Giáo án môn Đại số lớp 7 - Trường THCS long tân

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Trường THCS long tân

I. MỤC TIÊU :

– HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

– HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.

II. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định :

2. Bài cũ : a. Tính 12.(31 + 15) bằng các cách khác nhau.

 b. Tính am . an ; am : an.

 

doc 82 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Trường THCS long tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 :	NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU :
– HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
– HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 	a. Tính 12.(31 + 15) bằng các cách khác nhau.
	b. Tính am . an ; am : an. 
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Xây dựng quy tắc.
– Cho HS làm ?1 theo nhóm. Cho 1 HS đại diện cho nhóm lên bảng thực hiện.
– Vậy để nhân một đơn thức với một đa thức, ta thực hiện như thế nào?
– Đại diện 1 HS của mỗi nhóm lên bảng thực hiện ?1 , các HS còn lại theo dõi – kiểm tra và nhận xét.
– Ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
1. Quy tắc :
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
HĐ 2 : Áp dụng .
– GV làm bài tập mẫu và hướng dẫn từng bước thực hiện cho HS nắm để vận dụng.
?2 Làm tính nhân :
?3 Hãy viết lại công thức tính diện tích hình thang đã học ở cấp 1?
– Đáy lớn, đáy bé, chiều cao của hình thang lần lượt bằng bao nhiêu?
– Vậy vận dụng công thức vào các dữ liệu đã cho, diện tích của hình thang được tính như thế nào?
– Với x = 3 ; y = 2 thì diện tích của hình thang có giá trị bằng bao nhiêu?
(Chú ý là HS có thể thay x; y vào công thức trên để tính hoặc tính riêng đáy lớn, đáy bé, chiều cao rồi tính diện tích)
– HS theo dõi.
– 1 HS lên bảng thực hiện tính nhân; các HS còn lại làm vào vở và kiểm tra kết quả trên bảng.
– Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé).cao
– Đáy lớn : 5x + 3
Đáy bé : 3x + y 
Chiều cao : 2y
– DT = (5x+3+3x+y).2y
2. Áp dụng :
VD : Làm tính nhân :
(–2x3).
G iải
Ta có (–2x3).
= (–2x3). x2+(–2x3).5x+(–2x3).
= –2x5 – 10x4 + x3.
?2 Làm tính nhân 
= 3x3y.6xy3 – x2.6xy3 + xy.6xy3
= 18x4y4 – 3x3y3 + x2y4.
?3 Diện tích hình thang là :
DT = [(5x + 3) + (3x + y)].2y
	= (8x + y +3).2y
	= 8xy + 3y + y2.
– Với x = 3 ; y = 2 ta có :
DT = 8xy + 3y + y2
	= 8.3.2 + 3.2 + 22 = 58 (m2)
4. Củng cố :
Hãy nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
* BT1/5 : Làm tính nhân
a. x2= x2.5x3 – x2.x – x2. = 5x5 – x3 – x2.
b. (3xy – x2 + y)x2y = 3xy.x2y – x2.x2y + y.x2y = 2x3y2 – x4y – x2y2.
c. (4x3 – 5xy + 2x)= 4x3.–5xy. + 2x.= –2x4y + x2y2– x2y.
* BT2/5 : Thực hiện tính nhân, rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức :
– Bài toán yêu cầu ta thực hiện những việc gì ?
– Để tính giá trị của biểu thức ta thực hiện như thế nào ?
a. x(x – y) + y(x + y)	tại x = –6 ; y = 8.
= x2 – xy + xy + y2
= x2 + y2.
Với x = –6 ; y = 8, biểu thức có giá trị là :
x2 + y2 = (–6)2 + 82 = 36 + 64 = 100.
* BT3/5 : Tìm x :
– Bài toán này khác với bài toán tìm x ta thường gặp ở điểm nào?
– Trước hết ta cần thực hiện các phép toán nào ?
