Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 65: Ôn tập chương IV (tiếp theo)

Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 65: Ôn tập chương IV (tiếp theo)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Ôn tập các quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức

2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức

3. Thái độ

 - Có ý thức học bài, ôn tập ở nhà

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, phấn mầu

2. Học sinh: Ôn tập và làm bài theo yêu cầu của GV

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 65: Ôn tập chương IV (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/04/2010
Ngày giảng: 06/04/2010, Lớp 7A,B
Tiết 65: ÔN TẬP CHƯƠNG IV (Tiếp theo)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Ôn tập các quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức
3. Thái độ
	- Có ý thức học bài, ôn tập ở nhà
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, phấn mầu
2. Học sinh: Ôn tập và làm bài theo yêu cầu của GV
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức (1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Kết hợp với giờ luyện tập
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập- Luyện tập (41')
	Mục tiêu: - Rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV cho HS làm bài tập 62 (SGK-Tr50)
Cho hai đa thức
Px=x5-3x2+7x4-9x3+x2-14x
Qx=5x4-x5+x2-2x3+3x2-14
a, Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức trên theo luỹ thừa giảm dần (GV lưu ý HS vừ rút gọn vừa sắp xếp đa thức)
b, Tính Px+Qx và Px-Qx (nên Y/C HS cộng trừ hai đa thức theo cột dọc)
c, Chứng tỏ rằng x=0 là nghiệm của đa thức Px nhưng không phải là nghiệm của đa thức Qx
GV khi nào thì x=a được gọi là nghiệm của đa thức Px
+ HS: x=a được gọi là nghiệm của đa thức Px khi Pa=0
- GV cho HS làm bài tập 63 (SGK-Tr50)
M=x4+2x2+1 hãy chứng tỏ đa thức M không có nghiệm
GV cho HS làm bài tập 65 (SGK-Tr51)
Trong các số cho bên phải mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức đó?
a,Ax=2x-6
-3;0;3
b,Bx=3x+12
-16; -13;16;13
c,Mx=x2-3x+2
-2; -1;0;1;2
e,Qx=x2+x
-1;0;12;1
- GV lưu ý HS có thể thay lần lượt các số đa cho vào đa thức rồi tính giá trị đa thức hoặc tìm x để đa thức bằng 0
- GV cho nửa lớp làm câu a và c, nửa lớp còn lại làm câu b và e hoạt động nhóm trong 7 phút
- Sau đó GV cho HS làm bài tập 64 (SGK-Tr50)
Hãy viết các đơn thức đồng dạng với đơn thức x2y so cho tại x=-1 và y=1 giá trị của các đơn thức đó là các số tự nhiên nhỏ hơn 10
- Hãy cho biết các đơn thức đồng dạng với đơn thức x2y phải có điều kiện gì?
- Tại x=-1;y=1 giá trị của phần biến là bao nhiêu
- Để giá trị của các đơn thức đó là các số tự nhiên nhỏ hơn 10 thì các hệ số phải như thế nào?
1. Ôn tập- luyện tập
Bài tập 62 (SGK-Tr50)
a, 
Px=x5-3x2+7x4-9x3+x2-14x
=x5+7x4-9x3-2x2-14x
Qx=5x4-x5+x2-2x3+3x2-14
=-x5+5x4-2x3+4x2-14
b, 
Px=
x5
+7x4
-9x3
-2x2
-14x
Qx=
-x5
+5x4
-2x3
+4x2
-14
Px+Qx=
12x4
-11x3
+2x2
-14x-14
Px=
x5
+7x4
-9x3
-2x2
-14x
Qx=
-x5
+5x4
-2x3
+4x2
-14
Px-Qx=
-2x5
+2x4
-7x3
-6x2
-14x+14
c, P0=05+7.04-9.03-2.02-14.0=0
Vậy x=0 là một nghiệm của đa thức 
Q0=-05+5.04-2.03+4.02-14=-14
Vậy x=0 không phải là nghiệm của Qx
Bài tập 63 (SGK-Tr50)
Ta có x4≥0 với mọi x
2x2≥0 với mọi x
⇒x4+2x2+1>0 với mọi x
Vậy đa thức M không có nghiệm
Bài tập 65 (SGK-Tr51)
a, Ax=2x-6
2x-6=0
2x=6
x=3
Vậy x=3 là nghiệm của đa thức Ax
b, Bx=3x+12
3x+12=0
3x=-12
x=-12:3
x=-16
Vậy x=-16 là nghiệm của đa thức Bx
c, Mx=x2-3x+2
x2-x-2x+2=0
x2-x+-2x+2=0
xx-1-2x-1=0
x-1x-2=0
x-1=0 hoặc x-2=0
x=1 hoặc x=2
Vậy x=1;x=2 là nghiệm của Mx
e, Qx=x2+x
x2+x=0
xx+1=0
x=0 hoặc x+1=0
x=0 hoặc x=-1
Vậy x=0;x=-1 là nghiệm của Qx
Bài tập 64 (SGK-Tr50)
Các đơn thức đồng dạng với x2y phải có hệ số khác 0 và phần biến là x2y
Giá trị của phần biến tại x=-1 và y=1 là -12.1=1
Vì giá trị của phần biến bằng 1 nên giá trị của đơn thức đúng bằng gí trị của hệ số. Vì vậy hệ số của các đơn thức này phải là các số tự nhiên nhỏ hơn 10
VD: 8x2y;7x2y;6x2y
4. Củng cố (2')
	- Y/C HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, cộng trừ hai đa thức
5. Hướng dẫn về nhà (3')
	- Ôn tập lại các câu hỏi lỹ thuyết, các kiến thức cơ bản của chương, các dạng bài tập
	- BTVN: 55; 57; 63 (SBT-Tr17)
	- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 65.docx