Giáo án môn Hình học khối 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 12

Giáo án môn Hình học khối 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 12

I. MỤC TIÊU

- Khắc sâu kiến thức: Trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh- cạnh- cạnh qua rèn kĩ năng giải một số bài tập.

- Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai góc bằng nhau.

- Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận, kĩ năng vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và compa.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ, compa.

- HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Phương pháp sử dụng:

- Phương pháp luyện tập và thực hành.

- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.

3. Nội dung bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học khối 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 – Tiết 23 	Ngày dạy: 13/11/2008
LUYỆN TẬP 1
I. MỤC TIÊU
- Khắc sâu kiến thức: Trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh- cạnh- cạnh qua rèn kĩ năng giải một số bài tập.
- Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai góc bằng nhau.
- Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận, kĩ năng vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và compa.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ, compa.
- HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (8 phút)
GV: Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra kiến thức cũ, GV yêu cầu:
HS 1:- Vẽ D MNP.
- Vẽ D M’N’P’ sao cho M’N’ = MN; M’P’ = MP; N’P’ = NP.
HS 2: Chữa bài tập 18 SGK
(GV đưa bài toán lên bảng phụ để HS cả lớp tiện theo dõi).
GV: gọi HS nhận xét.
HS: Lên bảng trả bài và làm theo các yêu cầu của GV:
HS 1: Vẽ hình
HS 2:
1) GT
D AMB và D ANB
MA = MB
NA = NB
 KL
AMN = BMN
HS: Sắp xếp các câu một cách hợp lý để giải bài toán trên: d; b; a; c.
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (33 phút)
Bài 19 (Trang 114 sgk)
* GV có thể hướng dẫn nhanh HS vẽ hình (dạng hình 72 SGK).
- Vẽ đoạn thẳng DE.
- Vẽ hai cung tròn (D; DA); (E; EA) sao cho 
(D; DA) Ç (E; EA) tại hai điểm A; B
- Vẽ các đoạn thẳng DA; DB; EA; EB được hình 72.
* GV: Yêu cầu HS nêu giả thiết, kết luận?
- Để c/m DADE = D BDE. Căn cứ trên hình vẽ, cần chỉ ra những điều gì?
GV: yêu cầu HS nhận xét bài giải.
Bài 20 (Trang 115 sgk)
GV: Yêu cầu HS đọc đề và cho biết yêu cầu đề.
GV: Yêu cầu HS hướng dẫn HS vẽ hình và chứng minh.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm vẽ hình và nêu rõ các bước vẽ:
Nhóm 1: Vẽ tia phân giác xOy là góc nhọn.
Nhóm 2: Vẽ tia phân giác xOy là góc tù. 
HS: Yêu cầu HS nhận xét.
* Bài toán trên cho ta cách dùng thước và compa để vẽ tia phân giác của một góc.
HS: Chú ý và đọc đề bài toán.
HS: Vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
1 HS nêu GT, KL (HS phát biểu tại chổ)
1 HS trả lời câu hỏi. Sau đó 1 học sinh trình bày bài trên bảng.
a) Xét D ADE và D BDE có:
AD = BD (gt); 
AE = BE (gt); 
DE: cạnh chung
Suy ra D ADE = D BDE (c.c.c)
b) Theo kết quả chứng minh câu a
D ADE = D BDE Þ DAE = DBE (hai góc tương ứng)
HS: Nhận xét.
HS: Đọc đề và cho biết nội dung yêu cầu của bài toán.
Nhóm 1: Vẽ hình và nêu các bước vẽ.
Nhóm 2: Vẽ hình và nêu các bước vẽ.
1 HS lên bảng kí hiệu:
AO = BO; AC = BC
- HS trình bày: 
D OAC và D OBC có:
 OA = OB (giả thiết)
AC = BC (giả thiết); 
 OC cạnh chung
Þ D OAC = D OBC (c.c.c)
Þ = (hai góc tương ứng)
Þ OC là phân giác của xOy
HS: Nhận xét.
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (4 phút)
* Về nhà làm tốt các bài tập 21, 22, 23, SGK và luyện tập vẽ tia phân giác của một góc cho trước.
Bài tập: 32, 33, 34 SBT.
* Tự hình kĩ năng vẽ hình và chứng minh bài toán thông qua trả lời các câu hỏi:
+ Khi nào ta có thể khẳng định được hai tam giác bằng nhau?
+ Có hai tam giác bằng nhau thì ta có thể suy ra những yếu tố nào của hai tam giác đó bằng nhau?
Tuần 12 – Tiết 24 	Ngày dạy: 14/11/2008
LUYỆN TẬP 2
KIỂM TRA VIẾT 15 PHÚT
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau (Trường hợp c. c. c).
- Học sinh hiểu và biết vẽ một góc bằng một góc cho trước dùng thước và compa.
- Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau qua bài kiểm tra 15 phút.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Thước thẳng, compa.
- HS: Thước thẳng, compa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ (5 phút)
GV: Gọi HS lên bảng và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về kiến thức cũ:
1) Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau?
2) Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (c. c. c)?
3) Khi nào thì ta có thể kết luận được DABC = DA1B1C1 theo trường hợp cạnh- cạnh- cạnh?
GV: Gọi HS nhận xét.
HS: Lên bảng trả lời các câu hỏi về kiến thức cũ theo yêu cầu của GV:
- Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
- Phát biểu tính chất bằng nhau thứ nhất của 2 tam giác (c.c.c).
- D ABC = D A1B1C1 (c. c.c) nếu có 
AB = A1B1; AC = A1C1; BC = B1C1
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (24 phút)
Bài 22 (Trang 115 SGK)
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
GV nêu rõ các thao tác vẽ:
- Vẽ góc xOy và tia Am
- Vẽ cung tròn (O; r), cung tròn (O;r) cắt Ox tại B; cắt Oy tại C.
- Vẽ cung tròn (A, r), cung tròn (A, r) cắt Am tại D.
- Vẽ cung tròn (D; BC), cung tròn (D; BC) cắt cung tròn (A, r) tại E.
- Vẽ tia AE ta được DAE = xOy
GV: Yêu cầu HS thực hiện các thao tác vẽ theo hướng dẫn của GV.
GV hỏi: Vì sao DAE = xOy?
GV: Gọi HS nhận xét.
Bài 32 (Trang 102 SBT)
Cho tam giác ABC có AB = AC.
Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM vuông góc với BC.
GV: Yêu cầu Hs đọc đề và phân tích đề.
GV: Yêu cầu HS vẽ hình và viết GT, KL. Gọi đại diện 1 HS lên bảng trình bày.
GV: Gợi ý HS vẽ hình.
GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và chứng minh bài toán theo một số gợi ý của GV.
GV: Gọi HS nhận xét.
HS: Chú ý đọc đề. Sau đó một HS đọc to đề trước lớp.
Đại diện 1 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình theo lời GV.
HS trả lời:
Xét D OBC và D AED có:
OB = AE (= r)
OC = AD (= r)
BC = ED (theo cách vẽ)
Þ D OBC = D AED (c. c. c)
Þ BOC = EAD
hay EAD = xOy
HS: Nhận xét.
HS: Đọc đề và phân tích đề bài toán.
HS: Vẽ hình và viết GT, KL.(Cả lớp làm vào vở).
GT
D ABC
AB = AC
M là trung điểm BC
KL
AM ^ BC
HS lên bảng trình bày:
Chứng minh:
Xét D ABM và D ACM có:
AB = AC (giả thiết)
BM = MC (giả thiết)
cạnh AM chung
Þ D ABM = D ACM (c. c. c)
Suy ra AMB = AMC (hai góc tương ứng) mà AMB + AMC = 1800 (tính chất hai góc kề bù)
Þ AMB = = 900 hay
AM ^ BC.
HS: Nhận xét.
Hoạt động 3: KIỂM TRA 15 PHÚT (15 phút)
Câu 1: Cho D ABC = D DEF. Biết = 500; = 750. Tính các góc còn lại của mỗi tam giác.
Câu 2: Vẽ tam giác ABC biết AB = 4 cm; BC = 3 cm; AC = 5 cm.
 Vẽ tia phân giác góc A bằng thước và compa.
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút)
- Về nhà ôn lại cách vẽ tia phân giác của một góc, tập vẽ một góc bằng một góc cho trước.
- Làm các bài tập: 23 SGK, bài tập từ 33 đến 35 SBT.
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc