Giáo án môn Hình học 6 - Tiết 11: Luyện tập

Giáo án môn Hình học 6 - Tiết 11: Luyện tập

 I. Mục tiêu:

Củng cố và hoàn thiện hơn về lý thuyết: HS biết sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản của trục đối xứng.

Học sinh thực hànhvẽ hình đối xứngcủa một đIểm, của một đoạn thẳng qua trục đối xứng, vận dụng tính chất hai đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳngthì bằng nhau để giải một số bài toán.

II. Chuẩn bị: Thước thẳng, bảng phụ, máy chiếu ghi bài tập

III. Tiến trình dạy - học:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 6 - Tiết 11: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ...../10/2010 
Tiết 11 Luyện tập
 I. Mục tiêu:
Củng cố và hoàn thiện hơn về lý thuyết: HS biết sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản của trục đối xứng.
Học sinh thực hànhvẽ hình đối xứngcủa một đIểm, của một đoạn thẳng qua trục đối xứng, vận dụng tính chất hai đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳngthì bằng nhau để giải một số bài toán.
II. Chuẩn bị: Thước thẳng, bảng phụ, máy chiếu ghi bài tập 
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động ( 15’) Kiểm tra bài cũ 
Phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng. Vẽ đIểm A/ là đIểm đối xứng của A qua d.
Cho d và đoạn thẳng AB Hãy vẽ tất cả các trường hợp đoạn thẳng A/B/ đối xứng với đoạn thẳng AB qua d.
Hoạt động 2( 27’) Luyện tập 
Gợi ý học sinh vẽ hình
Vẽ điểm đối xứng với A qua Ox và Oy.
Đo góc BOC, sau đó dùng lập luận để chứng minh. 
Một học sinh lên bảng trình bày lời giải.
Cả lớp nhận xét bài giải của bạn, sau đó nhắc lại lời giải như trên.
O
x
y
B
A
C
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 39
Cho hai đIểm A và B cố định cùng thuộc một mặt phẳng có bờ là đường thẳngd. Gọi C là diểm đối xứng của A. Gọi D cà giao điểm của đường thẳng d và đoạn thẳng BC. Gọi E là một điểm bất kỳ của đường thẳng d ( E khác D).
Chứng minh rằng:
a) AD + DB < AE + EB
b) Bạn Tú đứng ở vị trí A, cần đến bờ sông d lấy nước rồi đến B. Con dường mà bạn Tú đi là con đường nào? 
A
C
D
E
B
 HS: Hoạt động từng nhómnhỏ ngồi cùng bàn vẽ hình và làm bài.
Từng nhóm trình bày cách giải 
GV: Hãy so sánh AD + DB và CD + DB.
HS: trả lời.
GV: so sánh AE + EB với CE + EB
HS trả lời.
 GV: so sánh CB với AE + EB
 Từ đó suy ra đIều gì?
GV: Bạn Tú đi theo đường nào là ngắn nhất? Vì sao?
Đây là dạng toán cực trị hình nên giáo viên phân tích rõ để học sinh nắm chắc dạng toán khó này.
Bài tập 36 sgk
A) Vẽ đểm B đối xứng với A qua Ox, vẽ điểm C đối xứng với A qua Oy, ta có. Ox là đường trung trực của AB do đó OAB cân tại O.
Suy ra OA = OB (1). 
Tương tự thì OA =OC (2)
Từ (1) và (2) suy ra OB = OC.
b) Xét tam giác cân AOB và COA 
có: 1= 2
 3 = 4
Suy ra:1+ 4=3 + 2= 500
Vậy :1+ 4+3 + 2= 1000
Hay góc BOC =1000
Bài tập 39 sgk. 
Bài giải. 
a) A và C là hai điểm đối xứng nhau qua d nên d là đường trng trực của đoạn thẳng AC
Ta có: DA = CD(vì D thuộc d)
AE = ED ( vì E thuộc d)
Do đó:
AD + DB = CD + BD (1)
AE + EB = EC + EB (2)
Mà CB < AE + EB ( Bất đảng thức tam giác)
 Nên từ hệ thức 1) và (2)
 suy ra AD + DB < AE + EB.
b) AD + DB < AE + EB nên bạn Tú đi từ A đến D rồi đến B là con đường ngắn nhất.
Hoạt động 3( 3’) Hướng dẫn học ở nhà 
Hướng dẫn học sinh đọc phần có thể em chưa biết
Chứng minh tiếp trường hợp Avà B cùng nằm trong hai mặt phẳng đối nhau có bờ là d.
làm tiếp bài tập 41, 42 sgk.
Đọc kỹ Đ7 hình bình hành 
Nắm định nghĩa, tính chất
Làm các ?1, ?2, vào nháp
Học thuộc dấu hiệu nhận biết hình bình hành 

Tài liệu đính kèm:

  • docT11 H8 luyen tap.doc