Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 7, 8, 9, 10: Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 7, 8, 9, 10: Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - HS nắm được 3 trường hợp bằng nhau của hai tam giác

2. Kỹ năng

 - Chứng minh và giải được các bài toán về sự bằng nhau của hia tam giác

3. Thái độ

 - Thích thú và yêu thích môn học

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: chuẩn bị kỹ giáo án

2. Học sinh: Ôn lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

 

docx 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 7, 8, 9, 10: Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/01/2010
Ngày giảng: 12/02/2010
19/01/2010
Tiết 7-8 -9- 10 : CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA HAI TAM GIÁC
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- HS nắm được 3 trường hợp bằng nhau của hai tam giác
2. Kỹ năng
	- Chứng minh và giải được các bài toán về sự bằng nhau của hia tam giác
3. Thái độ
	- Thích thú và yêu thích môn học
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: chuẩn bị kỹ giáo án
2. Học sinh: Ôn lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức (1')
	- Sĩ số
2. Bài mới
Hoạt động 1: Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác và phương pháp giải 
Mục tiêu: - HS nhắc lại được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác và lắm được phương pháp giải
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV Y/C HS nhắc lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
+ HS nhắc lại trường hợp bằng nhau (c.g.c; g.c.g; c.c.c)
- GV đưa ra phương pháp giải chung Y/C HS ghi và áp dụng 
1. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
a, Cạnh cạnh cạnh
b, Cạnh góc cạnh
c, Góc cạnh góc
2. Phương pháp giải
Bước 1: Xét xem hai đoạn thẳng (hay hai góc) đó là hai cạnh (hay hai góc thuọc hai tam giác nào)
Bước 2: Chứng minh hai tam giác đó bằng nhau
Bước 3: Suy ra cặp cạnh (hay cặp góc) tương ứng bằng nhau
- Để tạo ra được hai tam giác bằng nhau, có thể ta phải vẽ thêm đường phụ bằng nhiều cách
+ Nối hai điểm có sẽ trong hình để tạo ra một cạnh chung của hai tam giác
+ Trên một tia cho trước, đặt một đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng khác
+ Từ một điểm cho trước vẽ một đường thẳng song song với một đường thẳng
- Từ một điểm cho trước vẽ một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng
Hoạt động 2: Áp dụng
Mục tiêu: - HS vận dụng giải bài tập
- GV Y/C HS làm bài tập 1
Cho ∆ABC, A=60°. Phân giác BD, CE cắt nhau tại O. Chứng minh rằng:
a, ∆DOE cân
b, BE+CD=BC
- GV Y/C HS vẽ hình và ghi GT, KL
- GV Y.C HS vẽ thêm đường phụ
VẼ phân giác OF của tam giác BOC. 
- Y/C HS so sánh OF với OD và OE
- GV Y/C HS làm bài tập 2
Cho tam giác ABC. Vẽ ra ngoài tam giác này các tam giác vuông cân tại A là ABE và ACF
a, Chứng minh BF=CE và BF⊥CE
b, GỌi M là trung điểm của BC, Chứng minh rằng AM=12EF
- GV Y/C HS vẽ hình và ghi GT, KL
3. Bài tập
Bài 1
GT
∆ABC, A=60°
BD∩CE=O
KL
a, ∆DOE cân
b, BE+CD=BC
CM:
a, Ta có BOC=90°+A2
Suy ra BOC=120°
Vẽ phân giác của OF của BOC F∈BC ta được O1=O2=O3=O4=60°
∆BOE=∆BOF g.c.g⇒OE=OF và BE=BF
∆COD=∆COF g.c.g⇒OD=OF và CD=CF
Do đó OE=OD (vì cùng bằng OF)
 ⇒∆DOE là tam giác cân
b, Ta có BE+CD=BF+CF
hay BE+CD=BC
Bài 2
GT
∆ABC; ∆ABE A=90°
∆ACF (A=90°)
KL
a, BF=CE và BF⊥CE
b, AM=12EF
CM:
a, ∆ABF=∆ACE c.g.c⇒BF=CE và
B1=E1
Gọi O là và I là giao điểm của CE và BF với AB
Xét ∆AEI vuông tại A có
E1+I1=90°⇒B1+I2=90°
⇒BOI=90°⇒BF⊥CE
b, ∆ABC và ∆AEF có 2 cặp cạnh bằng nhau, góc xen giữa chung bù nhau nên trung tuyến
AM=12EF
Tiết 
Hoạt động của Thầy Và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV Y/C HS làm bài tập 3
Cho ∆ABC, các trung tuyến BD và CE. Trên tia BD lấy điểm M, trên tia CE lấy điểm N sao cho BD=12BM;CE=12CN.
Chứng minh răng BC=12MN
- GV Y/C HS ghi đề bài
Cho góc vuông xOy, điểm A trên tia Ox, điểm B trên tia Oy. Lấy điểm E trên tia đổi của tia Ox, điểm F trên tia Oy sao cho OE=OB;OF=OA
a, Chứng minh rằng AB=EF;và AB⊥EF
b, Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và EF. CMR: ∆OMN vuông cân
Bài 3
GT
∆ABC:BE=EA;CD=DA
BD=12BM;CE=12CN
KL
BC=12MN
CM:
a, ∆DMA=∆DBC c.g.c
⇒AM=BC và M=B1
⇒AM∥BC( vì có cặp góc sole trong bằng nhau) (1)
∆EAN=∆EBC c.g.c⇒AN=BC và N=C1⇒AN∥BC (vì có cặp góc sole trong bằng nhau) (2)
Từ (1) và (2) theo tiên đề ơclít suy ra
A, M, B thẳng hàng
Bài 4
GT
xOy=90°;A∈Ox;B∈Oy
OE=OB;OF=OA
MA=MB;NE=NF
KL
a, AB=EF;và AB⊥EF
b, ∆OMN vuông cân
CM:
a, ∆AOB=∆FOE c.g.c⇒AB=FE và A=F
Xét ∆FOE vuông tại O có E+F=90°
⇒E+A=90°⇒H=90°
Suy ra AB⊥EF
b, M là trung điểm của AB⇒BM=12AB
N là trung điểm của EF⇒EN=12EF mà AB=EF (chứng minh trên) nên BM=EN 1
Lại có E=B1⇒∆BOM=∆EON c.g.c
⇒OM=ON và O1=O2
Ta có O2+O3=90°⇒O1+O3=90°
⇒MON=90° (2)
Từ (1) và (2) suy ra ∆MON vuông cân
4. Hướng dẫn về nhà
	- BTVN: Cho biết ∆ABC=∆HIK và ∆ACB=∆HIK. Chứng minh rằng ∆ABC có hai góc bằng nhau

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 7-8; 9-10.docx