I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết công thức của đại lượng tỉ lệ thuận: y = ax (a ≠ 0).
- Biết tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận:
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không.
- Chỉ ra được hệ số tỉ lệ khi biết công thức.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.
Tuần: 12 Ngày soạn: 23 – 10 – 2010 Tiết: 23 Ngày dạy: 28 – 10 – 2010 CHƯƠNG II – HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ. §1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết công thức của đại lượng tỉ lệ thuận: y = ax (a ≠ 0). - Biết tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận: 2. Kĩ năng: - Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không. - Chỉ ra được hệ số tỉ lệ khi biết công thức. 3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập. II. Chuẩn bị: - GV: Thước thẳng. - HS: Thước thẳng. III. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: (1’) Lớp 7A1: Lớp 7A2: 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) GV giới thiệu sơ lược nội dung của chương 2. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Định nghĩa. (15’) - GV cho HS làm ?1. - GV: Ta có15 và D là những hằng số. Vậy s và m phụ thuộc vào đại lượng nào? - GV: Các công thức trên giống nhau ở chỗ đại lượng này bằng một hằng số khác 0 nhân với đại lượng kia. - GV: Giới thiệu định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận. - GV: y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ nghĩa là ta có hệ thức liên hệ nào? Từ suy ra x = ? nghĩa là y như thế nào so với x? - GV: Theo hệ số tỉ lệ là gì? - GV: Hai số và là hai số như thế nào với nhau? - GV: Giới thiệu chú ý như trong SGK. - GV: Cho HS đứng tại chỗ làm bài tập ?3. - HS: Làm ?1. - HS: Quãng đường s phụ thuộc vào thời gian t và khối lượng m phụ thuộc vào thể tích V. - HS: Chú ý theo dõi và nhắc lại định nghĩa. - HS: y tỉ lệ thuận với x. - HS: Theo hệ số tỉ lệ - HS: Hai số nghịch đảo. - HS: Chú ý theo dõi. - HS: Trả lời bài tập ?3 1. Định nghĩa: ?1: s = 15.t m = D.V ĐN: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức: y = kx (k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k. ?2: y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ nghĩa là: Þ . Nghĩa là, x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là Chú ý: SGK/52 Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì x tỉ lệ với y theo hệ số tỉ lệ . ?3: Hoạt động 2: Tính chất. (15’) - GV: Yêu cầu HS đọc đề bài - GV: y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k nghĩa là ta có hệ thức liên hệ nào? - GV: Vậy k = ? - GV: Ở đây ta lấy giá trị x mấy và y mấy? - GV: Có k rồi ta tính y2, y3, y4 bằng cách nào? - GV: Cho HS so sánh các tỉ số - GV: GV giới thiệu tính chất như trong SGK. - HS: Đọc bài tập ?4. - HS: y = k.x - HS: y2 = k.x2 = 2.4 = 8 y3 = k.x3 = 2.5 = 10 y4 = k.x4 = 2.6 = 12 - HS: Chú ý theo dõi và nhắc lại tính chất. 2. Tính chất: ?4: x x1 = 3 x2 = 4 x3= 5 x4 = 6 y y1 = 6 y2 = ? y3 = ? y4 = ? a) Ta có: y = k.x b) y2 = k.x2 = 2.4 = 8 y3 = k.x3 = 2.5 = 10 y4 = k.x4 = 2.6 = 12 c) Tính chất: Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì: - Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi. - Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia. 4. Củng Cố: (10’) - GV cho HS làm bài tập 1 SGK trang 53. 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải. - BTVN: 3/54 SGK. - Xem trước bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: