay F bằng x ta có:
59x-32=59x-1609
Xét đa thức Px=59-1609 khi nào thì P(x) có giá trị bằng 0
- GV: Vậy khi nào số a là một nghiệm của đa thức P(x)?
+ HS : Tại x=a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói x=a là nghiệm của đa thức
1. Nghiệm của đa thức một biến
* Xét bài toán
Cho biết công thức đổi từ độ F sang độ C là C=59F-32
Hỏi nước đóng băng ở bao nhiêu độ F?
Giải:
Ta đa biết nước đóng băng ở 0℃ khi đó
59F-32=0
Từ đó F=32
Vậy nước đóng băng ở 32℉
* Xét đa thức Px=59x-1609
Theo kết quả bài toán trên ta có:
P32=0 ta nói x=32 là một nghiệm của đa thức Px
* Khái niệm (SGK_Tr47)
Hoạt động 2: Ví dụ (15')
Mục tiêu: - Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không?
a, Cho đa thức Px=2x+1
Tại sao x=-12 là nghiệm của đa thức Px
+ HS: Thay x=-12 vào Px
b, Cho đa thức Qx=x2-1 hãy tìm nghiệm của đa thức Qx?Giải thích
c, Cho đa thức Gx=x2+1 hãy tìm nghiệm của đa thức Gx?
- GV vậy em cho rằng một đa thức( khác đa thức không) có thể có bao nhiêu nghiệm?
- GV: Y/C HS làm ?1(SGK-Tr48)
x=-2;x=0;x=2 có phải là nghiệm của đa thức Hx=x3-4x hay không? Vì sao?
- GV Y/C HS làm ?2( SGK-Tr48)
- GV làm thế nào để biết trong các số đã cho, số nào là nghiệm của đa thức?
- GV Y/C HS tính
P14; P12;P-14 để xác định nghiệm của Px
- GV: Có cách nào khác để tìm nghiệm của P(x) không?
+ HS: Ta có thể cho Px=0 rồi tính
VD: 2x+12=0⇒2x=-12
x=-14
b, Qx=x2-2x+3
GV Y/C HS tính Q3;Q1;Q-1
2. Ví dụ
a, x=-12 là nghiệm của đa thức Px=2x+1 vì
P-12=2.-12+1=0
b, x=-1 và x=1 là nghiệm của đa thức Qx=x2-1
Vì: Q-1=0 và Q1=0
c, Đa thức G(x)=x2+1 không có nghiệm.
Vì tại x=a bất kỳ ta luôn có
Ga=a2+1≥0+1>0
* Chú ý ( SGK-Tr47)
?1(SGK-Tr48)
H2=23-4.2=0
H0=03-4.0=0
H-2=-23-4-2=0
Vậy x=-2;x=0;x=2 là các nghiệm của Hx
?2( SGK-Tr48)
a, Px=2x+12
P14=2. 14+12=1
P12=2. 12+12=112
P-14=2.-14+12=0
x=-14 là nghiệm của đa thức Px
b, Q3=0;Q1=-4;Q-1=0
Vậy x=3;x=-1 là nghiệm của đa thức Q(x)
Hoạt động 3: Luyện tập ( 8')
Mục tiêu: HS biết xác định số a là nghiệm của đa thức hay không
- Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức Px
- GV cho HS làm bài tập 54( SGK-Tr48)
- GV tổ chức: " Trò choi toán học"
+ Luật chơi: Có hai đội chơi, mỗi đội có 5 HS, chỉ có 1 bút dạ chuyền tay nhau viết trên bảng phụ của nhóm
+ HS 1; 2; 3; 4; 5 làm lần lượt các câu 1a;1b;2a;2b;2c
+ Thời gian: Tối đa là 3 phút
Nếu có đội nào xong trước thời gian quy định thì cuộc chơi dừng lại để tính điểm
3. Luyện tập 
Bài tập 54( SGK-Tr48)
a, x=110 không phải là nghiệm cuả Px vì P110=5. 110+12=1
b, Qx=x2-4x+3
Q1=12-4.1+3=0
Q3=32-4.3+3=0
⇒x=1 và x=3 là nghiệm của đa thức Qx
Tìm nghiệm của đa thức
1. Cho đa thức Px=x3-x
Trong các số sau: -2; -1;0;1;2
a, Hãy tìm một nghiệm của Px
b, Tìm các nghiệm còn lại của Px
2. Tìm nghiệm của các đa thức:
a, Ax=4x-12
b, Bx=x+2.x-2
c, Cx=2x2+1
4. Củng cố ( 2')
	- Y/C HS nhắc lại khái niệm nghiệm của đa thức một biến
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Học bài theo SGK+ vở ghi
	- BTVN: 56( SGK-Tr48); 43; 44; 46; 47( SBT-15; 16)
	Hướng dẫn bài tập 55( SGK-Tr48)
Py=0
3y+6=0
3y=-6
y=-2
y4≥0 với mọi y
y4+2≥2>0 với mọi y →Q(y) không có nghiệm
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 62.docx