Giáo án môn Hình học 7 (trọn bộ)

Giáo án môn Hình học 7 (trọn bộ)

I/MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Biết khái niệm hai góc đối đỉnh

- H/s hiểu thế nào là 2 góc đối đỉnh

- Nêu được tính chất hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

- Bước đầu học sinh tập suy luận

2. Kỹ năng:

- Vẽ được 2 góc đối đỉnh và Vẽ được góc đối đỉnh với 1 góc cho trước

- Nhận biết các góc đối đỉnh trong 1 hình

3. Thái độ:

- Chính xác trong vẽ hình và yêu thích học bộ môn

 

doc 143 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học 7 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày Soạn:
ngày Giảng:
Hình học
Tiết 1: hai góc đối đỉnh
I/MụC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết khái niệm hai góc đối đỉnh
- H/s hiểu thế nào là 2 góc đối đỉnh
- Nêu được tính chất hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
- Bước đầu học sinh tập suy luận
2. Kỹ năng:
- Vẽ được 2 góc đối đỉnh và Vẽ được góc đối đỉnh với 1 góc cho trước
- Nhận biết các góc đối đỉnh trong 1 hình
3. Thái độ:
- Chính xác trong vẽ hình và yêu thích học bộ môn
II/ đồ dùng dạy học:
Gv: Thước kẻ, thước đo góc, phấn màu
Hs: Thước kẻ, bảng nhóm, thước đo góc, vở nháp.
III/phương pháp
-đặt và giải quyết vấn đề; suy diễn;hoạt động cá nhân;quan sát
dạy học vấn đỏp;dạy học định nghĩa
IV/tổ chức giờ học
1/ổn định tổ chức
2/khởi động:kiểm tra kiến thức cũ	
-mục tiêu:giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài trước(góc)
-đồ dùng dạy học:bảng phụ ghi đầu bài tập
-cách tiến hành:yêu cầu hs lên bảng 
T/G:6’ 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
GV. Kiểm tra
- G/v giới thiệu
- Vẽ 2 góc XOY và góc X'OY'
G/v vẽ hai đường thẳng cắt nhau, ký hiệu,có bao nhiêu góc tạo thành trong hình vẽ góc nào là 2 góc đối đỉnh ?
GV:có phải đó là các góc đối đỉnh ko?chúng ta vào bài ngày hôm nay
	x	 x'
 o
 y	y'
có 4 góc
các góc đối đỉnh(HS dự đoán)
3/bài mới
HĐ1:tìm hiểu về hai góc đối đỉnh
-pp:quan sát;đặt và giải quyết vấn đề; hoạt động cá nhân;dạy học định nghĩa
-mục tiêu: H/s hiểu thế nào là 2 góc đối đỉnh
-t/g:13'
-đồ dùng dạy học:bảng phụ vẽ hình;ghi đầu bài ?
Treo hình 1 lên bảng
- Em hãy nhận xét quan hệ về đỉnh, cạnh của Ô1 và Ô3 ; Góc M1 và góc M2 và góc A và góc B ?
- Gọi 1 h/s nhận xét
- G/v sửa sai
- Ô1 và Ô2 có mỗi cạnh góc này là tia đối, 1 cạnh góc kía Ô1 và Ô2 là 2 góc đối đỉnh, còn góc M1 và góc M2 , góc A và góc B không phải là 2 góc đối đỉnh.
Vậy thế nào là 2 góc đối đỉnh
- Gọi 2 h/s đọc định nghĩa
Cho h/s làm ?2
- Vậy 2 đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy góc đối đỉnh ?
Cho góc X0Y hãy vẽ góc đối đỉnh với X0Y ?
Trên hình vẽ còn cặp góc đối đỉnh không ? Hãy vẽ 2 đường thẳng cắt nhau, đặt tên các góc đối đỉnh ?
1. Thế nào là 2 góc đối đỉnh
- H/s quan sát hình vẽ
+ Ô1 và Ô3 chung đỉnh 
cạnh 0y là tia đối của 0x ;
Cạnh 0y' nt 0x'
+ Góc M1 và góc M2 chung đỉnh
Ma và Md đối nhau
Mb và Mc không đối nhau
+ Góc A và góc B không chung đỉnh, bằng nhau
Định nghĩa (SGK-81)
- H/s trả lời như định nghĩa
?2 : hai góc 02 ; 02 là 2 góc đ.đỉnh
- tao thành 2 cặp góc đối đỉnh
- H/s lên bảng thực hiện 
- Vẽ 0x' là tia đối của 0x
 0y' --- 0y
=> Góc X0Y' là góc đ.đ góc X0Y
- Góc X'0Y' và góc X0Y đ.đỉnh
- 1 h/s vẽ lên bảng đánh dấu góc đối đỉnh.
KL: Định nghĩa (SGK-81)
HĐ2: tìm hiểu tính chất
-pp:quan sát;đặt và giải quyết vấn đề; hoạt động cá nhân;suy diễn
-mục tiêu: Nêu được tính chất hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
-t/g:12'
-đồ dùng dạy học:bảng phụ vẽ hình
Cho h/s quan sát H.a và hình vừa vẽ hãy ước lượng bằng mắt và so sánh độ lớn các cặp góc đối đỉnh.
- Gọi 2 h/s lên bảng đo góc
- Các h/s khác đo hình vẽ ở vở (SGK)
- Dựa vào t/c 2 góc kề bù giải thích vì sao Ô1 = Ô3 
Gợi ý : Ô1 + Ô2 = ?
 Ô2 + Ô3 = ? 
 => ?
- Cách lập luận trên là suy luận
2. Tính chất
- Hình như Ô1 = Ô3 ; Ô2 = Ô4
Góc I1 = góc I3 ; Góc I2 = góc I4
- 2 h/s đo
- Các h/s khác đo ở vở - Sgk
(Tập suy luận SGK-82)
- Ta có : Ô1 + Ô2 = 1800 (1)
Vì 2 góc kề bù
Ô2 + Ô3 = 1800 (2) vì 2 góc kề bù
Từ (1) và (2)
=> Ô1 + Ô2 = Ô2 + Ô3
=> Ô1 = Ô3
Vậy 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
KL: 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
HĐ3: Củng cố - Luyện tập
-pp:quan sát ;đặt và giải quyết vấn đề; hoạt động cá nhân
-mục tiêu: làm được một số bài tâp trong SGK
-t/g:12'
-đồ dùng dạy học:bảng phụ ghi đầu bài tâp
- Ta có 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau. Vậy 2 góc bằng nhau đối đỉnh không ?
- Cho h/s làm bài tập 1/82 (2')
- Gọi 2 h/s trả lời
- Gọi h/s nhận xét - G/v sửa sai
- Cho h/s làm bài tập 2/82
- Gọi 2 h/s trả lời
- Gọi h/s nhận xét - G/v sửa sai
Bài 1/82
- Không - gt bảng phụ
- H/s làm bài 1/82
a. Góc X'0Y's ; Tia đối
b. 2 góc đối đỉnh, 0y' là đia đối của 0y
Bài 2:
a. Đối đỉnh
b. Đối đỉnh
4/Hướng dẫn về nhà(2')
1. Học thuộc định nghĩa, tính chất, suy luận
2. Vẽ góc đối đỉnh với góc cho trước, 2 góc đối đỉnh
Bài bập số 3 ; 4 ;5/82 (SGK) Bài 1 ; 2 ; 3/73 (SBT)
* Rút kinh nghiệm:
______________________________
ngày Soạn:
ngày Giảng:
Tiết 2: Luyện tập
I/MụC TIÊU:
1. Kiến thức:
- H/s hiểu rõ ĐN hai góc đối đỉnh, tính chất 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
- Vận dụng tính chất tính các góc có liên quan
2. Kỹ năng:
- Vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước
- Nhận biết các góc đối đỉnh trong 1 hình
- Bước đầu tập suy luận và trình bày một bài tập
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập, vẽ hình chính xác
II/ đồ dùng dạy học:
Gv: Thước kẻ, ê ke, thước đo góc
Hs: Thước kẻ, thước đo góc, làm bài tập về nhà
III/phương pháp
-đặt và giải quyết vấn đề;hợp tác nhóm nhỏ;suy diễn;hoạt động cá nhân;quan sát
dạy học vấn đỏp
IV/tổ chức giờ học
1/ổn định tổ chức
2/khởi động:kiểm tra kiến thức cũ
-mục tiêu:giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài trước
-đồ dùng dạy học:bảng phụ ghi đầu bài tập
-cách tiến hành:yêu cầu hs lên bảng 
T/G:6’ 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
GV. Kiểm tra
HS1: Thế nào là 2 góc đối đỉnh ?
Vẽ hình minh hoạ
HS2: Hãy nêu t/c 2 góc đối đỉnh ?
Từ hình vẽ HS2:
 Ô1 = 600 => Ô3 = ?
- G/v sửa sai;cho điểm
HS1: Nêu ĐN - SGK
HS2: Nêu tính chất 2 góc đối đỉnh
3/bài mới
HĐ1: Bài chữa nhanh
-pp:quan sát ;đặt và giải quyết vấn đề; hoạt động cá nhân
-mục tiêu: làm được một số bài tâp trong SGK
-t/g:8'
-đồ dùng dạy học:bảng phụ ghi đầu bài tâp
- Gọi 1 h/s lên bảng làm btập 5/82
a. Dùng thước đo góc vẽ góc 
ABC = 560
b. Vẽ tia đối BC' của BC
Góc ABC' = 1800 - góc CBA (2 góc kề bù)
= 1800 - 560 = 124 độ
c. Vẽ tia BA' là tia đối của BA
Góc C'BA' = Góc ABC (2 góc đối đỉnh.
- Gọi 1 h/s nhận xét bài tập 5
HS: làm bài số 5/82
- HS4 : Nhận xét bài
HĐ2: Bài chữa kỹ
-pp:quan sát ;đặt và giải quyết vấn đề; hoạt động cá nhân;hợp tác nhóm nhỏ
-mục tiêu: làm được một số bài tâp trong SGK;hiểu cách suy luận
-t/g:18'
-đồ dùng dạy học:bảng phụ ghi đầu bài tâp;trình bày của các nhóm
- Gọi 1 h/s đọc bài tập 6/83
- Để vẽ 2 đường thẳng cắt nhau tạo thành góc 470 ta vẽ như thế nào ?
 (G/v có thể hướng dẫn cách vẽ)
Vẽ góc X0Y = 470 vẽ tia õ' là tia đối 0x ; 0y' là tia đối 0y
- Dựa vào hình vẽ và nội dung của bài tập em hãy tóm tắt nội dung bài dưới dạng cho và tìm ?
- Biết số đo của góc Ô1 em có thể tính được góc nào ngay ? Vì sao ?
- Biết Ô1 ta có thể tính góc Ô2 không? Vì sao ?
- Vậy em có tính được góc Ô4 = ? Vì sao ?
- Gọi 1 h/s đọc to bài tập 7/83
- H/s hoạt động nhóm 4
- Treo bảng nhóm
- Các nhóm h/s đánh giá kết quả hoạt động nhóm
- Gọi các nhóm nhận xét chéo nhau
- G.v đánh giá thi đua giữa các nhóm.
Bài số 6/83
- h/s đọc bài tập
- Suy nghĩ trả lời
- 1 h/s vẽ hình trên bảng
Cho : xx' ầ yy' = { 0} ; Ô1 = 470
Tìm : Ô2 = ? ; Ô3 = ? ; Ô4 = ?
Giải :
Ô1 = Ô3 = 470 (T/c 2 góc đối đỉnh)
Ô2 + Ô2 = 1800 92 góc kề bù)
Ô2 = 1800 - Ô1 = 1800 - 470 = 1330
Có Ô2 = Ô4 = 1330 (2 góc đối đỉnh)
- Tính Ô3 = 470
Vì Ô1 = Ô3 (đối đỉnh)
- Tính Ô2
- Nêu cách tính Ô4
Bài tập 7/83
Ô1 = Ô4 (đối đỉnh)
Ô2 = Ô5 (đối đỉnh)
Ô3 = Ô6 (đối đỉnh)
Góc XOZ = Góc X'OZ' (Đ.đỉnh)
Góc YOX' = Góc Z'OY' (Đ.đỉnh)
XOX' = YOY' (đ.đỉnh)
HĐ3: Bài luyện
-pp:quan sát ;đặt và giải quyết vấn đề; hoạt động cá nhân
-mục tiêu: làm được một số bài tâp đơn giản;bước đầu tập suy luận
-t/g:10'
-đồ dùng dạy học:bảng phụ ghi đầu bài tâp
- Gọi 1 h/s đọc bài tập 9/83
- Muốn vẽXAY người ta làm ntn?
- 1 h/s trả lời
Hai góc vuông không đối đỉnh là 2 góc vuông nào ?
- 1 h/s trả lời
Ngoài ra còn gặp góc vuông nào không ? đối đỉnh nữa không ?
- Qua bài tập : 2đường thẳng cắt nhau tạo thành 1 góc vuông thì các góc còn lại cũng bằng 1 vuông.
- Em nào trình bày lập luận ?
- 1 h/s lên bảng trình bày
- Gọi 1 h/s nhận xét
- H/s đọc bài tập 9/83
- dùng ê ke để vẽ
Vẽ tia AX
Dùng êke vẽ tia Ay sao cho
XAy=900
- Vẽ tia đối Ax' của tia Ax
- Vẽ tia Ay' là tia đối của Ay => X'ÂY' đối đỉnh XAY
+ XAY và X'AY' là 1 cặp góc vuông không đối đỉnh
XAY và YAY'
YAX' và X'AY'
Y'AX' và Y'AX
+ Có XAY = 900
XAY + YAX' = 1800 (vì kề bù)
=> YAX' = 1800 - XAY
 = 1800 - 900 = 900
X'AY' = XAY = 900 (đối đỉnh)
Y'AX = YAX' (đối đỉnh)
4/Hướng dẫn về nhà(2')
1.Định nghĩa, tính chất 2 góc đối đỉnh
2. bài tập 4,5,6/74 SBT
3. Đọc trước bài 2 đường thẳng vuông góc
* Rút kinh nghiệm:
_________________________
ngày Soạn:
ngày Giảng:
Tiết 3 : hai đường thẳng vuông góc
I/MụC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết định nghĩa hai đường thẳng vuông góc,góc vuông,góc nhọn,góc tù.
- H/s hiểu thế nào là 2 đường thẳng vuông góc
- Công nhận tính chất: có duy nhất 1 đường thẳng b đi qua A và b ^ A
- Hiểu thế nào là đường trung trực của 1 đoạn thẳng
2. Kỹ năng:
- Biết dùng êke vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước .
3. Thái độ:
- Bước đầu tập suy luận hình học, tích cực trong học tập
II/ đồ dùng dạy học:
Gv: Thước kẻ, Phấn màu, giấy A4 ; ê ke
Hs: Thước kẻ, ê ke, giấy trắng
III/phương pháp
-đặt và giải quyết vấn đề; suy diễn;hoạt động cá nhân;quan sát,hợp tác nhóm nhỏ
dạy học vấn đỏp;dạy học định nghĩa
IV/tổ chức giờ học
1/ổn định tổ chức
2/khởi động:kiểm tra kiến thức cũ
-mục tiêu:giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài trước
-đồ dùng dạy học:bảng phụ ghi đầu bài tập
-cách tiến hành:yêu cầu hs lên bảng 
T/G:6’ 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
GV. Kiểm tra
- Nêu ĐN, t/c hai góc đối đỉnh ?
- Làm bài tập 9/83
- G/v sửa sai;cho điểm
HS:nêu như SGK
- Bài tập 9/83
3/bài mới
HĐ1: Tìm hiểu 2 đường thẳng ^ góc
-pp:quan sát ;đặt và giải quyết vấn đề; hoạt động cá nhân, dạy học định nghĩa
-mục tiêu: Biết định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, hiểu thế nào là 2 đường thẳng vuông góc
-t/g:11'
-đồ dùng dạy học:bảng phụ ghi đầu bài ?
Cho h/s làm ?1
- Yêu cầu h/s trải tờ giấy dùng thước kẻ và bút vẽ theo các nếp gấp và quan sát
- G/v vẽ xx' ầ yy' = { 0 } 
và XÔY = 900 ? Em hãy tóm tắt nội dung ?
(Nội dung ? 2)
Hãy nêu giải thích từng góc 900 ?
Vậy thế nào là 2 góc đường thẳng vuông góc ?
Cắt nhau và có 1 góc vuông
- Giới thiệu ký hiệu, cách nói 2 đt' ^
1. Thế nào là 2 đ.thẳng vuông góc
- H/s làm ?1
- Nếp gấp là 2 đ/thẳng vuông góc
Cho xx' ầ yy' = { 0 }
XÔY = 900
Tìm : XÔY' = X'ÔY = x'Ôy' = 900
Giải thích.
Giải :
X'ÔY' = 900 (vì X'ÔY' = XÔY đđ)
Y'ÔX = 1800 - XÔY (góc kề bù)
 = 1800 - 900 = 900
X'ÔY = Y'ÔX = 900 (đ.đỉnh)
ĐN (SGK-84)
Ký hiệu xx' ^ yy'
KL: ĐN (SGK-84)
HĐ2: Cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc
-pp:quan sát ;đặt và giải quyết vấn đ ... iếu.
T (1) và (2) => DE <BC
8'
HĐ3: Bài tập thực hành
Gọi 1 h/s đọc đề bài
? Cho a//b; thế nào là k/c của hai đường thẳng //?
Muốn đo chiều rộng của tấm gỗ hoặc bìa, ta làm ntn? Tại sao?
Đo chiều rộng tấm gỗ của nhóm HĐ nhóm (4')
Đại diện nhóm trình bày.
G/v kiểm tra kết quả từng nhóm
Khen, chê nhóm :
Đo đúng, Đo sai
Vì sao?
Bài 12/60
+ a//b; AB ^b => AB^a => AB là k/cách giữa 2 đthẳng //
+ Chiều rộng của tấm gỗ là k/cách giữa 2 cạnh //.
+ Muốn đo chiều rộng tấm gỗ ta phải đặt thước ^ với 2 cạnh // của nó. Chiều rộng tấm gỗ là: cm
2'
HĐ3: Hướng dẫn về nhà
1. ôn lại các định lý bài 1;2
2. BTVN: 14 (sgk-60); 15; 17 (25-Sbt)
Bài tập thêm: vẽ tam giác ABC có AB=4cm; AC =5cm; BC =6cm
a. So sánh các góc của tam giác.
b. Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC) so sánh AB và BH; AC và HC
3. Ôn quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức (BT 101; 102 /66 SBT toán lớp 6 tập 1)
4. Giớ sau: Bài 3 Quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác
* Rút kinh nghiệm:
__________
Soạn:
Giảng:
Tiết 51 : quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác 
 bất đẳng thức tam giác
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- H/s biết quan hệ giữa độ dài ba cạnh của 1 tam giác, từ đó biết được ba đoạn thẳng có độ dài như thế nào thì không thể là ba cạnh của một tam giác. Biết
bất đẳng thức tam giác 
- H/s hiểu cách chứng minh định lý bất đẳng thức tam giác dựa trên quan hệ giữa cạnh và góc trong một tam giác.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cách chuyển từ một định lý thành một bài toán và ngược lại.
- Bước đầu biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải bài tập.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và chứng minh.
B. Chuẩn bị
Gv: Thước kẻ, com pa, bảng phụ, êke, phấn mầu, đèn chiếu, phim ghi định lý, nhận xét, bđt
Hs: Thước kẻ, com pa, êke, bảng nhóm.
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
7'
HĐ1: 1. ổn định tổ chức
 2. Bài tập
- HS1: vẽ DABC có AB=4cm; AC=5cm; BC = 6cm; kẻ AH^BC so sánh BH và HC
- HS2: Vẽ DMNE có MN=1cm; ME=2cm; NE =4cm
? Hãy so sánh tổng độ dài 2 cạnh bất kỳ của DABC với cạnh còn lại.
Nhận xét có đúng với mọi tam giác hay không? đó là nội dung bài học hôm nay.
Tổng độ dài 2 cạnh bất kỳ lớn hơn độ dài cạnh còn lại.
20'
HĐ2: Bất đẳng thức tam giác.
Cho h/s thực hiện [?1] vào vở
Như vậy: không phải ba độ dài nào cũng là 3 cạnh của tam giác. Ta có Định lý:
Gọi 2 h/s đọc định lý.
G/v vẽ hình, h/s vẽ hình vào vở.
Hãy cho biết GT;KL của định lý.
[?1] 
Không vẽ được tam giác có độ dài như vậy.
Định lý: Sgk 61
Gt:
Tam giác ABC
Kl:
AB+ AC > BC; AB+BC >AC
AC + BC > AB
Làm ntn để CM được AB+AC>BC?
G/v: dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện tạo ra 1D mà có 1 cạnh bằng tổng AB+AC, cạnh kia là BC
? So sánh 2 góc đối diện cạnh BC và BD của DBCD?
Gọi 1 h/s trình bày chứng minh.
? Ngoài ra còn cách c/minh nào khác
(Từ A kẻ AH^BC, so sánh AB; AC với BH và HC, từ đó suy ra kết luận)
G/v giới thiệu các bđt tam giác
CM:
Trên tia đối của tia AB lấy D sao cho AB=AC. Trong DBCD ta so sánh BD với BC. Do tia CA nằm giữa 2 tia CB và CD nên >(1)
DACD cân tại A (theo cách dựng) 
=> == (2)
từ 1;2 =>>(3)
Trong DBCD từ (3) 
=> AB+AC=BD>BC
CM tương tự: AB + BC >AC
 AC + BC >AB
Các bđt trên gọi là bđt tam giác
7'
HĐ3: Hệ quả của bất đẳng thức tam giác.
? Hãy nêu lại các bđt tam giác?
? Nêu quy tắc chuyển vế của bđt? áp dụng vào bđt (1)
G/v: các bđt này gọi là hệ quả của bđt tam giác.
Kết hợp bđt tam giác
AC-AB < BC< AC +AB
? Hãy phát biểu hệ quả?
Gọi 2 h/s nhắc lại
Cho h/s làm [?3]
Cho h/s đọc phần lưu ý (Sgk 63)
AB + AC > BC (1); AC + BC >AB
=> AC > BC - AB => AC >AB -BC
Hệ quả: (Sgk-62)
[?3] Không có tam giác 3 cạnh 1,2,4 vì 1 + 2 <4
10'
HĐ4: Luyện tập củng cố
Hãy phát biểu nhận xét quan hệ giữa 3 cạnh của 1 tam giác?
Cho h/s làm bài 16/63
Gọi 1 h/s lên bảng trình bày
Gọi 1 h/s nhận xét, g/v sửa sai
Cho h/s làm bài 15/63
HĐ nhóm trong 4'
Bài 16/63
Ta có AC-BC < AB<AC+BC
7 - 1 < AB < 7+1
6< AB < 8
=> AB = 7 (cm)
Các nhóm treo bảng
Gọi các nhóm nhận xét chéo nhau.
G/v chốt kiến thức, khen nhóm làm nhanh, đúng kết quả.
Bài 15/63
a. 2cm + 3cm không là 3 cạnh của tam giác
b. 2cm + 4cm = 6cm => không là 3 cạnh của tam giác
c. 3cm + 4cm > 6cm => 3 độ dài này có thể là 3 cạnh của tam giác
1'
HĐ5: Hướng dẫn về nhà
- Thuộc định lý, nhận xét, hệ quả, nắm vững chứng minh định lý
- Bài tập 17 -> 19/63 SGK + 24 + 25/26 SBT
- Giờ sau luyện tập
* Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng:
Tiết 52 : Luyện tập
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố quan hệ giữa độ dài các cạnh của 1 tam giác.
- Biết vận dụng quan hệ này để xét xem 3 đoạn thẳng cho trước có thể là ba cạnh của một tam giác không.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng vẽ hình theo đề bài, phân biệt giả thiết và kết luận, vận dụng quan hệ giữa 3 cạnh của 1 tam giác để chứng minh bài toán.
3. Thái độ:
- Vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vào thực tế đời sống
B. Chuẩn bị
Gv: Thước kẻ, Com pa, bảng phụ, thước đo góc, phấn mầu, đề bài tập
Hs: Thước kẻ, com pa, bảng nhóm, thước đo góc
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10'
HĐ1: 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
- HS1: gọi 1 H/s làm bài 18 (63)
- HS2: Phát biểu ĐL1 và hệ quả; viết bất đẳng thức
- HS3: Phát biểu nhận xét quan hệ giữa 3 cạnh của 1 tam giác, minh hoạ bằng hình vẽ
Gọi 3 h/s nhận xét; g/v sửa sai cho điểm
Bài 18 (63)
a. 2cm; 3cm; 4cm; 
Có 4<2+3 vẽ được tam giác.
b. 1cm; 2cm; 3,5cm
Có 3,5 > 1+2 => không vẽ được tam giác
c. 2,2cm; 2cm; 4,2cm
Có 4,2cm = 2,2cm + 2cm => Không vẽ được tam giác
22'
HĐ2: Luyện tập
- Cho h/s làm bài tập 17/63
- Gọi 1 h/s đọc bài tập
Gọi 1 h/s vẽ hình, xđịnh giả thiết, kết luận
Gọi 1 h/s nhận xét; g/v sửa sai
Bài 17/63
Gt 
DABC; M nằm trong DABC
BMầAC = {I}
Kl 
a. So sánh MA với MI+IA
=> MA+MB <IB+IA
b. So sánh IB với IC + CB
=> IB+IA < CA + CB
c. C/minh MA + MB < CA + CB
Gọi 1 h/s chứng minh phần a
Gợi ý xét D có chứa 2 đt cần c/minh. Sau đó thêm đt còn lại vào 2 vế của bđt?
CM:
a. Xét DMAI có
MA<MI+IA (bđt tam giác)
=> MA+MB <MB +MI +IA
=> MA + MB < IB + IA (1)
Tương tự gọi 1 h/s chứng minh phần b.
Từ a,b chứng minh bđt
MA + MB < CA +CB
b. Xét DIBC có
IB < IC +CB (bđt tam giác)
=> IB +IA < IA + IC+CB
=> IB + IA < CA + CB (2)
c. Từ (1) và (2) suy ra
MA + MB < CA + CB
Cho h/s làm bài 19/63
Gọi 1 h/s đọc đề bài
? Chu vi tam giác cân là gì?
vậy trong 2 cạnh dài 3,9 và 7,9 cạnh nào sẽ là cạnh thứ 3? Hay cạnh nào sẽ là cạnh bên?
Bài 19/63
Gọi cạnh thứ ba của tam giác là x (cm)
Theo bđt tam giác:
7,9 - 3,9 < x< 7,9 + 3,9
4 x = 7,9 (cm)
Vậy chu vi của tam giác cân là:
7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7 (cm)
Cho h/s làm bài 21/64
Gọi 1 h/s đọc đề bài
G/v treo bảng phụ và giới thiệu
Trạm biến áp là A
Khu dân cư là B; Cột điện là C
? Cột điện C phải nằm ở vị trí nào để độ dài AB là ngắn nhất?
Bài 21/63
Giả sử 3 điểm ABC' tạo thành tam giác AC'B ta có: AB C phải thuộc AB=> CA+CB =AB
Thì AB là ngắn nhất
Vậy vị trí của cột điện C phải là giao điểm của bờ sông với đường thẳng AB
10'
HĐ3: Bài tập thực tế
Cho h/s làm bài 22/64
Cho h/s hoạt động nhóm 3'
Các nhóm treo bảng
Nhận xét chéo nhau; g/v chốt kiến thức của bài làm
Từ đó khen nhóm làm nhanh, đúng nhất
Bài 24/64
DABC có: 90 - 30 <BC < 90+30
 60< BC < 120
Do đó
a. Nếu đặt tại C máy phát sóng truyền thanh có bánh kính hoạt động bằng 60 km thì tp B không nhận được tín hiệu.
b. Nếu đặt tại C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động bằng 120 km thì tp B nhận được tín hiệu.
3'
HĐ4: Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại quan hệ giữa 3 cạnh tam giác, bất đẳng thức tam giác
- BT 25 -> 30 (SBT-26)
- Chuẩn bị 1 tam giác bằng giấy, 1 mảnh giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 1 ô vuông, com pa, thước kẻ.
- Ôn k/n trung điểm đoạn thẳng, xđịnh bằng thước và gấp giấy (L6)
* Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng:
Tiết 53 : tính chất 3 đường trung tuyến của tam giác
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- H/s biết được khái niệm đường trung tuyến của tam giác và nhận thấy mỗi tam giác có 3 đường trung tuyến.
- Thông qua thực hành cắt giấy và vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông phát hiện ra t/c 3 đường trung tuyến của tam giác và hiểu k/n trọng tâm của tam giác.
2. Kỹ năng: 
- Luyện kỹ năng vẽ các đường trung tuyến của tam giác
- Biết sử dụng t/c 3 đường trung tuyến để giải 1 số bài tập đơn giản.
3. Thái độ:
- Vẽ hình cẩn thận, chính xác
B. Chuẩn bị
Gv: Bảng phụ, 1 tam giác bằng giấy, 1 tờ giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 10 ô, 1 tam giác bằng bìa, giá nhọn, thước kẻ, phấn mầu.
Hs: Mỗi em 1 tam giác bằng giấy, 1 mảnh giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, compa.
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10'
HĐ1: Đường trung tuyến của tam giác.
Vẽ DABC, xđịnh trung điểm M của BC bằng thước kẻ. Nối AM đoạn thảng AM gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC
Tương tự hãy vẽ trung tuyến xuất phát từ B, C của DABC
?Vậy 1 tam giác có mấy đường trung tuyến.
Nhấn mạnh: đường tt của D là đt nối từ đỉnh tới trung điểm của cạnh đối diện, mỗi D có 3 đường tt.
Đôi khi đt chứa trung tuyến cũng gọi là đường trung tuyến của D
Em có nhận xét gì về vị trí 3 đường trung tuyến của D? (Cùng đi qua 1 điểm)
Các đường trung tuyến của DABC là AM; BN và CP
15'
HĐ2: Tính chất 3 đường trung tuyến của tam giác.
Cho h/s làm thực hành 1 và trả lời [?2]
[2] Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua 1 điểm
Cho h/s làm thực hành 2
Gọi 1 h/s nêu cách xđịnh các trung điểm E, F của AC và AB giải thích tại sao?
Gắn D vuông AHE và CKE
Gọi 1 h/s trả lời [?3]
[?3] AD là đường trung tuyến của DABC
? Qua các bài thực hành, em có nhận xét gì về t/c 3 đường trung tuyến của D
Gọi 2 h/s đọc lại định lý
G/v g thiệu: G là trọng tâm của DABC
Định lý (Sgk 66)
G là trọng tâm của DABC
18'
HĐ3: Luyện tập củn cố
Hãy điền vào chỗ trống
a. Ba đường trung tuyến của 1 D .
b. Trọng tâm của 1 tam giác cách mỗi đỉnh 1 khoảng bằng .. độ dài đường trung tuyến..
Bài tập: Điền vào chỗ trống
a. Cùng đi qua 1 điểm
b. 2/3; đi qua đỉnh ấy
Cho h/s là bài 23/66
Bài 23/66
Khẳng định đúng là 
Cho h/s làm bài 24/66
Gọi 2 h/s lên bảng điền a;b
Các học sinh khác làm nháp
Gọi 2 h/s nhận xét; G/v sửa sai
Hỏi thêm nếu MR =6cm; NS=3cm thì MG; GR; NG; GS là bao nhiêu?
Bài 24/66
a. MG=2/3MR; GR=1/3MR
 GR = 1/2 MG
b. NS = 2/3 NG ; NS = 3GS
 NG = 2GS
MG = 4cm; GR = 2cm; 
NG = 2cm; GS =1cm
3'
HĐ5: Hướng dẫn về nhà
1. Thuộc ĐL
2. BT 25 -> 27/67 SGK + 31; 33/27 SBT
3. Giờ sau luyện tập; đọc phần "Có thể em chưa biết Sgk 67"
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 7 20102011.doc