Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh Lớp 10 - Nguyễn Đình Thắng

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh Lớp 10 - Nguyễn Đình Thắng

Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC

CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 - Hiểu được những bài học cơ bản truyền thống dựng nước và giữ nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

 2. Về thái độ:

 - Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dượng nước và giữ nước qua các thời kỳ.

 - Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án

 

doc 28 trang Người đăng phuongthanh95 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh Lớp 10 - Nguyễn Đình Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12 tháng 08 năm 2010
Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC 
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 
I. Mục tiêu:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
 - Hiểu được những bài học cơ bản truyền thống dựng nước và giữ nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.
 2. Về thái độ:
 - Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dượng nước và giữ nước qua các thời kỳ.
 - Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Giáo án
- Tài liệu, tranh ảnh
 2. Học sinh:
 - Vở, bút ghi chép,
 - Trang phục đúng quy định.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
Tiết 1: LỊCH SỮ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM(Tiết 1 ppct)
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Thủ tục lên lớp:
Kiểm tra sĩ số học sinh.
Làm quen với học sinh.
Giới thiệu khái quát nội dung và chương trình môn học.
 5p
- Báo cáo sĩ số.
Làm quen với giáo viên.
Nghe giáo viên khái quát nội dung và chương trình môn học.
* Hoạt động 2: Nội dung bài học:
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
- Từ thuỡ các Vua Hùng dựng nhà nước Văn Lang, lịch sữ dân tộc Việt Nam bước vào thời kì dựng nước và giữ nước.
- Nhà nước Văn Lang là nhà nước dầu tiên của dân tộc ta. ông cha ta đã xây dựng nên nền văn minh sông Hồng, đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn.
- Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sách sữ ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần năm 214 TCN, dưới sự lãnh đạo của Vua Hùng và Thục Phán.
- Thục Phán là người đã thay thế Vua Hùng thống nhất 2 bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, dời đô từ Lâm Thao (Phú Thọ) về Cổ Loa (Hà Nội).
- Từ năm 184 - 179 TCN , nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương đấu tranh chống lại quân xâm lược của Triệu Đà.
2. Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỷ I - thế kỷ X):
- Dân ta không chịu khuất phục dưới ách thống trị của chính quyền đô hộ phương Bắc, đã kiên cường, bất khuất đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.
- Tiêu biếu là cuộc khởi nghĩa hai Bà trưng (năm 40), bà Triệu (năm 248), Lí Bí (năm 542), triệu Quang Phục (năm 548), Mai Thúc Loan (năm 722), phùng Hưng (năm 766), Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Năm 906, nhân dân ta giành lại quyền tự chủ
- Hai cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán xâm lược dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ (năm 931) và Ngô Quyền (Năm 938).
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỷ X - thế kỷ XIX)
- Năm 981, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, nhân dân ta đánh tan cuộc xâm lăng của quân Tống.
- TK XI, dưới triều Lí, dân tộc ta một lần nữa giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077).
- Từ 1258 - 1288, 3 lần chống quân Nguyên -Mông giành thắng lợi vẻ vang.
- 1427, chiến thắng trận Chi Lăng - Xoài Mút trước quân Minh.
- 1789, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa do Nguyễn Huệ lãng đạo chống quân Mãn Thanh cùng bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống 
4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nữa phong kiến (từ TK XIX - 1945)
- Tháng 9/ 1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Năm 1884, triều Nguyễn công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp.
- Năm 1930, ĐCSVN do lãnh tụ Nguyên Ái Quốc sáng lập, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sữ cách mạng Việt Nam.
- 19/8/1945 cách mạng tháng 8 thành công, lập ra nhà nước Việt Nam DCCH - Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á
5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