a. 3x(12x – 4) – 9x(4x – 3) = 30
 36x2 – 12x – 36x2 + 27x = 30
 	15x = 30
	 x = 30 : 15
	 x = 2
* BT : Chứng tỏ giá trị biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến :
A = x(5x – 3) – x2(x – 1) + x(x2 – 6x) –10 + 3x
– Nhận thấy biểu thức A như thế nào ?
– Để việc tính toán được đơn giản, ta cần thực hiện điều gì trước ?
– Nhận xét gì về kết quả thu được sau khi thu gọn ?
– Vì sao biểu thức trên không phụ thuộc vào x ?
Ta có A = x(5x – 3) – x2(x – 1) + x(x2 – 6x) –10 + 3x
	= 5x2 – 3x – x3 + x2 +x3 – 6x2 – 10 + 3x
	= x3 + 5x2 + x2 – 6x2 – 3x + 3x – 10
	= 10.
Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc vào giá trị của biến x.
* BT4/5 : Hoạt động nhóm 
GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cùng nhau thảo luận và tìm phương án giải thích hợp lý nhất. Sau đó gọi 1 HS đại diện cho mỗi nhóm lên trình bày suy luận của nhóm mình.
Hướng dẫn : Nếu gọi x là số tuổi thì ta sẽ có biểu thức [(x + 5).2 – 10].5 = [2x + 10 – 10].5 = 10x
Như vậy phép toán trên cho kết quả lớn gấp 10 lần số tuổi của bạn, do đó ta chỉ cần bỏ số 0 ở cuối kết quả tìm được là ra số tuổi cần tìm.
5. Hướng dẫn về nhà :
Làm các bài tập 2b ; 3b ; 5 SGK /5+6 – BT 1 ; 3/3 SBT.
Tiết 2 :	NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU :
– HS nắm được quy tắc nhân đa thức với đa thức.
– HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 	
	a. Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
	b. Tính 3x(5x2 – 2x – 1).
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Xây dựng quy tắc.
– Ta có thể xem một đa thức là một tổng các đơn thức. Vậy khi nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân như thế nào? Ta cùng nhau thực hiện VD trong SGK để tìm ra câu trả lời.
– GV thực hiện và hướng dẫn HS nhân đa thức với đa thức.
– Vậy để nhân một đa thức với một đa thức, ta thực hiện như thế nào?
– Nhận thấy kết quả của phép nhân hai đa thức cũng là một đa thức. 
– Cho HS vận dụng tự giải ?1 . GV kiểm tra và sửa chữa.
– Cho HS đọc phần chú ý của SGK.
– Khi thực hiện phép nhân đa thức, ta có thể thực hiện phép nhân theo hàng ngang hoặc cột dọc như nhân các số tự nhiên.
– Ta tách các hạng tử của đa thức thứ nhất thành các đơn thức để nhân với đa thức thứ hai rồi cộng các tích lại với nhau.
– Ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
1. Quy tắc :
VD: Nhân đa thức x – 2 với đa thức 6x2 – 5x + 1.
G iải
(x – 2)(6x2 – 5x + 1)
= x(6x2 – 5x + 1) – 2(6x2 – 5x + 1)
= 6x3 – 5x2 + x – 12x2 + 10x – 2
= 6x3 – 17x2 +11x – 2.
Q uy tắc :
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
?1 (x3 – 2x – 6) 
= xy(x3 – 2x – 6) – 1(x3 – 2x – 6)
= x4y – x2y – 3xy – x3 + 2x + 6
= x4y – x3 – x2y – 3xy + 2x + 6
HĐ 2 : Áp dụng .
– Gọi 2 HS lên bảng trình bày theo 2 cách khác nhau.
– Có nhận xét gì về 2 cách trình bày trên bảng? Ta nên chọn cách nào? Vì sao?
– Đối với bài (b) , khi nhân phép tính cột dọc sẽ phức tạp hơn. Khi đó GV nhấn mạnh cho HS cách trình bày cột dọc chỉ nên áp dụng cho các đa thức 1 biến đã sắp xếp. Bình thường, chúng ta nên chọn cách trình bày thứ nhất.
– Hãy nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật ?
