Giáo án môn Hình học lớp 7

Giáo án môn Hình học lớp 7

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:HS hiểu và giải thích được thế nào là hai góc đối đỉnh và nêu được tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

 2.Kỹ năng: HS vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.

 +Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình.

 +Bước đầu tập suy luận.

3.Thái độ:Hs tích cực học.

 

doc 105 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng.
 Chương I
Đường thẳng vuông góc
Đường thẳng song song
 Tiết 1
. Hai góc đối đỉnh
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức:HS hiểu và giải thích được thế nào là hai góc đối đỉnh và nêu được tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
 2.Kỹ năng: HS vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.
 +Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình.
 +Bước đầu tập suy luận.	
3.Thái độ:Hs tích cực học.
II.Chuẩn bị :
1.GV: Thước thẳng, thước đo góc.
2.HS: Thước thẳng, thước đo góc.
III.Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp (1’)
Lớp 7A1 :.............;./35. Vắng :.....................
Lớp 7A3 :............;../33.Vắng :...................
Lớp 7A2 :...... ..... ;/34.Vắng :.......................
Lớp7A4 :............ ;../31.Vắng :....................
2.Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra.Để cho phù hợp bài mới
*Giới thiệu chương I hình học 7 (5’).
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1 :Định nghĩa
Hđtp1 :Tiếp cận định nghĩa :
Gv :vẽ hai góc đối đỉnh và hai góc không đối đỉnh.trên bảng
HS :Yêu cầu hãy nhận xét quan hệ về cạnh, về đỉnh của Ô1 và Ô3.
đối đỉnh
Hđtp2 :Phát biểu định nghĩa,vận dụng.
Hỏi: Vậy thế nào là hai góc đối đỉnh? 
GV:Đưa ra định nghĩa , yêu cầu HS nhắc lại
HS:Nhắc lại định nghĩa
GV:Giới thiệu các cách nói hai góc đối đỉnh. 
+Yêu cầu làm?2 trang 81.
Hỏi:Vậy hai đường thẳng cắt nhau sẽ tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh?
GV :Cho xÔy, em hãy vẽ góc đối đỉnh với xÔy
HS : thực hiện trên bảng.
*Hoạt động 2 :Tính chất của hai góc đối đỉnh.
GV:Yêu cầu xem hình 1: Quan sát các cặp góc đối đỉnh. Hãy ước lượng bằng mắt và so sánh độ lớn của các cặp góc đối đỉnh?
GV:Yêu cầu nêu dự đoán.
 Yêu cầu làm?3 thực hành đo 
 Yêu cầu nêu kết quả kiểm tra.
HS :Hai góc đối đỉnh bằng nhau.
GV :Cho tập suy luận dựa vào tính chất của hai góc kề bù suy ra Ô1= Ô3
 +Hướng dẫn:
Nhận xét gì về tổng Ô1+Ô2? Vì sao?
Nhận xét gì về tổng Ô3+Ô2? Vì sao?
Từ (1) và (2) suy ra điều gì?
Hs thực hiện theo các yêu cầu
*Hoạt động 3:Luyện tập.
Hỏi: Ta có hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Vậy hai góc bằng nhau có đối đỉnh không?
GV:Bài 1 và bài 2 tr.82 SGK gọi HS trả lời bằng miệng.
Gv cho hs làm bài tập 3 vào vở
Hs làm bài tập 
Gv cho Hs lên bảng trình bày
Hs trình bày bài tập
(12’)
(6’)
(6’)
(12’)
 (12’)
1.Thế nào là hai góc đối đỉnh.
ở hình 1 có hai đường thẳng xy, x’y’ cắt nhau tại O.
 H1
?1 
Nhận xét:Hai góc Ô1, Ô3 có chung đỉnh O. 
Ox, Oy là 2 tia đối nhau.
Ox’, Oy’ là 2 tia đối nhau.
 Ta nói ta nói Ô1 và Ô3 là hai góc đối đỉnh.
*Định nghĩa:sgk
?2. Hai góc Ô2 và Ô4 cũng là hai góc đối đỉnh vì tia Oy’là tia đối của tia Ox’ tia Ox là tia đối của tia Oy.
 *Chú ý:Cách vẽ góc đối đỉnh với một góc xoycho trước
 +Vẽ tia Ox’là tia đối của tia Ox.
 + Vẽ tia Oy’là tia đối của tia Oy.
 x y’
 O
 y x’
2.Tính chất của hai góc đối đỉnh.
?3.Xem hình 1,
 Hình 1: Dự đoán: Ô1 = Ô3 và Ô2= Ô4
Đo góc:
Ô1= 30o, Ô3 = 30o ị Ô1= Ô3
Ô2=150o, Ô4=150oị Ô2= Ô4
Suy luận:
Ô1+ Ô2= 180o (góc kề bù) (1)
Ô3+ Ô2= 180o (góc kề bù) (2)
Từ (1) và (2)
Ô1 + Ô2 = Ô3 + Ô2 
 ị Ô1= Ô3
Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
Bài 1trang 82 SGK: 
 a)Góc xOy và góc x’Oy’ là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy là tia đối của cạnh Oy’.
 b)Góc x’Oy và góc xOy’ là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy’ là tia đối của cạnh Oy.
Bài 2 trang 82 SGK:
 a)Hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc đối đỉnh.
 b)Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc đối đỉnh
4.Củng cố(2’)
Cần học thuộc định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh. Học cách suy luận.
Biết vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước, vẽ hai góc đối đỉnh với nhau.
5.Hướng dẫn học ở nhà(1’)
BTVN: 4, 5(tr 83 SGK); Btập 1, 2, 3/73,74 SBT
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..
.....................................................................................................................................
Ngày giảng Tiết 2	
 Hai đường thẳng vuông góc
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức:+Hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
+Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b a.
 +Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.
2.Kỹ năng: 
+Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình.
+Biết vẽ đường trung trực của một đoạn
3.Thái độ:Hs tích cực học;hứng thú,tự giác học tập.
II.Chuẩn bị :
1.GV: Thước thẳng, thước đo góc,bảng phụ
2.HS: Thước thẳng, thước đo góc.
III.Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp (1’)
Lớp 7A1 :............;./35. Vắng :....................
Lớp 7A3 :............;../33.Vắng :...................
Lớp 7A2 :...... ....;../34.Vắng :......................
Lớp7A4 :............ ;../31.Vắng :....................
2.Kiểm tra bài cũ:( 10’) 
+Thế nào là hai góc đối đỉnh?(4đ)
+Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh?(2đ)
+Vẽ góc xÂy = 90o. Vẽ góc x’Ây’ đối đỉnh với xÂy.(4đ)
3.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1.tìm hiểu định nghĩa.
Gv giới thiệu bài mới...
+Yêu cầu làm?1.
HS : thao tác gấp giấy theo các bước và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
GV:Cho suy luận:?2.
GV:Vẽ 2 đường thẳng x’x và y’y cắt nhau tại O và góc x0y = 90o
HS: vẽ theo GV, ghi tóm tắt đầu bài.
GV:Các góc còn lại là góc gì? Vì sao?
1 HS trình bày lời giải.
HS khác sửa chữa bổ xung
nếu cần.
GV:Từ bài tập trên người ta nói hai đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau tại O.
GV:Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
HS: trả lời, GV hướng HS trả lời đúng bản chất của Đ
GV: nêu ĐN như SGK và viết kí hiệu:
xx’yy’
*Hoạt động 2.Cách vẽ hai đường thẳng vuông góc: 
GV:Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta làm thế nào?
GV:Yêu cầu làm?3. 
HS:1 HS lên bảng làm?3 vẽ phác hai đường thẳng aa’.
HS:Hoạt động nhóm làm?4.
GV:Cho đọc đầu bài và nhận xét vị trí tương đối giữa điểm O và đường thẳng a, đó là điểm O thuộc hoặc không thuộc đường thẳng a
GV:Yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày cách vẽ trên bảng...
GV:Nhận xét bài của vài nhóm.
+Hỏi: Qua bài ta thấy có thể có mấy đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với a
HS:Chỉ vẽ được 1 đường thẳng a’ a
GV:Yêu cầu trả lời BT 11/86 SGK.
HS : đứng tại chỗ trả lời
*Hoạt động 3.Củng cố
GV:Hãy định nghĩa hai đường thẳng vuông góc? Lấy ví dụ thực tế về hai đườngthẳng vuông góc.
GV :Yêu cầu trả lời BT 11;Bài tập 12sgk
(10’)
(14’)
(8’)
1.Hai đường thẳng vuông góc.
?1:
+Gấp tờ giấy hai lần.Trải phẳng tờ giấy, ta thấy các góc tạo thành bởi nếp gấp là góc vuông.
?2 : 
Cho: xx’ yy’ = ; xÔy = Ô1=90o 
Vì sao :Ô2= Ô3 = Ô4 = 90o 
 y
 2 1 
 x’ o x 
 3 4
 y’ 
 Ô3 = Ô1 = 90o (đối đỉnh)
 Ô2 = Ô4 = 180o - Ô1 = 90o
 (Ô2, Ô4 cùng kề bù với Ô1)
Định nghĩa: 
 Hai đường thẳng xx’,yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc.
 Kí hiệu : xx’yy’
2.Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
 ?3 Vẽ phác a a’
 a’
 a
?4: NX: 
TH1: O ẻ a 
 O 
	 a’
TH2: a 
O ẽ a. 
 Tính chất: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
*BT 11/86 SGK.
a)cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông.
b) a a’
c)có một và chỉ một
*BT 12 tr.86 SGK a đường thẳng xy.
a)đúng	 b)sai
4.Củng cố(1’)Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
5.Hướng dẫn về nhà(1’)BTVN: 	Bài 16, 17, 18 tr.86, 87 SGK; 
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Ngày giảng Tiết 3	
 Hai đường thẳng vuông góc
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức +Hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
+Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b a.
+Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.
2.Kỹ năng: +Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình.
+Biết vẽ đường trung trực của một đoạn
3.Thái độ:Hs tích cực học;hứng thú,tự giác học tập.
II.Chuẩn bị :
1.GV: Thước thẳng, thước đo góc
2.HS: Thước thẳng, thước đo góc.
III.Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp (1’)
Lớp 7A1 :............;./35. Vắng :....................
Lớp 7A3 :............;../33.Vắng :...................
Lớp 7A2 :...... ....;../34.Vắng :......................
Lớp7A4 :............ ;../31.Vắng :....................
2.Kiểm tra bài cũ:( 9’) 
+Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?viết kí hiệu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b?
+Cho đường thẳng xx’ và điểm O .Hãy vẽ đường thẳng yy’ đi qua O và vuông góc với xx’?Hỏi có bao nhiêu đường thẳng yy’ như thế?
3.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1.Thế nào là đường trung trực củađoạn thẳng
GV:Yêu cầu vẽ một đoạn thẳng AB. Vẽ trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng xy vuông góc với AB.
GV:Gọi 1 HS lên bảng vẽ đoạn AB và trung điểm I của AB, vẽ đường thẳng xy vuông góc với AB tại I. 
+Giới thiệu: xy gọi là đường trung trực của đoạn AB.
HS:trả lời các câu hỏi...
GV:Vậy thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng?
GV:Giới thiệu điểm đối xứng: A và B đối xứng qua xy.
Hs tiếp thu. 
GV:Muốn vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng ta vẽ thế nào?
HS:Xác định trung điểm của đoạn thẳng , qua trung điểm vẽ đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng.
GV:Còn có cách thực hành nào khác?
HS:Gập hình để 2 đầu đoạn thẳng trùng nhau, nếp gấp chính là đường trung trực
*Hoạt động 2 Luyện tập tại lớp
GV:Hãy định nghĩa hai đường thẳng vuông góc? Lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc?
HS : hoàn thành bài tập 13sgk.
GV :Yêu cầu làm BT 14 tr.86 SGK
(Lưu ý lấy đơn vị là dm để dễ vẽ hơn)
HS: thao tác vẽ trên bảng.
GV:Em hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB =24mm?
Hs1 lên bảng vẽ hìnhhs cả lớp cùng làm bài tập vào vở.
(15’)
(18’)
3.Đường trung trực của đoạn thẳng
Vẽ đoạn AB và trung điểm I của AB.
 I nằm giữa A 
 x và B
 A| I | B	 IA = IB
 y
 Vẽ đường thẳng xy đoạn AB tại I ị xy là đường trung trực của đoạn AB.
 Định nghĩa: 
 Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
 Hai điểm Avà B gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng xy.
Bài 13 sgk
Thực hành gấp giấy để được hình ảnh về đường trung trực của đoạn thẳng AB
*Bài 14 tr.86 SGK
Vẽ: CD = 3 cm
Xác định trung điểm I của CD sao cho CI =1,5cm.
Vẽ đường thẳng a vuông góc với CD tại I a
Bài tập bổ xung:	
 C D
4.Củng cố(1’)Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng;cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
5.Hướng dẫn học ở nhà(1’). BTVN:Bài19 ,20 (tr.86, 87 SGK); Bài 14SBT
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Ngày giảng Tiết 4.
 bài tập
I.Mục tiêu:
1.Kiến th ...  tam giỏc cõn ABC). 
Suy ra ∆AIH = ∆BIK AH = BK
 c,(2điểm).
 Từ ∆AIH = ∆BIK IH = IK. 
Xet hai tam giỏc vuụng ∆CHI và ∆CKI cú:
 IH = IK, CI là cạnh chung, 
do đú ∆CHI = ∆CKAI (cạnh huyền-cạnh gúc vuụng)
IC là tia phõn giỏc của gúc HIK
*Phần dành riờng cho lớp A1
 DABC, AB = AC, AD ^ BC = D
 GT BH ^ AC = H, CK ^ AB = K,
 BH CK = I.
 KL a) = 	
 b) AH = AK. (0,5đ)
 c,	DIBC là tam giác gì? Vì sao?
 A
 1 2
 K H
 	I
 B D C 
 (0,5đ)
Chứng minh:
a) (1,5điểm)
Xét DABD và DACD có: 
ADB = ADC = 900 (gt)
AB = AC (gt) DABD = DACD (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
AD chung.
Suy ra = (Hai góc tương ứng). Hay AD là tia phân giác của gúc A 
b) (1,5điểm). Xét DAIH và DAIK có: 
 AHI = AKI = 900 (gt)
= (c/m trên) DAIH = DAIK (cạnh huyền – góc nhọn)
AI chung. Suy ra AH = AK (Hai cạnh tương ứng).
 c, (2điểm). DAIH = DAIK IK = IH 
 DKIB = DHIC (g-c-g) IB = IC. Vậy tam giỏc BIC là tam giỏc cõn tại I 
5. Thu bài 
- GV: Thu bài, nhận xét, đánh giá giờ kiểm tra
- Dặn dò: Đọc trước bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác”.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ kiểm tra:
.........
Chương III: quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
 Các đường đồng quy của tam giác
Ngày giảng..
Tiết 46
Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện
trong một tam giác
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm vững nội dung định lí về góc đối diện với cạnh lớn hơn, hiểu được phép chứng minh định lí.
2. Kĩ năng: Biết vẽ hình đúng yêu cầu, nhận xét và dự đoán các tính chất qua hình vẽ.
3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thước đo góc, compa. Giấy bìa, kéo.
2. Học sinh: Thước đo góc, compa. Giấy bìa, kéo.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 7A1:; /35.Vắng:.
Lớp7A3:; /33.Vắng:.
Lớp7A2:.; /34.Vắng:
Lớp7A4:; /31.Vắng:
2.Kiểm tra bài cũ: ( không kiểm tra)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
T.g
Nội dung
*Hoạt động 1. Đặt vấn đề
GV: Vẽ tam giác DABC lên bảng và hỏi: Nếu AB = AC thì 2 góc đối diện như thế nào? Tại sao? Ngược lại, nếu thì 2 cạnh đối diện như thế nào? Tại sao?
HS: Suy nghĩ – Trả lời tại chỗ.
GVchốt ý: Như vậy trong 1 tam giác đối diện với 2 cạnh bằng nhau là 2 góc bằng nhau và ngược lại.
Bây giờ ta xét trường hợp 1 tam giác có 2 cạnh không bằng nhau thì các góc đối diện với chúng như thế nào?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu góc đối diện với cạnh lớn hơn
HS đọc hiểu đề bài và thực hiện ?1 
+ Vẽ hình.
+ Nêu dự đoán.
GV: Hướng dẫn HS kiểm tra bằng cách dùng thước đo độ đo trực tiếp.
HS: Kiểm tra
HS thực hiện tiếp ?2 theo nhóm cùng bàn (gấp hình và quan sát theo hướng dẫn trong SGK).
HS: Đại diện 1 nhóm lên gấp hình trước lớp, nhận xét và giải thích: 
Tại sao AB’M > ?
AB’M bằng góc nào của DABC? 
kết luận về quan hệ giữa và của DABC? 
HS; Giải thích
GV: Từ việc thực hành trên Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ ...
 Góc đối diện với cạnh lớn hơn là..
HS: Góc lớn hơn
 GV chốt ý bằng nội dung định lí 1, vẽ hình, ghi GT-KL
HS: Nghiên cứu cách chứng minh trong sgk sau đó 1hs trình bày lại trên bảng.
*Hoạt động 3: Luyện tập tại lớp.
GV: Yêu cầu hs làm bài tập sgk
HS thảo luận, làm bài theo nhóm nhỏ 
 Các nhóm trưng bài làm lên bảng và nhận xét chéo?
GV chốt ý đúng.
(5’)
(24’)
(13’)
1. Góc đối diện với cạnh lớn hơn
?1. Vẽ DABC 
 A 
có AC > AB.
Dự đoán .
 B C
?2. Gấp hình và quan sát
- Cắt, gấp hình (SGK.53;54)
 A
 B C
 A
 B º B’
 M C
- Giải thích:
+ DB’MC có: AB’M là góc ngoài; 
 là 1 góc trong không kề với nó.
Nên AB’M > .
+ Ta lại có: AB’M = ABM. 
Nên .
* Định lí 1: (sgk)
 A
 1 2 
 B’
 B M C
 GT DABC; AB < AC
 KL 
Chứng minh: 
Trên tia AC, lấy điểm B’ sao cho AB’ = AB. Do AC > AB nên B’ nằm giữa A và C.
Kẻ tia phân giác AM của (MBC).
Hai tam giác ABM và AB’M có:
AB = AB’ (cách dựng)
 (cách dựng)
AM chung.
Suy ra: DABM = DAB’M (c.g.c)
Do đó: = AB’M (1).
AB’M là góc ngoài của DB’MC.
Do đó: AB’M > (2).
Từ (1) và (2) suy ra: 
Bài 1 (Tr 55):
DABC có: AB = 2cm, BC = 4cm, 
AC = 5cm AB < BC < AC.
Do đó (định lí 1 về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong 1 tam giác).
Bài 4( Tr56):
Vì: Trong một tam giác đối diện với cạnh nhỏ nhất phải là góc nhỏ nhất. Mà trong một tam giác có ít nhất hai góc nhọn.
Vậy: Trong một tam giác đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nhọn.
4. Củng cố: (1’) 
	 HS nhắc lại định lí về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong 1 tam giác
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
	Làm tiếp bài 6;7 (SGK.Tr56). 
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
.........
Ngày giảng..
 Tiết 47
Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện
 trong một tam giác (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm vững nội dung định lí về mối quan hệ: Cạnh đói diện với góc lớn hơn là góc lớn hơn. 
2. Kĩ năng: Biết vẽ hình đúng yêu cầu, nhận xét và dự đoán các tính chất qua hình vẽ.
Vận dụng kiến thức vào giải bài tập
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa. 
2. Học sinh: Bảng nhóm. Thước kẻ, compa. 
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 7A1:; /35.Vắng:.
Lớp7A3:; /33.Vắng:.
Lớp7A2:.; /34.Vắng:
Lớp7A4:; /31.Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp vào bài mới)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
T.g
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu cạnh đối diện với góc lớn hơn
HS thực hiện ?3
+ Vẽ hình.
+ Nêu dự đoán
+Giải thích...
GV khẳng định AC > AB là đúng. Sau đó gợi ý để HS biết được cách chứng minh: 
Nếu AB = AC thì sao? (, trái GT). Nếu AB > AC thì sao? (, trái GT). Do đó phải xảy ra trường hợp 3 là AC > AB.
HS: Phát biểu định lí 2 và nêu GT, KL của định lí.
GV: So sánh định lí 1 và định lí 2, em có nhận xét gì?
(Định lí 2 là định lí đảo của định lí 1)
GV: Trong DABC () cạnh nào lớn nhất? Vì sao? 
 Trong tam giác tù MNP () cạnh nào lớn nhất? Vì sao?
HS: Trả lời tại chỗ và minh hoạ bằng hình vẽ.
HS đọc nội dung nhận xét (SGK).
*Hoạt động 2: Luyện tập
 HS thảo luận, làm bài vào vở nháp bài tập 2sgk.
GV: Hãy so sánh ba góc của tam giác với nhau?
HS:1hs lên bảng trình bày.
GV chốt ý đúng.
HS2 lên bảng làm bài tập 2
HS: Dưới lớp cùng làm bài tập.
HS nhận xét
GV: Đánh giá và cho điểm.
GV: Vẽ hình bt5 lên bảng.
HS đọc đề BT 5. Trả lời câu hỏi và giải thích.
GV: Thống nhất và cho hs ghi bài.
(15’)
(23’)
2. Cạnh đối diện với góc lớn hơn
?3. Vẽ DABC có . 
 A 
 B C
 Dự đoán AC > AB.
* Định lí 2: (SGK.55)
 A
 B C
Trong DABC. Nếu thì AC > AB.
* Nhận xét: (SGK.55)
Từ định lí 1 và định lí 2 ta có:
 1,TrongDABCcó AC > AB 
 2, Trong tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất.
Bài 2 (Tr55)
DABC có: = 800; = 450 
 = 550 .
Do đó AC < AB < BC (định lí 2)
 Bài 3 (Tr56):
DABC có: = 1000; = 400 
 = 400 .
Do đó AC = AB < BC (định lí 2).
Vậy: a) BC là cạnh lớn nhất.
 b) DABC cân tại A.
Bài 5 (Tr56): D
 Hạnh Trang 
 Nguyên
 A B C
DBCD có là góc tù, nên BD > CD.
hay Nguyên đi xa hơn Trang.
DABD có ABD là góc tù, nên AD > BD
hay Hạnh đi xa hơn Nguyên.
Vậy: Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
4. Củng cố: (5’) 
	- Nhắc lại định lí 1; 2 (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong 1 tam giác)?
	- Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng khẳng định nào sai?
	1) Trong 1 tam giác đối diện với 2 góc bằng nhau là 2 cạnh bằng nhau.
	2) Trong tam giác vuông cạnh huyền là cạnh lớn nhất.
	3) Trong 1 tam giác đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù.
	4) Trong 1 tam giác tù đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất.
	5) Trong 2 tam giác đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
	Làm tiếp bài 6;7 (SGK.Tr56). 
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
......
Ngày giảng.
Tiết 48
Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên,
đường xiên và hình chiếu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm đường vuông góc, đường xiên kẻ từ một điểm 
 nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó; khái niệm hình chiếu của điểm, hình chiếu của đường xiên.
 Nắm vững định lí 1 về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, hiểu cách chứng minh định lí. 
2. Kĩ năng: Biết vẽ hình đúng yêu cầu và chỉ ra các khái niệm trên qua hình vẽ.
 Biết vận dụng định lí 1 vào giải bài tập.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thước thẳng, êke. 
2. Học sinh: Thước kẻ, êke. 
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 7A1:; /35.Vắng:.
Lớp7A3:; /33.Vắng:.
Lớp7A2:.; /34.Vắng:
Lớp7A4:; /31.Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (8’)
+Câu hỏi:- Phát biểu ĐL1, ĐL2 (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong 1 tam giác)?
	- Cho ABC có . Hãy so sánh độ dài các cạnh của tam giác đó?
+Đáp án: Trả lời 2 định lí được 6đểm
	. Vì nên BC > AB > AC (4điểm)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
T.g
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm về đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên
GV: Thực hiện từng thao tác vẽ hình lên bảng đồng thời trình bày các khái niệm như SGK.
HS: Tiếp thu các kiến thức mới.
HS đọc và thực hiện ?1/SGK
1HS lên bảng vẽ hình và chỉ ra hình chiếu của điểm A, đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên.
*Hoạt động 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
HS đọc và thực hiện ?2
GV: So sánh đường vuông góc và các đường xiên (dự đoán)?
 Nội dung định lí 1/SGK
HS1: Đọc nội dung định lí.
HS2: Lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL?
?3: Hãy phát biểu định lí Py-ta-go và dùng định lí đó để chứng minh AH < AB? 
 1HS: Phát biểu định lí Py-ta-go?
HS thảo luận nhóm, dùng ĐL Py-ta-go c/m ĐL1 vào bảng nhóm?
Các nhóm trưng bài làm lên bảng và nhận xét chéo. GV chốt ý.
GV: Giới thiệu độ dài đường vuông góc AH gọi là khoảng cách từ A đến d. 
(15’)
(16’)
1. Khái niệm về đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên 
 A
Từ A ẽd, 
kẻ AH ^ d = H
Lấy B ẻ d (B ạ H) d
Khi đó: H B 
- AH: Đường vuông góc kẻ từ A đến d
- H: Hình chiếu của A trên d
- AB: Đường xiên kẻ từ A đến d
- HB: Hình chiếu của 
đường xiên AB trên d.
?1. A
+ Hình chiếu của A 
trên d là K. 
+ Hình chiếu của d
đường xiên AM M K
trên d là KM.
2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên A
?2.
Từ A ẽd ta chỉ kẻ d
được 1 đường vuông B C H M
góc và kẻ được vô số đường 
xiên đến đường thẳng d. A
* Định lí 1 (SGK .58)
 A ẽd 
GT AH: Đường vuông góc d
 AB: Đường xiên H B
KL AH < AB
Chứng minh (?3):
Xét DAHB ( = 900)
Có AB2 = AH2 + HB2 (Định lí Py-ta-go)
Vì HB2 > 0 
AB2 > AH2 AB > AH.
4. Củng cố: (4’) Nhắc lại các khái niệm ở phần 1; định lí 1?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’). Học thuộc các kháI niệm và nội dung của định lí 1
Làm bài tập 16 (SBT.24).
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
...
Duyệt giáo án, ngày tháng năm 2011
....

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hinh hoc 720102011.doc