Giáo án môn Địa lí Lớp 7 theo phương pháp mới - Chương trình cả năm

Giáo án môn Địa lí Lớp 7 theo phương pháp mới - Chương trình cả năm

1. Kiến thức: Có những hiểu biết về:

- Dân số và tháp tuổi.

- Tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó.

- Bùng nổ dân số và hậu quả của nó đặc biệt đối với môi trường, biện pháp khắc phục.

2. Kĩ năng

- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.

- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ tháp tuổi và biểu đồ dân số thế giới.

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp tuổi.

3. Thái độ, hành vi

- Ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triể̉n năng lực

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ

 

docx 194 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 27Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 7 theo phương pháp mới - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/2018
Ngày dạy: 06/9/2018
Tuần 1
Tiết 1
Bài 1 : DÂN SỐ


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Có những hiểu biết về:
- Dân số và tháp tuổi. 
- Tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó.
- Bùng nổ dân số và hậu quả của nó đặc biệt đối với môi trường, biện pháp khắc phục.
2. Kĩ năng 
- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số. 
- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ tháp tuổi và biểu đồ dân số thế giới.
- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp tuổi. 
3. Thái độ, hành vi
- Ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 
4. Định hướng phát triể̉n năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ
* Lưu ý: Mục 3 "Sự bùng nổ dân số": từ dòng 9-12 SGK không dạy (giảm tải).
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Đối với giáo viên 
- H1.1, H1.2/sgk phóng to 
- Bảng phụ ghi nội dung trò chơi nhỏ
- Tranh sưu tầm về nạn đói, bùng nổ dân số,... 
 2. Đối với học sinh 
- Sách, vở, bảng nhóm.
- Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4 phút)
GV giới thiệu sơ lược về chương trình Địa lí 7 và giới thiệu bao quát về nội dung phần "Thành phần nhân văn của môi trường".
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về dân số, nguồn lao động qua tháp tuổi và điều tra dân số (9 phút)
1. Mục tiêu: HS có hiểu biết về dân số, nguồn lao động. Biết khai thác kiến thức và phân biệt các tháp tuổi thông qua biểu đồ.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng KT học tập hợp tác 
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm cặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
- GV giới thiệu bảng thuật ngữ, cho HS đọc thuật ngữ “dân số”. GV giới thiệu vài số liệu nói về dân số 
+ TG hiện nay gần 7.6 tỉ người.
+ Năm 2018 nước ta có khoảng >96 triệu người 
(theo thống kê Liên Hiệp Quốc)
Bước 1: 
- GV giới thiệu 2 tháp tuổi về cấu tạo, màu sắc thể hiện của 3 nhóm tuổi 
- GV hướng dẫn HS dựa vào H1.1 trao đổi theo nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi: 
+ Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai, gái ? 
+ So sánh hình dạng 2 tháp tuổi (đáy, thân ) 
+ Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: GV ghi bảng phụ, đánh giá và chuẩn xác kiến thức - Từ 2 tháp GV dẫn dắt HS đến những hiểu biết về tháp tuổi 
+ Biểu hiện dân số của một địa phương 
+ Các độ tuổi, nam-nữ, số người dưới - trong - trên tuổi lao động 
+ Nguồn lao động hiện tại và tương lai 
+ Dân số già hay trẻ 
1. Dân số, nguồn lao động
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động ... của một địa phương, một quốc gia .
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số (giới tính, độ tuổi, nguồn lao động...) 

GV chuyển ý
* HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu tình hình gia tăng dân số trên thế giới thông qua khai thác biểu đồ dân số (12 phút)
1. Mục tiêu: HS biết tình hình gia tăng dân số trên thế giới thông qua khai thác biểu đồ dân số, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng thảo luận nhóm, tranh ảnh, SGK,KT học tập hợp tác 
3. Hình thức tổ chức: Nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
 - GV cho HS đọc các thuật ngữ: tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, gia tăng dân số 
- GV giới thiệu cách tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới
Bước 1:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, biểu đồ H1.2 trao đổi và trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1, 2, 3: Dân số thế giới tăng chậm trong khoảng thời gian nào? Vì sao ? 
+ Nhóm 4, 5, 6: Dân số thế giới tăng nhanh từ năm nào? Tăng vọt từ năm nào? Giải thích nguyên nhân từ các hiện tượng trên ?
Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.
Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- GV giải thích thêm và rút ra kết luận :
Sau 1950 một số nước kém phát triển ở Châu Á –Phi – Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. 
* GV kết luận: Dân số thế giới tăng nhanh ở các thế kỉ XIX- XX 
2.Tình hình gia tăng dân số thế giới
- Dân số thế giới tăng chậm chạp ở nhiều thế kỉ trước do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh.
- Dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến nay nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, y tế .

 GV chuyển ý 
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về Bùng nổ dân số: nguyên nhân, hậu quả, cách giải quyết (12 phút)
1. Mục tiêu: HS có hiểu biết về bùng nổ dân số và hậu quả của nó, biện pháp khắc phục.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, videoKT tự học ,tự hợp tác
3. Hình thức tổ chức: cá nhân - cặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS xem một số tranh về bùng nổ dân số ở Châu Phi, nạn đói,.. đọc thông tin mục 3, lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Bùng nổ dân số là gì? Xảy ra khi nào ? 
- Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ?
 - Hậu quả bùng nổ dân số? Theo em thấy, ở địa phương giữa 2 gia đình có mức thu nhập như nhau, 1 gia đình 2 con và gia đình 4 con thì có sự khác nhau về mức sống như thế nào? 
- Biện pháp khắc phục, liên hệ địa phương?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn cùng bàn để hoàn thành nội dung
GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc, các bạn khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức.

3. Sự bùng nổ dân số
- Dân số tăng nhanh và đột biến (tỉ lệ gia tăng dân số >2.1%) -> bùng nổ dân số.
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số diễn ra ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
+ Nguyên nhân: do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
+ Hậu quả: Tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội,...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Nhóm - Chơi trò chơi nhỏ -6 phút) 
Bước 1: GV phổ biển thể lệ trò chơi:
- Có 2 gói các cụm từ có trong bài học, mỗi gói 3 cụm từ.
 + Gói 1: bùng nổ dân số; hơn 7,6 tỉ người; thất nghiệp.
 + Gói 2: tháp tuổi;96 triệu người; ô nhiễm môi trường.
- Cử 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS (Lần lượt)
- Trong vòng 2 phút 1 hs diễn tả bằng hình thể, bằng lời nhưng không được nhắc đến từ có trong đáp án.
- Hết thời gian cho mỗi đội, đội nào diễn tả được nhiều hơn, ít thời gian hơn sẽ giành chiến thắng.
- Bước 2: GV tổ chức trò chơi.
- Bước 3: Tổng kết, khen thưởng cho HS
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (2 phút) 
 - GV hướng dẫn : 
+ Thực hiện bài tập 2/SGK/trang 6
+ Về nhà : Sưu tầm tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.
Tuần: 1
Tiết: 2
Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ -CÁC CHỦNG TỘC TRÊN
THẾ GIỚI
NS: 
NG: 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt được
1.Kiến thức
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it và Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể(màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
2.Kĩ năng
- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư Tg, Phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên Tg và ở châu Á
3. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức tôn trọng , đòan kết các dân tộc trên thế giới. 
4. Định hướng năng lực được hình thành 
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Bản đồ phân bố dân số thế giới hay dân cư châu Á
- Tranh ảnh 3 chủng tộc chính. Bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3’
1. Mục tiêu
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về sự phân bố dân cư và các chủng tộc trênTG, sử dụng kĩ năng đọc lược đồ, tranh ảnh về nơi dân đông, dân thưa và tranh ảnh về các màu da để nhận biết sự phân bố dân cư cũng như sự khác nhau giữa các chủng tộc.
=> Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết để kết nối với bài học ...
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về dân cư và màu da
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết: 
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 HOẠT ĐỘNG 1. Dân cư trên thế giới phân bố như thế nào? (Thời gian: 20’)
1. Mục tiêu
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG.
- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư Tg, Phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên Tg và ở châu Á
- Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK KT học tập hợp tác 
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân/ cặp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung Ghi bảng
Hoạt động : Cá nhân
Bước 1: GV giới thiệu và phân biệt 2 thuật ngữ”dân số “và “dân cư”.
- Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể.
- Dân cư là tất cả những người sinh sống trên một lãnh thổ, được định lượng bằng mật độ dân số.
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số”.
Bước 3: Áp dụng hiểu biết về mật độ dân số, tính mật độ dân số bài tập 2/9 sgk.
- GV dùng bảng phụ ghi bài tập, gọi HS tính mật độ dân số năm 2001 của nước sau:
Tên nước
Diện tích(k)
Dân số(tr.ng)
Mật độ(ng/km2)
-Việt Nam
-Tr/Quốc.
-Inđônêxia
330.991
9.579.000
1.919.000
78,7
1273,3
206,1
238
133
107

Công thức: Mật độ dân số = Số dân
 Diện tích.
Áp dụng tính mật độ dân số năm 2002 b ... ..............................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CÂU HỎI TRĂC NGHIÊM BÀI 59
Tên chủ đê
Nhận biết
 Thông Hiểu
Vân dung
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài 59
KHU VUC ĐÔNG ÂU
Nêu được các khái niệm diện tích độ cao, băng hà, sông ngòi
Hiểu Được khí hậu, sông ngòi, thực vật rùng và thảo nguyên
Phân tích được tài nguyên, khoáng sản,rừng, đất đai..
Chứng minh ngành công nghệp,trử lượng, phương án khai thác như thế nào?

Đề kiểm tra 10 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Bề mặt diện tích có hình dạng gi?
Bằng phẳng.
Đồi Núi.
Lượn sóng.
Băng hà.
Câu 2: Mặt đất cao bao nhiêu mét
100- 200m.
300- 400m.
500-600m.
700-800m.
Câu 3: Ven biển Ca-xpi có dãi đất thấp hơn đại dương là
26 m.
27m.
28m.
29m.
 Câu 4: Đông Âu có kiểu môi trường khí hậu nào?
Ôn đới Hải dương.	B. Ôn đới lục địa.
C. Ôn đới Hoang mạc.	D. Ôn đới Sa mạc.
Câu 5: Sơ đồ thảm thực vật khu vực Đông Âu từ Bắc xuống Nam là
đồng rêu,rừng lá kim,rừng hôn giao, rừng lá rộng,thao nguyên
thao nguyên đồng rêu,rừng lá kim,rừng hôn giao, rừng lá rộng
rừng lá kim, đồng rêu, rừng hôn giao, rừng lá rộng,thao nguyên
rừng lá rộng,đồng rêu,rừng lá kim,rừng hôn giao, thao nguyên
Câu 6: Rừng Lá kim thuộc đới khí hậu nào?
Đới nóng, đới lạnh	B. Đới Lạnh, đới ôn hòa
C. Đới ôn hòa, đới nóng	D. Đói hoang mạc, Đới ôn hòa
 Câu 7: Các koáng có trữ lượng lớn tập trung ở đâu?
BaLan, Đức	B. Thủy Điển, Phân Lan
C. U-crai-na, Phần Lan.	D, Liên ban Nga, U-crai-na
Câu 8: Đồng bằng Đông Âu rộng khoàng bao nhiêu kilomet?
200.000kilomet.
3000.000kilomet.
4000.kilomet.
5000.000kilomet.
Câu : Phương án nào dưới đây không phải là lý do để khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí và tiết kiệm?
A. Để hình thành phải mất hàng vạn, hàng triệu năm.
B. Tài nguyên khoáng sản là vô tận, rất dễ phục hồi. 
C. Giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.
D. Có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.
Câu 10: Tại sao ngành công nghiệp Đông Âu lai gặp khó khăn?
Không đổi mới công nghệ.
Bi lừa đảo cộng nghệ.
Không Phối hợp công nghệ.
Chậm đổi mới công nghệ.
Tuần: 36 Ngày soạn: 22/5/2019
Tiết : 69 Ngày dạy: 24/5/2019
 BÀI 60: LIÊN MINH CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được sự hình thành và mở rộng của liên minh châu Âu về lãnh thổ, về các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Liên minh châu Âu là mô hình toàn diện nhất, một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
 2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ sgk.
 3. Thái độ: 
 Ý thức được vai trò của sự hợp tác trong đời sống kinh tế.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Máy vi tính, projector, bảng phụ.
- Các phần mền trong ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm Photo story, phần mềm cắt và ghép phim...
- Lược đồ khí hậu châu Âu.
- Các bài tập trắc nghiệm.
- Cây chỉ bản đồ.
2. Học sinh: 
- Nghiên cứu trước nội dung bài học.
- Vở, sách giáo khoa. 
- Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông, giấy A3, bút màu.
- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ôn định tổ chức, điểm danh: 1 phút
2.Kiểm tra bài cũ: trong quá trình học bài mới 
3. Tình huống xuất phát: ( 3 phút)
1. Mục tiêu: giới thiệu bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh 
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng KT học tập hợp tác 
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm cặp
 Các bước hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Quan sát các hình ảnh em hãy cho biết những hình ảnh sau đây có liên quan đến tổ chức nào ?
- Bước 2: HS quan sát hình ảnh để trả lời
- Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
4. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 1: 22 phút.
1. Mục tiêu: 
- Biết được sự hình thành và mở rộng của liên minh châu Âu (cả lớp) 22 phút.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: : Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; PP trực quan-khai thác tranh ảnh, PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm ,KT đặt câu hỏi 	
3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
Hoạt động của giáo viên 

Hoạt động của học sinh

NỘI DUNG
* Bước 1: (GVyêu cầu học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Cho biết diện tích của liên minh châu Âu?
- Dân số của liên minh châu Âu?
* Bước 2: 
GV Chốt ý và giới thiệu sự mở rộng của liên minh châu Âu qua từng giai đoạn?
- 25/3/1957: Thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu, mở ra thị trường rộng lớn, áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại -> hiệu quả cao
- 1/11/1993: Cộng đồng kinh tế châu Âu trở thành liên minh châu Âu? Quan sát H60.1 nêu sự mở rộng của liên minh châu Âu qua các giai đoạn
GV: Giới thiệu sự ra đời của liên minh châu Âu
- 18/4/1951: Hiệp ước thành lập cộng đồng châu Âu về than, thép gồm: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà lan, Lúc - xem - bua

