Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 55, 56

Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 55, 56

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS được ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức của chương về số đo cung, liên hệ giữa cung , dây và đường kính, các loại góc với đường tròn, tứ giác nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp , đường tròn nội tiếp đa giác đều, cách tính độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình quạt tròn, hình tròn .

- Luyện tập kỹ năng đọc , vẽ hình, làm bài tập trắc nghiệm .

II- CHUẨN BỊ.

HS : thước kẻ, com pa, thước đo góc, máy tính bỏ túi .

GV: Bảng phụ , thước thẳng, com pa, phấn màu .

III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 55, 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/03/08
Ngày dạy: 05/04/08 
Tiết 55
ôn tập chương II
I- Mục đích yêu cầu
- HS được ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức của chương về số đo cung, liên hệ giữa cung , dây và đường kính, các loại góc với đường tròn, tứ giác nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp , đường tròn nội tiếp đa giác đều, cách tính độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình quạt tròn, hình tròn .
- Luyện tập kỹ năng đọc , vẽ hình, làm bài tập trắc nghiệm .
II- chuẩn bị.
HS : 	thước kẻ, com pa, thước đo góc, máy tính bỏ túi .
GV: Bảng phụ , thước thẳng, com pa, phấn màu .
iii- tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
.O
Hoạt động 1: Ôn tập về cung và dây, liên hệ giữa cung, dây và đường kính . 
GV: Cho đường tròn tâm (O), có éAOB =a0; éCOD=b0, vẽ dây AB, CD.
a) Tính số đo các cung AmB và CnD .
b) Khi nào Cung Amb = cung CnD ?
c) Khi nào Cung Amb >cung CnD ?
GV : Trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau, hai cung bằng nhau khi nào ? cung này lớn hơn cung kia khi nào ?
- Phát biểu các định lý liên hệ giữa cung và dây .
Phát biểu Các định lý liên hệ giữa đường kính với dây .
GV: Có kết luận gì về hai cung chắn giữa hai dây song song .
 . Ôn tập về cung, liên hệ giữa cung và dây và đường kính .
Sđ cung AB nhỏ =éAOB =a0
Sđ cung AB lớn = 3600-a0
Sđ cung CD nhỏ =éCOD =b0
Sđ cung CD lớn = 3600- b0
Cung AB nhỏ = cung CD nhỏ
Û AB = CD .
Cung AB nhỏ > cung CD nhỏ
Û AB > CD 
 D n C
 a0 B
 b0 m
 A
HS : Trả lời câu hỏi .
Hoạt động 2. Ôn tập về góc với đường tròn 
GV : Cho HS làm bài tập 89/ 104 - SGK .
GV : Thế nào là góc ở tâm , góc nội tiếp, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây .
Góc có đỉnh nằm trong, nằm ngoài đường tròn là gì ?
GV : Phát biểu quỹ tích cung chứa góc .
GV : cho đoạn thẳng AB, quỹ tích cung chứa góc 900 vẽ trên đoạn thẳng AB là gì ?
II. Ôn tập về góc với đường tròn 
a) Góc AOB = sđ cung AmB = 600 .
b) Góc ACB = 1/2 góc AOB .
c) Góc ABt = góc ACB .
d) Góc ADB > Góc ACB 
e) Góc AEB < Góc ACB 
HS đọc đề bài .
HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL .
HS : Trả lời câu hỏi .
Hình vẽ :
HS lần lượt vẽ hình theo yêu cầu và tính các yếu tố liên quan .
Hoạt động 3. Ôn tập về tứ giác nội tiếp.
GV : Thế nào là tứ giác nội tiếp đường tròn ? Tứ giác nội tiếp có tính chất gì ? 
Bài tập trên bảng phụ 
Các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ? mệnh đề nào sai ?
Tứ giác ABCD nội tiếp được đường tròn (O) khi có một trong các điều kiện :
III. Tứ giác nội tiếp 
Định nghĩa, tính chất
Các dầu hiệu nhận biết .
HS : đứng tại chỗ trả lời, HS ở dưới theo dõi và nhận xét .
1. éDAB +éDCB = 1800
2. Bốn điểm A,B,C,D cách đều điểm O .
3. éDAB = éBCD
4.éABD =éACD .
5. Góc ngoài tại đỉnh B bằng góc A .
6. Góc ngoài taị đỉnh B bằng góc D .
7. ABCD là hình thang cân
8. ABCD là hình thang vuông.
9. ABCD là hình chữ nhật .
10. ABCD là hình thoi .
Hoạt động 4. Ôn tập về đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp đa đều .
GV : Thế nào là đa giác đều ?
GV : Thế nào là đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp đa giác ?
GV : Phát biểu đinh lý về đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp đa giác đều .
Hoạt động 5. Ôn tập về độ dài đường tròn, diện tích hình tròn .
GV : Nêu các công thức tính độ dài đường tròn, diện tích hình tròn, độ dài cung, diện tích hn\ình quạt tròn, diện tính hình vành khăn ?
GV : Giới thiệu hình vành khăn .
IV. Ôn tập về đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp đa đều 
HS lần lượt trả lời câu hỏi .
V. Ôn tập về độ dài đường tròn, diện tích hình tròn .
HS : Lần lượt trả lời câu hỏi .
Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững các kiến thức trong nội dung ôn tập chương
- BTVN: 92; 93; 95; 96; 97 / 104; 105 - SGK .
- Hoàn thành VBT 
- Mang đủ dụng cụ để vẽ hình .
HS ghi chép nội dung hướng dẫn về nhà .
********************************************************************
Ngày soạn:23/03/08
Ngày dạy: 07/04/08
Tiết 56
ôn tập chương II (tiết 2)
I- Mục đích yêu cầu
- Vận dụng các kiến thức vào việc giải bài tập về tính toán các đại lượng liên quan tới đường tròn, hình tròn .
- Luyện kỹ năng làm các bài tập về chứng minh .
- Chuẩn bị kỹ cho kiểm tra chương III .
II- chuẩn bị.
HS : 	thước kẻ, com pa, thước đo góc, máy tính bỏ túi .
GV: Bảng phụ , thước thẳng, com pa, phấn màu .
iii- tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. 
GV: Cho đường tròn tâm (O), AD là đường kính, Bt là tiếp tuyến của (O) .
a) Tính x
b) Tính y
GV : chữa bài cho HS . 
. O
 C 
 600
 A D
 x
 m 
 y
 B
 t 
1. Xét tam giác ABD có : 
Góc ABD = 900 ( góc nt chắn nửa đường tròn) .
GócADB = góc ACB = 600 (hai góc nt chắn cung AmB)
ị x = góc DAB = 300 .
y=góc ABt = góc ACB = 600 (góc tạo bởi tia tiếp tyuến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung ) . 
HS : Lên bảng chữa bài, HS ở dưới cùng làm và nhận xét 
.A
.B
.C
Hoạt động 2. Luyện tập 
GV : Cho HS làm bài tập 90/ 104 - SGK .
GV : Cho đoạn thẳng quy ước trên bảng .
GV ; Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp hình vuông .
GV : Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông .
GV : Tính diện tích phần tô đen .
GV : Tính diện tích của hình viên phân AmB ?
2. Chữa bài 90/ 104 - SGK .
a) Hình vẽ
b) Có : 
c) Có 2r = AB 
do đó r = AB/2= 2cm 
d) Diện tích hình vuông là :
Vậy diện tích phần tô đen là
 S=S1-S2=16- 12,56 = 3,44(cm2)
e) Diện tích hình viên phân là :
HS đọc đề bài .
HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL .
.O
 A 4cm B 
 m 
 D C
HS : Lần lượt nêu cách tính từng đại lượng .
GV : Cho HS chữa bài 93/104 SGK .
GV : Ba bánh xe A, B, C cùng chuyển động ăn khớp với nhau thì khi quay, số răng khớp nhau của các bánh ntn ?
GV : Khi bánh C quay 60 vòng thì bánh B quay bao nhiêu vòng ?
 GV : Khi bánh A quay 80 vòng thì bánh B quay bao nhiêu vòng ?
GV : Bán kính của bánh xe C = 1cm thì bán kính của bánh xe A và B là bao nhiêu ?
3. Chữa bài 93/104 SGK .
HS đọc đề bài . 
HS quan sát hình vẽ 
HS :Khi quay, số răng khớp nhau của các bánh phải bằng nhau .
a) Số vòng bánh xe B quay là : 
b) Số vòng bánh xe B quay là : 
c) Số răng của bánh xe A gấp 3 lần số răng của bánh xe C . Do đó chu vi của bánh xe A gấp 3 lần chu vi của bánh xe C . Vậy bán kính gấp 3 lần 
GV : Cho HS chữa bài 98/ 105 – SGK
GV : Trên hình có những điểm nào cố định , điểm nào di động , điểm M có tính chất gì không đổi .
 GV : M có liên hệ gì với đoạn thẳng cố định AO .
GV : M di chuyển trên đường nào ? 
Ta cần chứng minh M' là trung điểm của AB' 
4. Chữa bài 98/ 105 - SGK . 
HS : Đọc đề bài, HS vẽ hình, ghi GT, KL .
 B
 M
 A O
 M'
 B'
HS lần lượt trả lời câu hỏi .
O, A là điểm cố định, B, M là điểm di động . M có tính chất không đổi là M luôn là trung điểm của dây AB .
MA=BM nên OM ^AB ( đlý đường kính và dây ) . Vây góc AMO = 900 ( không đổi)
Chứng minh .
Phần thuận
Có MA = MB ( GT)ịOM^AB ( định lý đường kính và dây)
ịéAMO = 900 ( không đổi)
ịM thuộc đường tròn đường kính AO .
b) Chứng minh đảo 
Lấy M' bất kỳ thuộc đường tròn đường kính AO, nối AM' kéo dài cắt (O) tại B' . 
Có góc AM'O=900 ( góc nt chắn nửa đtr)
ịOM'^AB'ị M'A=M'B( định lý đường kính và dây)
Kết luận : Quỹ tích các trung điểm M của dây AB khi B di động trên đường tròn(O) là đường tròn đường kính OA .
Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững các kiến thức trong nội dung ôn tập chương
- BTVN: hoàn thành nốt các bài còn lại - SGK .
- Xem lại các dạng bài đã chữa - Tiết sau kiểm tra 45 ' .

Tài liệu đính kèm:

  • docT55+56.doc