– Cho HS thực hiện thay số theo nhiều phương án khác nhau (thay số trực tiếp vào công thức diện tích) hoặc thay số vào 2 kích thước rồi tính và cho HS nhận xét cách tính tốt nhất.
– HS lên bảng thực hiện, các HS còn lại làm vào vở và kiểm tra kết quả.
– DT = dài . rộng
– HS thay số và thực hiện phép tính.
2. Áp dụng :
?2 a. (x + 3)(x2 + 3x –5)
= x3 + 3x2 – 5x + 3x2 + 9x – 15.
= x3 + 6x2 + 4x –15.
b. (xy – 1)(xy + 5)
= x2y2 + 5xy – xy – 5.
= x2y2 + 4xy – 5.
?3 Diện tích của hình chữ nhật là :
(2x + y)(2x – y) =
= 4x2 – 2xy + 2xy – y2
= 4x2– y2
Với x = 2,5 = ; y = 1 thì diện tích hình chữ nhật là :
4x2– y2=4– 12= 25 – 1 =24(m2)
4. Củng cố :
Hãy nhắc lại quy tắc nhân đa thức với đa thức.
* BT7/8 SGK :
a. (x2 – 2x + 1)(x – 1) = x.(x2 – 2x + 1) – 1(x2 – 2x + 1) = x3 – 2x2 + x – x2 + 2x – 1 = x3 – 3x2 + 3x
b. (x3 – 2x2 + x – 1)(5 – x) = 5. (x3 – 2x2 + x – 1) – x. (x3 – 2x2 + x – 1)
= 5x3 – 10x2 + 5x – 5 – x4 + 2x3 – x2 + x
= –x4 + 7x3 – 11x2 + 6x – 5.
– Cho HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 bài toán.
– Vậy để bài toán sau giống với bài trên, ta thực hiện biến đổi như thế nào?
Kết quả của phép nhân (x3 – 2x2 + x – 1)(x – 5) là :
(x3 – 2x2 + x – 1)(x – 5) = –(x3 – 2x2 + x – 1)(5 – x) = –(–x4 + 7x3 – 11x2 + 6x – 5) 
= x4 – 7x3 + 11x2 – 6x + 5.
* BT9/4 SBT :
 Yêu cầu HS đọc đề.
– Nếu a chia 3 dư 1 thì a có dạng như thế nào?
– Nếu b chia 3 dư 2 thì b có dạng như thế nào?
– Vậy tích của ab sẽ như thế nào?
– Nhận xét gì về tính chia hết cho 3 của các số hạng trong đa thức tích ab?
– Vậy ab chia 3 được số dư là bao nhiêu?
a = 3m + 1
b = 3n + 2
a.b = (3m + 1)(3n + 2) = 3m(3n + 2) + 1(3n + 2)
= 9mn + 6m + 3n + 2 = (9mn + 3m + 3n) +2
Vì Þ (9mn + 3m + 3n) +2 chia 3 dư 2
Hay a.b chia 3 dư 2.
5. Hướng dẫn về nhà :
Làm các bài tập 8; 9 SGK /8.
Tiết 3 :	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
– Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
– HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 	
	a. Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, quy tắc nhân đa thức với đa thức.
	b. Tính (3x + 4)(5x2 – 2x – 1).
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Giải bài tập 10/8 SGK.
– Để giải bài toán này ta cần thực hiện công việc gì?
– Hãy nhắc lại quy tắc nhân đa thức với đa thức?
– GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính nhân.
– Nhân đa thức với đa thức.
– HS phát biểu quy tắc.
– Các HS làm bài tập vào vở và kiểm tra bài làm của HS trên bảng. 
* BT10/8 SGK
a.
= x3 – 5x2 – x2 + 10x + x – 15
= x3 – 6x2 + x – 15
b. (x2 – 2xy + y2)(x – y)
= x3 – x2y – 2x2y + 2xy2 + xy2 – y3
= x3 – 3x2y + 3xy2 – y3.
HĐ 2 : Giải bài tập 13/9 SGK.
– Phương pháp chung để giải toán tìm x là như thế nào ?
– Bài toán tìm x này khác với các bài toán tìm x mà ta đã học điều gì ?
– Vậy để tìm x ta phải thực hiện các phép toán gì?
– GV gọi HS lên bảng thực hiện nhân đa thức và tìm x.
– Đưa các hạng tử có chứa x về 1 vế, đưa các hạng tử còn lại sang vế bên kia.
– x nằm trong nhiều đa thức và bài toán có nhiều phép toán nhân và cộng xen kẽ nhau.
– Nhân đa thức với đa thức.
– HS lên bảng thực hiện, các HS còn lại làm vào vở và kiểm tra kết quả.
* BT13/9 SGK
(12x–5)(4x–1) + (3x–7)(1–16x) = 81