Đọc sgk
trả lời
trả lời
Ghi bài và lắng nghe
1. Sự mở rộng liên minh châu Âu.
- Diện tích: 4.381.376km² (2017).
- Dân số: 512 triệu người(1.1.2017) 
Danh sách 28 quốc gia thành viên của liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập:
- 1957: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý
-1973: Anh (chuẩn bị ra đi sau trưng cầu dân ý ngày 24/6/2016), Đan Mạch (chuẩn bị tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU), Ireland
- 1981: Hy Lạp
-1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
-1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 1/5/2004: Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia
- Ngày 1/1/2007: Bulgaria, Romania
-1/7/2013: Croatia
Hoạt động 2: (10 phút.)
1. Mục tiêu: 
- Hiểu được vì sao liên minh châu Âu là một mô hình toàn diện nhất 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: : Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
 PP trực quan-khai thác tranh ảnh, Đặt câu hỏi; học tập hợp tác	
3. Hình thức tổ chức: cặp nhóm
* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho hs:
- Tại sao nói liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới hiện nay?
- Chính trị có cơ quan gì?
- Kinh tế có chính sách gì?
- Văn hóa - Xã hội chú trọng vấn đề gì?
- Xã hội quan tâm đến vấn đề gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung.
 GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm 
việc.
Bước 4.Giáo viên chốt ý và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam về vấn đề: quốc tịch, tôn giáo, dân tộc và đa dạng về văn hoá.
Trả lời
Trả lời
Lắng nghe ,

2. Liên minh châu Âu một mô hình toàn diện nhất trên thế giới.
Có cơ cấu tổ chức cao nhất, toàn diện
- Chính trị: Cơ quan lập pháp là nghị viện châu Âu.
- Kinh tế: Chính sách chung, hệ thống tiền tệ chung (ơ rô), tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
- Văn hóa: Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ .
- Xã hội: Tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo lao động có tay nghề cao.

Hoạt động 3: (10 phút.)
1. Mục tiêu: 
- Biết được liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: : Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
3. Hình thức tổ chức: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm

* Bước 1: 
- Dựa vào sgk cho biết từ năm 1980 trong ngoại thương liên minh châu Âu có thay đổi gì?
- Quan sát H60.3 nhận xét về hoạt động thương mại?
- Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ,.
GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.
Bước 4.Giáo viên chốt ý bổ sung
- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.
(Vì khu vực này là khu vực tập trung những nước có 
trình độ công nghiệp , KHKT rất cao , nên chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới )
- GV liên hệ việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 25.7.1995 và nêu ý nghĩa của nó.
Vấn đề thương mại của EU trong quan hệ kinh tế Việt Nam, việc EU đặt quan hệ với các nước ASEAN qua hội nghị ASEAN hàng năm . . . 
Quan hệ của EU với Việt Nam bao gồm các trao đổi văn hóa, tri thức và khoa học. Các trao đổi này ngày càng quan trọng trong việc đưa Việt Nam và EU xích lại gần nhau hơn”.
Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
3. Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức kinh tế trên thế giới, đặc biệt với Việt Nam

4. Luyện tập: 2 phút.
Câu 1; Liên Minh Châu Âu được thành lập năm nào ?
	A.1951	 B.1957	 C.1973	 D1993
Câu 2: Số lượng các nước thành viên EU khi mới thành lập :
 A. 6 nước 	 B.9 nước C.10 nước D .12 nước 
Câu 3: Số lượng các nước thành viên EU tính đến năm 2013:
	A. 20	 B.25	 C.28	D.29
Câu 4: Mục đích của EU là xây dựng , phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá , dich vụ , con người , tiền vốn giữa các nước châu Âu với các nước kinh tế phát triển trên thế giới
	 A Đúng 	 B Sai 
Câu 5:Tại sao nói Liên minh châu Âu (EU) là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế hiện nay trên thế giới. Hoàn thành sơ đồ dưới đây:
	Liên minh châu âu (Eu)

 Liên minh toàn diện nhất thế giới
....
....
....
Liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực diện trên thế giới
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
- Ôn tập nêu tên, vị trí các quốc gia thuộc 4 khu vực châu Âu.
- Vị trí các nước trong EU.
- Ôn phương pháp phân tích cơ cấu kinh tế.	
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_7_theo_phuong_phap_moi_chuong_trinh_c.docx