- 23/9/1945, được sự giúp sức của Anh, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nươc ta lần 2
- 19/12/946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Từ 1947 - 1954, quân dân ta đã lập được nhiều chiến công, tiêu biểu là chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông (năm 1947), chiến thắng Biên Giới (1950), chiến thắng Tây Bắc (1952), chiến cuộc Đông Xuân (1953-1954), đỉnh cao là chiến thắng lịch sữ Điện Biên Phủ (1954).
6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975)
- Từ 1959 - 1960, phong trào đồng khởi ở Miền Nam.
- Từ 1961 - 1965 quân và dân ta đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ.
- Từ 1965 - 1968, làm phá sảnchiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ.
- Để cứu vãn, Mỹ - Ngụy tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
- Năm 1972, miền Bắc đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ, buộc Mĩ phải kí vào hiệp định Pari.
- Đại thắng mùa xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của quân và dân ta.
 35p
GV thuyết trình nội dung.
Câu hỏi dẫn dắt:
Theo em cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta là cuộc chiến tranh nào?
HS theo dõi, trả lời câu hỏi.
HS ghi chép bài.
GV thuyết trình nội dung
Câu hỏi dẫn dắt:
Theo em nhân vật lịch sữ điển hình, kiệt xuất của giai đoạn này lài những ai?
HS theo dõi, trả lời câu hỏi.
HS ghi chép bài.
- GV thuyết trình nội dung
- Câu hỏi dẫn dắt:
Theo em trận đánh đánh dấu kết thúc giai đoạn này là trận nào?
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi.
- HS ghi chép bài.
- GV thuyết trình nội dung
- Câu hỏi dẫn dắt:
Thực dân Pháp nổ súng bắt đầu xâm lược nước ta vào năm nào và ở đâu?
HS theo dõi, trả lời câu hỏi.
HS ghi chép bài.
- GV thuyết trình nội dung
- Câu hỏi dẫn dắt:
- Chiến thắng lịch sữ Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày tháng năm nào?
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi.
- HS ghi chép bài.
- GV thuyết trình nội dung.
- Câu hỏi dẫn dắt:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sữ kết thúc vào ngày tháng năm nào?
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi.
- HS ghi chép bài.
* Hoạt động 3: Kết thúc giảng dạy:
1. Hệ thống nội dung đã dạy trong tiết.
Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ
2. Nhận xét, đánh gía buổi học:
 - Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế.
 5p
- Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài
- Tập theo hướng dẫn 
+ Nghe kết luận từ giáo viên
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC
(Tiết 2 ppct)
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: thủ tục lên lớp:
Kiểm tra sĩ số học sinh.
Hỏi bài cũ học sinh
Giới thiệu bài mới.
 5p
- Báo cáo sĩ số.
Trả lời bài cũ
Triển khai học bài mới
* Hoạt động 2: Nội dung bài học:
1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước:
- Do vị trí trọng yếu và nguồn tài nguyên phong phú, nên nước ta trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn trong khu vực và thế giới.
- Dựng nước và giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
- Từ cuối thế kỷ III TCN đến nay, dân tộc ta đã tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
- Nhân dân ta, trong thời bình luôn nêu cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc; trong thời chiến vừa chiến đấu vừa sản xuất, xây dựng đất nước và sẵn sàng đối phó với âm mưu của kẻ thù.
=> Đánh giặc, giữ nước là nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết và luôn gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước.
2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều:
- Trong lịch sử, những cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta đều diễn ra trong điều kiện so sánh lực lượng chênh lệch. kẻ thù thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần.
- Về binh lực, bao giờ quân xâm lược cũng có ưu thế hơn hẳn quân ta:
+ Thế kỷ XI, trong chiến tranh chống quân Tống, nhà Lý có 10 vạn quân, địch có 30 vạn quân.
+ Trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, ở thế kỷ XIII, lúc cao nhất nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, nhưng địch có tới 50 - 60 vạn quân.
+ Thời Quang Trung có 10 vạn quân, quân Thanh có tới 29 vạn quân.
+ Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, về tiềm lực kinh tế và quân sự thì Pháp và Mỹ hơn chúng ta nhiều lần.
=> Vì thế, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc, đã trở thành truyền thống trong lịch sữ đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
