Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 64: Nghiệm của đa thức một biến

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 64: Nghiệm của đa thức một biến

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh được củng cố khái niệm nghiệm của đa thức.Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không. Biết cách tìm nghiệm của một đa thức.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức hay không.

- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ .

- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

- PP vấn đáp.

- PP luyện tập thực hành.

- PP hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

- Tổ chức:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 64: Nghiệm của đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn : 24.3.09
Ngày giảng: 
Tiết 64. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN (tiếp).
I.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh được củng cố khái niệm nghiệm của đa thức.Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không. Biết cách tìm nghiệm của một đa thức. 
Kỹ năng: Rèn kỹ năng kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức hay không.
Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
- Thế nào là nghiệm của một đa thức?
- Để kiểm tra xem x = a có phải là nghiệm của đa thức P(x) không, ta làm như thế nào ?
GV: Em hãy kiểm tra xem 
x = có là nghiệm của đa thức P(x) = 2x - không ?
HS: Trả lời
Nếu x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.
HS: Lên bảng làm bài tập
x = là nghiệm của đa thức.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
BT 54 (SGK – 48):
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm sau đó nhận xét bài làm của bạn
GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Lên bảng làm bài tập
HS1: Thay x = vào đa thức P(x) = 5x + ta được: P() = 5. = 1
Vậy x = không là nghiệm của đa thức P(x) = 5x + 
HS2: 
Tính Q(1) = 12 – 4.1 + 3 = 1 – 4 + 3 = 0
Tính Q(3) = 32 – 4.3 + 3 = 9 – 12 + 3 = 0
Vậy x = 1; x = 3 đều là nghiệm của Q(x) = x2 – 4x + 3 
Hoạt động 2.
BT 55 (SGK – 48):
GV: Để tìm nghiệm của đa thức P(x) ta làm như thế nào ?
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm 2 phần:
- Hãy tìm nghiệm của đa thức P(y) = 3y + 6 
- Hãy chứng minh đa thức Q(y) = y4 + 2 không có nghiệm?
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hóa và cho điểm.
HS: Để tìm nghiệm của đa thức P(x) ta cho P(x) = 0 để tìm x.
a) Tìm nghiệm của P(y)
Xét P(y) = 0 => 3y + 6 = 0 => 3y = -6 => y = -2.
Vậy y = -2 là nghiệm của đa thức P(y)
b) 
Ta có y4 = (y2)2 0 với mọi y
=> y4 + 2 > 0 với mọi y => đa thức Q(y) = y4 + 2 không có nghiệm.
Hoạt động 3.
BT 56 (SGK – 48):
Giáo viên cho HS hoạt động nhóm sau đó trả lời câu đố bài tập 56 SGK
GV: Lấy một số ví dụ đa thức có nghiệm bằng 1.
HS: Bạn Sơn nói đúng
Có nhiều đa thức có nghiệm bằng 1. Ví dụ
 x – 1 ; 2x – 2 ; x2 – 1; ;  
Hoạt động 4.
BT 46 (SBT – 16):
- Chứng tỏ rằng nếu a + b + c = 0 thì x = 1 là một nghiệm của đa thức ax2 + bx + c?
- Áp dụng tìm một nghiệm của đa thức x2 – 3x + 2 ?
- Vì f(1) = a + b + c mà a + b + c = 0 (theo đề bài) nên f(1) = 0 => x = 1 là một nghiệm của đa thức ax2 + bx + c.
- Đa thức x2 – 3x + 2 có a + b + c = 1 + (- 3) + 2 = 0 nên đa thức x2 – 3x + 2 có một nghiệm bằng 1.?
Hoạt động 5.
BT 47 (SBT – 16):
- Chứng tỏ rằng nếu a – b + c = 0 thì x = - 1 là một nghiệm của đa thức ax2 + bx + c?
- Áp dụng tìm một nghiệm của đa thức x2 + 3x + 2 ?
-Vì f(-1) = a – b + c mà a – b + c = 0 (theo đề bài) nên f(-1) = 0 
=> x = - 1 là một nghiệm của đa thức ax2 + bx + c.
- Đa thức x2 + 3x + 2 có a – b + c = 1 – 3 + 2 = 0 nên đa thức x2 + 3x + 2 có một nghiệm bằng -1.?
	4. Củng cố:
- Để kiểm tra xem x = a có phải là nghiệm của đa thức P(x) không, ta làm như thế nào ?
- Để tìm nghiệm của đa thức P(x), ta làm như thế nào ? 
Tính P(a).
+ Nếu P(a) = 0 thì x = a là nghiệm của đa thức P(x).
+Nếu P(a)0 thì x = a không là nghiệm của đa thức P(x).
- Để tìm nghiệm của đa thức P(x) ta cho P(x) = 0 sau đó tìm x.
5. Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới
BTVN: 44, 45 (SBT – 16).
Chuẩn bị đề cương câu hỏi ôn tập chương IV. Làm các bài tập 57 – 65 SGK
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct 64- xg.doc