Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 52: Khái niệm về biểu thức đại số

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 52: Khái niệm về biểu thức đại số

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm về biểu thức đại số, tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm ví dụ về biểu thức đại số.

- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ .

 - Học sinh: Đồ dùng học tập, nháp.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

- PP vấn đáp.

- PP luyện tập thực hành.

- PP hợp tác nhóm nhỏ.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 52: Khái niệm về biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CH¦¥NG IV. BIÓU THøC §¹I Sè
Tuần
Ngày soạn :12.2.09
Ngày giảng: 
Tiết 52. KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm về biểu thức đại số, tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm ví dụ về biểu thức đại số.
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.	
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, nháp.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
GV: Em hãy cho biết thế nào là một biểu thức ? Lấy ví dụ về biểu thức.
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Nêu khái niệm biểu thức
Các số được nối với nhau bới dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân. chia, nâng lên luỹ thừ) làm thành một biểu thức
Ví dụ: 20 – (14 + 8) : 2
3. Bài mới:
Hoạt động 1.
1. Nhắc lại về biểu thức
GV giới thiệu “những biểu thức như trên còn được gọi là biểu thức số” 
Xét VD: Em hãy viết công thức tính chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5 (cm), chiều dài bằng 8 (cm) ?
GV yêu cầu HS làm ?1 SGK
GV:Vậy các biểu thức trên có thể là chữ được ko ?
HS: Chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5 (cm), chiều dài bằng 8 (cm) là: (5 + 8).2
?1.(3 + 2).3 (cm2)
Hoạt động 2.
2. Khái niệm về biểu thức đại số
GV yêu cầu học sinh đọc bài toán trong SGK.
GV: Em hãy viết công thức tính chu vi của hình chữ nhật có kích thước bằng 5 cm và a cm ?
- Với a = 2 cm ta có công thức trên thay a = 2 và là công thức tính chu vi của hình chữ nhật có chiều dài bằng 5 cm, chiều rộng bằng 2 cm.
GV: Vậy , ta có thể dùng biểu thức C = (5 + a).2 để biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có một cạnh bằng 5 cm.
GV yêu cầu HS làm ?2
- Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là a hỏi chiều dài của nó ?
- Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật theo a ?
GV nhận xét và chuẩn hoá
GV: Nêu khái niệm về biểu thức đại số
Biểu thức đại số là biểu thức mà trong đó có các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, các chữ (đại diện cho các số ).
GV: Vậy thế nào là biểu thức đại số ?
GV: Em hãy lấy ví dụ về biểu thức đại số ?
GV: Nêu quy ước SGK- 25
Để cho gọn x.y thay bằng xy; 3.x thay bằng 3x
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?3
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm ?3
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Trong biểu thức đại số, các chữ có thể đại diện cho các số tuỳ ý nào đó. Người ta gọi những chữ như vậy là biến số (gọi tắt là biến).
GV giới thiệu chú ý SGK
+ Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn
x + y = y + x ; xy = yx ; xxx = x3 ; 
(x + y) + z = x+(y + z)  
+ Các biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu, chẳng hạn như ; (với các biến t, x nằm ở mẫu) chưa được xét trong chương này.
HS: Viết công thức tính chu vi hình chữ nhật có kích thước bằng 5 cm và a cm: (5 + a).2 
?2.
Gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật suy ra chiều dài là a + 2 (cm)
S = a.(a+2) cm2
HS: Nêu khái niệm biểu thức đại số.
Ví dụ: (x + 7) .2
?3
Quãng đường: S = 30x
Tổng quãng đường: 
S = S1 + S2 = 5x + 35y
HS nghe GV giới thiệu chú ý (SGK - 25).
	4. Củng cố:
GV: Giới thiệu mục “có thể em chưa biết”
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1, 2 SGK trang 26
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
HS: đọc mục “có thể em chưa biết”
HS1: Làm bài tập 1
a, x + y
b, xy
c, (x + y)(x - y)
HS2: Làm bài tập 2:S = 
5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà ôn tập bài cũ, đọc trước bài mới.
 - BTVN: 3, 4, 5 (SGK - 26, 27). 

Tài liệu đính kèm:

  • doct 52-xg.doc