48x2–12x–20x+5+3x–48x2–7+112x=81
 83x – 2 = 81
 83x = 81 + 2
 x = 83 : 83
 x = 1
HĐ 3 : 
– Cho HS ghi đề và suy nghĩ cách giải.
– Phương pháp chung để giải dạng toán “chứng minh” như thế nào?
– Thông thường ta chọn vế nào để biến đổi trước?
– Vậy với bài toán này ta xuất phát từ vế nào? Vì sao?
– Thực hiện biến đổi sao cho vế này b ... 62
Tiết 34 :	 ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU :
	– Học sinh củng cố vững chắc các khái niệm đã học ở chương II và hiểu được mối liên quan giữa các kiến thức.
	+ Phân thức đại số
	+ Hai phân thức bằng nhau
	+ Phân thức đối
	+ Phân thức nghịch đảo
	+ Biểu thức hữu tỉ
	+ Tìm điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác địnhh
	– Tiếp tục rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về 4 phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân thức.
	– Biến đổi biểu thức hữu tỉ.
	– Nắm chắc quy trình tìm giá trị của 1 biểu thức.
	– Rèn luyện kỹ năng trình bày bài.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Ôn tập :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
* Hoạt động 1 : (ôn lại khái niệm và các tính chất của phân thức đại số)
Câu 1 : Cho 1 ví dụ về phân thức đại số ?
– Phân thức đại số là gì ?
– Một đa thức có phải là phân thức đại số không ?
– Câu 2 : Hai phân thức
 và 
có bằng nhau không ? Tại sao ?
– Nhắc lại định nghĩa 2 phân thức đại số bằng nhau ?
Câu 3 : nêu tính chất cơ bản của phân thức dưới dạng công thức 
– Giải thích tại sao :
Câu 4 : Nhắc lại quy tắc rút gọn phân thức. Rút gọn phân thức 
Câu 5 : “Muốn quy đồng mẫu thức của nhiều phân thức có mẫu thức khác nhau ta có thể làm như thế nào ?
– Hãy quy đồng mẫu của hai phân thức sau
 và ”
Câu 6 : “Tính chất cơ bản của phân thức, rút gọn phân thức, quy đồng mẫu các phân thức liên quan gì với nhau
– Quy đồng mẫu các phân thức có liên quan gì đến phép tính cộng, trừ phân thức ?”
* Hoạt động 2 : (Cộng trừ phân thức)
Câu 7 : nêu quy tắc cộng 2 phân thức cùng mẫu. Áp dụng tính : 
– Nêu quy tắc cộng 2 phân thức không cùng mẫu :
Câu 8 : Tìm phân thức đối của các phân thức :
– Thế nào là 2 phân thức đối nhau ?
– Giải thích tại sao 
Câu 9 : Phát biểu quy tắc trừ 2 phân thức :
– Áp dụng : Tính
* Hoạt động 3 : (Nhân chia phân thức)
Câu 10 : Nêu quy tắc nhân 2 phân thức. Thực hiện phép tính :
Câu 11 : Nêu quy tắc chia 2 phân thức đại số. Thực hiện phép tính :
Câu 12 : Tìm điều kiện của x để giá trị được xác định
Hướng dẫn về nhà 
– Ôn tập về cộng trừ, nhân, chia phân thức
– Làm bài tập 58c, 59a, 60
– Gọi 1 học sinh lên trả bài.
– Gọi 1 học sinh lên trả bài.
– Gọi 1 học sinh lên trả bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
– Gọi 1 học sinh lên trả lời bài
 vì 
=
=
5/ 
x2 – 2x +1 = (1 – x)2
5 – 5x2 = 5(1–x)(1+x)
MTC : 5(1 – x)2 (1+x)
= 
= 
= 
Câu 10 :
= 
=
= 
= 
= 
Câu 12 : ta có :
4x2 – 1 ≠ 0 khi 
(2x + 1)(2x – 1) ≠ 0
2x + 1 ≠ 0 và 2x – 1 ≠ 0
x ≠ –và x ≠ 
Vậy điều kiện để giá trị của phân thức được xác định là :
 x ≠ –và x ≠ 
Tiết 35 :	 ÔN TẬP CHƯƠNG II (tt)
I. MỤC TIÊU :
	– Học sinh củng cố vững chắc các khái niệm đã học ở chương II và hiểu được mối liên quan giữa các kiến thức.
	+ Phân thức đại số
	+ Hai phân thức bằng nhau
	+ Phân thức đối
	+ Phân thức nghịch đảo
	+ Biểu thức hữu tỉ
	+ Tìm điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác định
	– Tiếp tục rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về 4 phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân thức.
	– Biến đổi biểu thức hữu tỉ.
	– Nắm chắc quy trình tìm giá trị của 1 biểu thức.
	– Rèn luyện kỹ năng trình bày bài.
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Ôn tập :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
* Hoạt động 1 : Chữa bài tập 58c
– Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài tập
– Giáo viên yêu cầu phân tích bài toán rồi trình bày hướng giải trước khi chữa bài tập.
+ Đối với học sinh yếu, trung bình giáo viên hướng dẫn các em thực hiện theo từng bước.
+ Nêu cách thử
* Hoạt động 2 : Bài 59a
– Gọi 1 học sinh lên bảng.
– Yêu cầu học sinh trình bài hướng giải
* Hoạt động 3 : Sửa bài tập 60
– Cho học sinh trình bày hướng giải của câu a
– Học sinh phân tích
+ Phép trừ 1 phân thức cho 1 biểu thức hữu tỉ
+ Biến đổi biểu thức hữu tỉ thành phân thức
+ Tính hiệu
– Học sinh trình bày hướng giải :
+ Thực hiện phép tính trong ngoặc rồi thực hiện phép nhân. Hoặc: 
+ Sử dụng phân phối giữa phép nhân và phép cộng 
+ Sử dụng phép trừ
– Học sinh thảo luận nhóm trả lời.
Thay x bởi một giá trị làm cho giá trị của các mẫu của biểu thức đầu khác 0, nếu giá trị của biến thức đầu và biểu thức rút gọn bằng nhau thì việc biến đổi có khả năng đúng; ngược lại thì việc biến đổi chắc chắn sai
– Học sinh thảo luận ở nhóm.
+ Tìm điều kiện của x để giá trị của được xác định
Bài tập 58c.
= 
= 
= 
= 
= 
= 
= 
Do đó :
= 
= 
= 
= 
Giá trị của x để giá trị của biểu thức :
được xác định là :
2x – 2 ≠ 0, x2 – 1 ≠ 0 và 
2x + 2 ≠ 0
4. Hướng dẫn về nhà 
– Ôn và xem lại toàn bộ kiến thức trong chương II.
– Xem và giải lại các dạng toán đã học trong chương II.
– Chuyển bị tiết sau kiểm tra chương II
Tiết 36 :	 KIỂM TRA CHƯƠNG II
 Tiết 37 :	 ÔN TẬP ĐẠI SỐ
I. MỤC TIÊU :
	– Học sinh củng cố các kiến thức đã được học trong HK1
II. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Ôn tập :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1 : Giải BT1
– GV cho HS chép đề bài vào vở.
– Ta đã học bao nhiêu phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử?
– Trong các phương pháp trên, thứ tự ưu tiên là như thế nào?
– Hãy vận dụng các phương pháp trên để phân tích các đa thức trên thành nhân tử một cách hợp lý.
– Cho HS làm BT theo nhóm. Cho 1 HS đại diện cho nhóm lên bảng thực hiện.
– Phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử dùng phương pháp đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử, tách hạng tử và thêm bớt hạng tử.
– Thứ tự ưu tiên là : phương pháp đặt nhân tử chung à dùng hằng đẳng thức à nhóm hạng tử à tách hạng tử và thêm bớt hạng tử.
– Đại diện 1 HS của mỗi nhóm lên bảng thực hiện, các HS còn lại theo dõi – kiểm tra và nhận xét.
Bài 01 : 	Phân tích các đa thức sau thành nhân tử :
a. 	36 – 4a2 + 20ab – 25b2.
b. 	x4 – x3 – x + 1.	
c. 	3x(x – 2y) + 6y(2y – x).
d. 	2x2 – 4xy + 2y2 – 18.
e. 	x2 – 6x – 16.
f.	(a + b)3 – (a – b)3
g. 	(x3 + x2) + 4x2 + 8x + 4.
h. 	x3 – 8x2 + 12x.
i.	64a4 + b8.
j.	2x(y – z) + (z – y)(x + y).
Giải :
a. 36 – 4a2 + 20ab – 25b2.
= 62 – (2a – 5b)2
= (6 – 2a + 5b)(6 + 2a – 5b)
b. x4 – x3 – x + 1
= x3(x – 1) – (x – 1)
= (x – 1)(x3 – 1)
= (x – 1)(x – 1)(x2 + x + 1)
= (x – 1)2(x2 + x + 1)
c. 3x(x – 2y) + 6y(2y – x)
= 3x(x – 2y) – 6y(x – 2y).
= 3(x – 2y)(x – 2y)
= 3(x – 2y)2
d. 2x2 – 4xy + 2y2 – 18
= 2(x2 – 2xy + y2 – 9)
= 2[(x – y)2 – 32]
= 2(x – y – 3)(x – y + 3)
e. x2 – 6x – 16.
= x2 + 2x – 8x – 16
= x(x + 2) – 8(x + 2)
= (x – 8)(x + 2)
HĐ 2 : Giải BT2 .
– Để giải dạng toán này, ta cần vận dụng tính chất nào ?
– Làm sao biến đổi các biểu thức trên về dạng A.B = 0 ?
– Hãy vận dụng các kiến thức đã học để giải bài toán
– GV chú ý HS về quy tắc đổi dấu khi đặt nhân tử chung có dẫu «– » trước các ngoặc.
– Nếu A.B = 0 thì hoặc A = 0, hoặc B = 0.
– Áp dụng Phân tích đa thức thành nhân tử.
– HS giải toán.
Bài 02 : 	Tìm x biết :
a. 2x(3x + 2) – 6x – 4 = 0.
b. 2x2 + 4x + 2 – (x2 + x) = 0.
Giải :
a. 2x(3x + 2) – 6x – 4 = 0
2x(3x + 2) – 2(3x + 2) = 0
2(3x + 2)(x – 1) = 0
b. 2x2 + 4x + 2 – (x2 + x) = 0
2(x2 + 2x + 1) – x(x + 1) = 0
2(x + 1)2 – x(x + 1) = 0
(x + 1)[2(x + 1) – x] = 0
(x + 1)(x + 2) = 0
HĐ 3 : Giải BT3 .
– Để giải dạng toán này, ta cần vận dụng như thế nào ?
– Để biến đổi biểu thức trên thành tích, ta vận dụng kiến thức nào ?
– Bài toán này ta cần xuất hiện nhân tử nào ?
– Biến đổi biểu thức đã cho thành một tích mà tích đó có thứa thừa số là số cần chia hết
– Áp dụng phân tích đa thức thành nhân tử.
– Ta cần xuất hiện nhân tử 4
Bài 03 : Chứng minh rằng 
(2n + 1)2 – 1 chia hết cho 4 với mọi giá trị của n.
Giải :
Ta có (2n + 1)2 – 1 
= (2n + 1 – 1)( 2n + 1 + 1)
= 2n(2n + 2)
= 2n.2(n + 1)
= 4n(n + 1) 4 (vì tích có chứa thừa số 4)
Vậy (2n + 1)2 – 1 chia hết cho 4 với mọi giá trị của n.
HĐ 4 : Giải BT4 .
– GV cho HS chép đề bài vào vở
– Nhắc lại quy tắc rút gọn phân thức?
– Hãy phân tích các tử và mẫu thành nhân tử để tìm nhân tử chung.
– Để rút gọn phân thức ta phân tích cả tử và mẫu thành nhân tử rồi rút gọn cho nhân tử chung.
Bài 04 : 	Rút gọn các phân thức :
a. 
b. 
c. 
Giải :
a. 
= 
=
= 
= 
b. 
= 
= 
=
= 
HĐ 5 : Giải BT5 .
– GV cho HS chép đề bài vào vở
– Nhắc lại quy tắc chia hai đa thức đã sắp xếp ?
– Gọi 1 HS lên bảng chia hai đa thức để tìm dư, các HS khác làm vào vở.
– Như thế nào là phép chia hết, như thế nào là phép chia có dư ?
– Vậy để tìm giá trị của a ta làm như thế nào ?
– HS nhắc lại quy tắc chia hai đa thức đã sắp xếp.
– HS làm tính chia
– Phép chia hết là phép chia có dư bằng 0, phép chia có dư là phép chia có dư khác 0
– Cho phần dư bằng 0 rồi tìm a
Bài 05 : Tìm giá trị của a để đa thức 2x3 – 3x2 + 4x + 1 +a chia hết cho đa thức 2x + 1.
Giải :
2x3 – 3x2 + 4x + 1 +a 
2x + 1
2x3 + x2
 –4x2 + 4x
 –4x2 – 2x
 6x + 1 + a
 6x + 3
 a – 2
x2– 2x +3
Để có phép chia hết thì dư phải bằng 0
Suy ra a – 2 = 0 à a = 2
Vậy với a = 2 thì đa thức 2x3 – 3x2 + 4x + 1 +a chia hết cho đa thức 2x + 1.
4. Hướng dẫn về nhà 
– Ôn và xem lại toàn bộ kiến thức trong HK1.
– Xem và giải lại các dạng toán đã học trong HK1.
– Chuyển bị tiết sau kiểm tra HK1
Tiết 39 :	 KIỂM TRA HỌC KỲ 1

Tài liệu đính kèm:

  • docdai so 8 3cot.doc