Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác

Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác

A. Mục tiêu:

- KT: Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của 2 tam giác

- KN: Biết cách vẽ một tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau

- TĐ: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận chính xác trong hình vẽ. Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau

- TT: Nắm được t/h bằng nhau của hai tam giác để nhận biết ra hai tam giác bằng nhau mà không cần đủ các yếu tổ như định nghĩa. Mặt khác, nắm chắc t/h c.c.c để có thể sử dụng CM hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.

B. Chuẩn bị :

- GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ bài tập, compa.

- HS: Thước đo góc , thước thẳng, êke, compa.

C.Tiến trình dạy học:

I. Ổn định lớp (1p)

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 10 /11/2010
Tiết 22
TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA HAI TAM GIÁC
A. Mục tiêu:
- KT: Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của 2 tam giác 
- KN: Biết cách vẽ một tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau 
- TĐ: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận chính xác trong hình vẽ. Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau 
- TT: Nắm được t/h bằng nhau của hai tam giác để nhận biết ra hai tam giác bằng nhau mà không cần đủ các yếu tổ như định nghĩa. Mặt khác, nắm chắc t/h c.c.c để có thể sử dụng CM hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
B. Chuẩn bị : 
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ bài tập, compa.
- HS: Thước đo góc , thước thẳng, êke, compa.
C.Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp (1p)
II. Kiểm tra bài cũ (7’)
- Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau, ghi bằng kí hiệu.
- Học sinh 2: Làm bài tập 11(tr112-SGK)
III. Bài mới (30p)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố định nghĩa hai tam giác bằng nhau. (30p)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 12
- Học sinh đọc đề bài
? Viết các cạnh tương ứng, so sánh các cạnh tương ứng đó. 
- y/c 1 học sinh lên bảng làm
? Viết các góc tương ứng.
- Cả lớp làm bài và nhận xét bài làm của bạn.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 13
- Cả lớp thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
? Có nhận xét gì về chu vi của hai tam giác bằng nhau 
- Học sinh: Nếu 2 tam giác bằng nhau thì chu vi của chúng bằng nhau.
? Đọc đề bài toán.
- 2 học sinh đọc đề bài.
? Bài toán yêu cầu làm gì.
- Học sinh: Viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau 
? Để viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau ta phải xét các điều kiện nào.
- Xét các cạnh tương ứng, các góc tương ứng.
? Tìm các đỉnh tương ứng của hai tam giác.
HĐ2. Củng cố: (5')
- Thế nào là hai tam giác bằng nhau?
- Khi viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau ta cần phải chú ý điều gì?
- Để kiểm tra xem 2 tam giác bằng nhau ta phải kiểm tra những yếu tố nào?
HĐ3. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Ôn kĩ về định nghĩa 2 tam giác bằng nhau 
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập 22, 23, 24, 25, 26 (tr100, 101-SBT)
- Đọc trước Đ3
Bài tập 12 (tr112-SGK)
- 1 học sinh lên bảng viết các cạnh t/ư
- 1 học sinh lên bảng viết các góc t/ư
ABC = HIK
(theo định nghĩa 2 tam giác bằng nhau)
Mà AB = 2cm; BC = 4cm; 
 HIK = 2cm, IK = 4cm, 
Bài tập 13 (tr112-SGK)
Vì ABC = DEF
 ABC có:
AB = 4cm, BC = 6cm, AC = 5cm
DEF có: DE = 4cm, EF =6cm, DF = 5cm
Chu vi của ABC là 
AB + BC + AC = 4 + 6 + 5 = 15cm
Chu vi của DEF là
DE + EF + DF = 4 + 6 + 5 =15cm
Bài tập 14 (tr112-SGK)
Các đỉnh tương ứng của hai tam giác là:
+ Đỉnh A tương ứng với đỉnh K
+ Đỉnh B tương ứng với đỉnh I
+ Đỉnh C tương ứng với đỉnh H
Vậy ABC = KIH
- Hai tam giác bằng nhau là 2 tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau và ngược lại.
 - Khi viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau ta cần phải chú ý các đỉnh của 2 tam giác phải tương ứng với nhau.
- Để kiểm tra xem 2 tam giác bằng nhau ta phải kiểm tra 6 yếu tố: 3 yếu tố về cạnh (bằng nhau), và 3 yếu tố về góc (bằng nhau)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA HAI TAM GIÁC..doc