 35p
GV thuyết trình nội dung.
Câu hỏi dẫn dắt:
Em hiểu như thế nào về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta?
HS theo dõi, trả lời câu hỏi.
HS ghi chép bài.
GV thuyết trình nội dung.
Câu hỏi dẫn dắt:
Em hãy nêu sự chênh lệch về binh lực giữa ta và địch trong các cuộc kháng chiến của dân tộc ta?
HS theo dõi, trả lời câu hỏi.
HS ghi chép bài.
* Hoạt động 3: Kết thúc giảng dạy:
1. Hệ thống nội dung đã dạy trong tiết.
 - Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước.
 - Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều:
2. Nhận xét, đánh gía buổi học:
 - Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế.
 5p
- Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài
- Tập theo hướng dẫn 
+ Nghe kết luận từ giáo viên
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC(Tiết 3 ppct)
Hoạt động của GV
Thời  ... ến đấu.
 - Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học 
- Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu
2. Nhận xét, đánh gía buổi học:
 - Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế. 
 5p
- Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài
- Tập theo hướng dẫn 
+ Nghe kết luận từ giáo viên
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày 30 tháng 09 năm 2010
 KIỂM TRA MỘT TIẾT
 (Tiết 10- ppct)
I. Mục tiêu:
Để đánh giá kết quả học tập của học sinh qua 2 bài học đã lên lớp. Nội dung nằm trong hai bài học đó là: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam; lịch sử và truyền thống của Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, đề kiểm tra.
2. Học sinh: Giấy kiểm tra, trang phục đúng quy định.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
- Ổn định lớp, điểm danh.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
1. Tổ chức: Cả lớp làm bài kiểm tra, giáo viên quản lý lớp.
+ Thời gian: 45 phút
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
Kiểm tra 1 tiết:
Đề bài:
Câu 1: (4 điểm)
Em hãy nêu các truyền thống của Quân đội và Công An nhân dân Việt Nam? Phân tích truyền thống "Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng" của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Câu 2: (4 điểm)
Em hãy phân tích "truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều" và "truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo" trong truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước?
Câu 3: (2 điểm)
Em hãy trình bày thời kỳ hình thành của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam?
GV ghi đề kiểm tra lên bảng và phát đề cho học sinh.
Học sinh làm bài kiểm tra, yêu cầu trật tự, nghiêm túc.
GV quan sát và nhắc nhở học sinh.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày 10 tháng 10 năm 2010
 Bài 3: ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG
I. Mục tiêu:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng trong điều lệnh, điều lệ quân đội nhân dân Việt Nam.
 - Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng.
 2. Về thái độ:
 - Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng.
 - Có ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Giáo án
- Tài liệu, tranh ảnh
- Sân bãi.
 2. Học sinh:
 - Vở, SGK
 - Trang phục đúng quy định.
 - Giày dép, đúng quy định.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Thủ tục lên lớp:
Kiểm tra sĩ số học sinh.
Làm quen với học sinh.
Giới thiệu khái quát nội dung và chương trình môn học.
 5p
- Báo cáo sĩ số.
Làm quen với giáo viên.
Nghe giáo viên khái quát nội dung và chương trình môn học.
* Hoạt động 2: Nội dung bài học:
1. Động tác nghiêm:
- Ý nghĩa: Để rèn luyện cho mọi người có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỹ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh.
.
- Khẩu lệnh: "Nghiêm".
- Động tác: Nghe dứt động lệnh "Nghiêm", 2 gót chân đặt sát nhau, nằm trên 1 đường ngang thẳng,2 bàn chân mở rộng 1 gốc 450, gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào 2 chân, ngực nở, bụng hơi thóp lại.
Chú ý: + Toàn thân không động đậy
 + Mắt nhìn thẳng, nghiêm túc, không nói chuyện...
2. Động tác nghỉ:
- Ý nghĩa: Để khi đứng trong đội hình đỡ mỏi, đứng được lâu mà vẫn tập trung sự chú ý, giữ đươc tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh..
- Khẩu lệnh: "Nghỉ".
- Động tác: Nghe dứt động lệnh "Nghỉ", đầu gối trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và 2 tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi mỏi trở về tư thế nghiêm rồi đổi chân.
Chú ý: 
+ Không chùng cả 2 chân và không chùng chân quá nhiều
+ Người không nghiêng ngã, không cười đùa, nói chuyện.
3. Động tác quay tại chỗ:
- Ý nghĩa: Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng. Là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự, thống nhất.
a. Quay bên phải:
- Khẩu lệnh: "Bên phải - Quay".
- Động tác: Nghe dứt động lệnh "Quay", thực hiện 2 cử động:
+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, 2 gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của thân người quay toàn thân sang phải 1 góc 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.
+ Cử động 2: Đưa chân trái lên, về tư thế đứng nghiêm.
b. Quay bên trái:
- Khẩu lệnh: "Bên trái - Quay"
- Động tác: Tương tự như động tác quay bên phải, chỉ khác lúc này ta lấy gót bàn chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ quay người qua trái 1 goc 900.
c. Quay nữa bên phải:
- Khẩu lệnh: "Nữa bên phải - Quay"
- Động tác: Như động tác quay bên phải, chỉ khác lúc này ta quay thân người qua phải 1 góc 450.
e. Quay nữa bên trái:
- Khẩu lệnh: "Nữa bên trái - Quay"
- Động tác: Như động tác quay bên trái, chỉ khác lúc này ta quay thân người qua trái 1 góc 450.
f. Quay đằng sau:
- Khẩu lệnh: "Đằng sau - Quay"
- Động tác: Nghe dứt động lệnh "Quay", thực hiện 2 cử động:
+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với đà xoay của thân người quay người sang trái về sau 1 góc 1800, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái.
+ Cử động 2: Đưa chân phải lên, về tư thế đứng nghiêm.
Chú ý: 
+ Tư thế phải vững vàng, không xiêu vẹo, 2 tay không vung khi quay.
+ Không quay bằng cả bàn chân
+ Khi quay đằng sau không đưa 1 bàn chân về để quay.
4. Động tác chào:
- Ý nghĩa: Biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau.
a. Động tác chào cơ bản khi đội mũ cứng, mũ kêpi:
- Khẩu lệnh: "Chào"
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh "Chào", tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải mũ, 5 ngón tay khép lại và duỗi thẳng, bàn tay úp xuống và hơi chếch về trước, bàn tay và cẳng tay thành 1 đường thẳng, cánh tay cao ngang tầm vai, mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào.
* Thôi chào:
- Khẩu lệnh: "Thôi"
- Động tác: Nghe dứt động lệnh, tay phải bỏ xuống theo đường gần nhất thành tư thế đứng nghiêm.
* LUYỆN TẬP:
- Tập luyện các nội dung đã được giới thiệu, bao gồm:
1. Động tác nghiêm
2. Động tác nghĩ.
3. Động tác quay tại chổ.
4. Động tác chào
 35p
- GV giới thiệu động tác theo 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh
+ Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác.
+ Bước 3: Làm tổng hợp
Nêu những điểm chú ý
HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật của động tác
- GV giới thiệu động tác theo 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh
+ Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác.
+ Bước 3: Làm tổng hợp
Nêu những điểm chú ý
- GV giới thiệu động tác theo 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh
+ Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác.
+ Bước 3: Làm tổng hợp
- HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật, những điểm chú ý của động tác.
- GV giới thiệu động tác theo 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh
+ Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác.
+ Bước 3: Làm tổng hợp
- Nêu những điểm chú ý
HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật của động tác
- GV quan sát và sữa sai cho HS
- Gọi 2 HS lên thực hiện các động tác trên.
HS trong hàng quan sát, nhận xét bạn thực hiện
- GV quan sát, nhận xét và sữa sai
- HS theo dõi và ghi nhớ.
- GV giới thiệu động tác theo 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh
+ Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác.
+ Bước 3: Làm tổng hợp
- Nêu những điểm chú ý
HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật của động tác
- GV quan sát và sữa sai cho HS
- Gọi 2 HS lên thực hiện các động tác trên.
HS trong hàng quan sát, nhận xét bạn thực hiện
* Hoạt động 3: Kết thúc giảng dạy:
1. Hệ thống nội dung đã dạy trong tiết.
- Các động tác nghiêm, nghỉ, và quay tại chỗ.
- Dăn dò học sinh về nhà luyện tập thêm trước khi lên lớp.
2. Nhận xét, đánh gía buổi học:
 - Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế.
 5p
- Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài
- Về nhà luyện tập thêm, trước khi lên lớp.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_lop_10_nguyen_dinh_t.doc