I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh tiếp tục được vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ và đọc các biểu đồ đơn giản.
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ .
- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Tổ chức:
Tuần Ngày soạn : 20.12.08 Ngày giảng: Tiết 46. LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học sinh tiếp tục được vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ và đọc các biểu đồ đơn giản. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập. III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP hợp tác nhóm nhỏ. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy lập bảng tần số từ bảng 11 SGK sau đó vẽ biểu đồ dạng đoạn thẳng. Lập bảng tần số: Số con (X) 0 1 2 3 4 Tần số (n) 2 4 17 5 2 N = 30 GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. HS: Lên bảng làm bài. Vẽ biểu đồ: 3. Bài mới: Hoạt động 1. BT 12 (SGK – 14): GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 16 SGK và trả lời câu hỏi: Lập bảng tần số. Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng. GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm vào bảng nhóm sau đó treo kết quả lên bảng. GV: Gọi các nhóm nhận xét chéo sau đó chuẩn hoá. HS: Đọc nội dung bài tập 12. HS: Quan sát bảng 16 SGK và làm bài tập. + Lập bảng tần số: x 17 18 20 25 28 30 31 32 n 1 3 1 1 2 1 2 1 N =12 + Vẽ biểu đồ: HS: Nhận xét chéo. Hoạt động 2. BT 13 (SGK – 15): GV: Gọi HS đọc nội dung bài tập 13 SGK GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3 SGK(15) Em hãy cho biết: a)Năm 1921 số dân của nước ta là bao nhiêu ? b)Sau bao nhiêu năm (kể từ năm 1921) thì dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người ? c)Từ 1980 đến 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu ? GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. HS: Đọc nội dung bài tập 13 HS: Quan sát hình vẽ 3 và trả lời câu hỏi: a)Năm 1921 số dân của nước ta là 16 triệu người b)Sau 78 năm (kể từ năm 1921) thì dân số nước ta tăng thêm 76 – 16 = 60 triệu người ? c)Từ 1980 đến 1999 dân số nước ta tăng thêm 76 – 54 = 22 triệu người. HS: Nhận xét bài làm của bạn. Hoạt động 3. Bài đọc thêm (SGK – 15): GV: Cho HS đọc bài đọc thêm HS1: Đọc bài tần suất - Tần suất tính theo công thức: f = Trong đó: N là số các giá trị, n là tần số của một giá trị, f là tần suất của giá trị đó. Trong nhiều bảng tần số có thêm dòng (hoặc cột) tần suất. Người ta thường biểu biễn tần suất dưới dạng tỉ số phần trăm. VD: SGK – 16. x 28 30 35 50 n 2 8 7 3 N = 20 f (10%) (40%) (35%) (15%) HS2: Đọc bài biểu đồ hình quạt Tìm hiểu bài toán (SGK - 16). 4. Củng cố: Kết hợp trong bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà ôn tập bài cũ. Làm các bài tập trong SBT - Đọc và nghiên cứu trước bài “ Số trung bình cộng ”.
Tài liệu đính kèm: