A. MỤC TIÊU:
- Củng cố tính chất liên hệ giữa tính vuông góc và song song.
- Rèn kĩ năng phát biểu chính xác mệnh đề toán học bằng lời.
- Tập suy luận, rèn tính cẩn thận chính xác.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ, thước.
- HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 10.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức (1')
2. Kiểm tra : (14')
Tuần 6 Tiết 11 Ngày soạn: 10/10/09 Ngày dạy: 13/10/09 luyện tập A. mục tiêu: - Củng cố tính chất liên hệ giữa tính vuông góc và song song. - Rèn kĩ năng phát biểu chính xác mệnh đề toán học bằng lời. - Tập suy luận, rèn tính cẩn thận chính xác. B. chuẩn bị: - GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ, thước. - HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 10. C. tiến trình dạy học: 1. Tổ chức (1') 2. Kiểm tra : (14') - HS 1: Bài 42 (SGK-98) à TC 1. - HS 2: Bài 43 (SGK-98) à TC 2. - HS 3: Bài 44 (SGK-98) à TC 3. - GV nhấn mạnh lại TC 1 và TC 2 là ngược nhau 3. Luyện tập: (20') 1. Bài 46 (SGK-98): Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV đưa hình vẽ lên bảng. - HS đọc hình vẽ: quan hệ giữa a và b với AB. à Kết luận về quan hệ giữa a và b? - TC hai đường thẳng song song a và b (cặp góc trong cùng phía)? à Tính - 1 HS lên bảng trình bày. a) b) Do a//b nên: (2 góc trong cùng phía) 2. Bài 31 (SBT-79) - GV đưa hình vẽ lên bảng. - GV hướng dẫn HS kẻ thêm đường thẳng c đi qua O và song song với a. - Quan hệ giữa c và b? - x là tổng số đo của 2 góc nào? - áp dụng TC của 2 đường thẳng song song, tính số đo góc O1 và góc O2? - Hãy tính x? - Kẻ c đi qua O, c//a . Khi đó: (vì cặp góc so le trong bằng nhau). - Vì nên b//c. Suy ra: (vì cặp góc kề bù). Vậy 4. Củng cố: (8') - Làm bài 36, 37 (SBT-80): HS trả lời. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Xem lại các bài tập đã chữa (tập suy luận). - Chuẩn bị bài mới. Xem lại phần suy luận về TC của hai góc đối đỉnh. D. Rút kinh nghiệm --------------------------------------- Tuần 6 Tiết 12 Ngày soạn: 10/10/09 Ngày dạy: 17/10/09 định lí A. mục tiêu: - HS biết cấu trúc của một định lí (giả thiết, kết luận). Biết thế nào là chứng minh một định lí. - HS biết đưa một định lí về dạng: "Nếu.thì." - Rèn tư duy cho HS làm quen với mệnh đề lôgic p => q. B. chuẩn bị: - GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ - HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 11. C. tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: (1') 2. Kiểm tra : (9') - HS 1: Phát biểu nội dung tiên đề Ơ-clit, vẽ hình minh hoạ? - HS 2: Nêu tính chất của hai đường thẳng song song, vẽ hình ? - HS 3: Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh, vẽ hình? à Tiên đề và các TC trên đều là các khẳng định đúng nhưng tiên đề được thừa nhận qua vẽ hình và kinh nghiệm thực tế, còn các TC trên được khẳng định là đúng không phải bằng đo trực tiếp mà bằng suy luận. Đó là định lí. 3. Bài mới: 1. Định lí: (14') Hoạt động của GV và HS Nội dung - Thế nào là một định lí? - Làm ?1 - Lấy thêm VD về định lí? - Trong định lí: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau, cho ta biết điều gì? à Đó là giả thiết của định lí. - Định lí đó suy ra điều gì? à Đó là kết luận của định lí. - Định lí có mấy phần? - GV giới thiệu cách viết tắt, phát biểu dạng nếu thì. - Phát biểu TC của 2 góc đối đỉnh dưới dạng định lí : nếu thì, viết GT và KL theo hình vẽ? - Làm ?2: 1 HS trả lời câu a, 1 HS lên bảng làm câu b. - Làm bài 49 (SGK-101)?: GV đưa đề bài lên bảng, HS trả lời. * Định lí là một khẳng định suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. * VD 1: GT đối đỉnh KL * VD 2: GT a//c, b//c KL a//b 2. Chứng minh định lí: (12') - Để có KL ta đã suy luận như thế nào? - Quá trình suy luận trên đi từ GT đến KL gọi là chứng minh định lí. - GV đưa ra VD (SGK-100) và hướng dẫn HS trình bày cách chứng minh: bảng phụ - Tia phân giác là gì? - Khi có tia Om là tia phân giác của , ta có điều gì? - Qua VD, muốn chứng minh một định lí ta cần làm thế nào? - Vậy chứng minh định lí là gì? - GV nhấn mạnh lại cách trình bày chứng minh. * Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận. * Cách chứng minh định lí: - Vẽ hình. - Ghi GT, KL. - Nêu các bước chứng minh (khẳng định và căn cứ ). 4. Củng cố: (8') - Định lí là gì? gồm những phần nào? GT, KL là gì? - Hãy chỉ ra định lí trong các mệnh đề sau, chỉ ra GT, KL của định lí đó? a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc trong cùng phía bù nhau. b) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. c) Trong ba điểm thảng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. d) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh. à a) là định lí, b) là định nghĩa, c) là TC được thừa nhận là đúng, d) không là khẳng định đúng. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1') - Nắm chắc hai phần của định lí; cách ghi GT, KL. - Làm bài tập (SGK-101, 102). - Chuẩn bị luyện tập. D. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: