Giáo án môn Hình học lớp 7, kì I - Tiết 3, 4

Giáo án môn Hình học lớp 7, kì I - Tiết 3, 4

A- MỤC TIÊU:

* Học xong tiết này HS cần phải:

- Hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Công nhận tính chất : có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và . Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.

- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng, thước có chia khoảng.

- Bước đầu tập suy luận.

B– CHUẨN BỊ:

- GV: Thước thẳng, êke, thước có chia khoảng, bảng phụ.

- HS : Thước thẳng, êke, thước có chia khoảng, mỗi HS một tờ giấy trắng.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7, kì I - Tiết 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: 11/9/09
Tiết 3
Ngày dạy: 15/9/09
Hai đường thẳng vuông góc
A- Mục tiêu:
* Học xong tiết này HS cần phải:
- Hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Công nhận tính chất : có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và . Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng, thước có chia khoảng.
- Bước đầu tập suy luận.
B– Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, êke, thước có chia khoảng, bảng phụ.
- HS : Thước thẳng, êke, thước có chia khoảng, mỗi HS một tờ giấy trắng.
C – Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: (1') 
2. Kiểm tra: (4')
- Vẽ hai đường thẳng cắt nhau, trong đó có một góc tạo thành bằng 900?
=> ĐVĐ: Hai đường thẳng vuông góc.
3. Bài mới:
1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? (13')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Cho HS làm ? 1 (sgk)
- Nhận xét các góc tạo thành?
=> Hai nếp gấp là hình ảnh của hai đường thẳng vuông góc.
- Quan sát hình 4 (bài kt). Làm ?2.
- Hai đường thẳng cắt nhau tạo ra một góc vuông thì các góc còn lại có số đo bằng bao nhiêu?
=> Hai đường thẳng xx' và yy' là hai đường thẳng vuông góc.
- Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
- GV nhấn mạnh: cách đọc và kí hiệu.
- Lấy ví dụ trong thực tế về hai đường thẳng vuông góc?
a) Gấp giấy:
b) Tập suy luận:
à Đường thẳng xx' vuông góc với đường thẳng yy' tại O
c) Định nghĩa: (SGK-84)
d) KH : 
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc: (10')
- Làm ?3, ?4 theo hai trường hợp H-5, H-6 (SGK-85)?
- Cho hai học sinh lên bảng. GV uốn nắn cách vẽ, sử dụng êke.
- Vẽ được bao nhiêu đường thẳng a' như vậy?
=> Tính chất.
- Làm bài 11, 12(SGK-86) bảng phụ.
a) Cách vẽ:
b) Tính chất: (SGK-85)
3. Đường trung trực của đoạn thẳng: (10')
- GV vẽ đoạn thẳng AB, yêu cầu HS vẽ trung điểm I của AB, qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với AB.
=> Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
- Đường trung trực của đoạn thẳng là gì?
=> ĐN. 
- Nêu cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB?
- Làm bài tập 13,14(SGK-86)
à Một học sinh lên bảng: Xác định trung điểm, vẽ đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng ấy.
a) VD:
- Đường thẳng xy vuông góc với đoạn thẳng AB tại trung điểm I.
à Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
- Khi đó A, B đối xứng nhau qua xy.
b) Định nghĩa: (SGK-85)
4. Củng cố: (5')
- Bảng phụ: Bài tập Đ-S?
a) Hai đường thẳng vuông góc có thể không cắt nhau.
b) Hai đường thẳng cắt nhau tao ra hai góc vuông thì hai đường thẳng đó vuông góc với nhau.
c) Qua một điểm có thẻ kẻ được ít nhất một đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho..
d) Đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng AB thì d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
e) d là đường trung trực của đoạn thẳng AB thì d vuông góc với AB.
f) Nếu tại O thì mỗi đường thẳng là đường phân giác của một góc bẹt.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') 
- Nắm chắc định nghĩa, tính chất hai đường vuông góc, đường trung trực và cách vẽ.
-Làm bài tập SGK-86, 87.
- Tiết sau luyện tập. Mang thước đo độ, êke.
d. rút kinh nghiệm
-----------------------------------
Tuần 2
Ngày soạn: 11/9/09
Tiết 4
Ngày dạy: 19/9/09
luyện tập
A. Mục tiêu:
* Học xong tiết này HS cần phải
- Củng cố ĐN, TC hai đường thẳng vuông góc, ĐN đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Rèn kĩ năng vẽ hình: một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng đã cho, đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Rèn tính cẩn thận, bước đầu tập suy luận.
B. Chuẩn bị: 
- GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo, thước, êke, thước đo độ, bảng phụ.
- HS: Theo HD tiết3.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: (1') 
2. Kiểm tra: (8')
- HS 1: Nêu ĐN, TC của hai đường thẳng vuông góc. Làm bài 16 (SGK-87)?
- HS 2: Nêu ĐN đường trung trực của một đoạn thẳng. Vẽ đoạn thẳng AB=20cm rồi vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy?
à GV nhấn mạnh lại cách vẽ.
3 .Luyện tập: (29')
1. Bài 18 (SGK-87)
	Hoạt động của GV và HS Nội dung
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng vẽ hình, HS dưới lớp vẽ vào vở.
- GV uốn nắn thao tác.
2. Bài 19 (SGK-87)
- HS hoạt động nhóm: trao đổi trình tự vẽ và vẽ hình.
- Đại diện nhóm trình bày lên bảng.
- HS + GV nhận xét.
* Trình tự 1:
- Vẽ d1 tuỳ ý.
- Vẽ d2 cắt d1 tại O và tạo với d1 góc 600.
- Lấy A tuỳ ý trong góc d1Od2.
- Vẽ ABd1 tại B .
- Vẽ BC d2 ;
* Trình tự 2:
- Vẽ hai đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O, tạo thành góc 600.
- Lấy B tuỳ ý trên tại Od1.
- Vẽ đoạn thẳng BC, điểm .
- Vẽ đoạn BAtia Od1, điểm a nằm trong góc d1Od2.
*Trình tự 3:
- Vẽ đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O tạo thành góc 600.
- Lấy C tuỳ ý trên tia Od2.
- Vẽ đường thẳng vuông gócvới tia Od2 tại C cắt Od1 tại B.
- Vẽ đoạnBA vuông góc với tia Od1 , điểm A nằm trong góc d1Od2.
3. Bài 20 (SGK-87)
- Vị trí của A, B, C có thể xảy ra những trường hợp nào?
- 2 HS lên bảng vẽ hình.
- GV sửa cách vẽ cho HS .
-Lưu ý còn trường hợp sau:
- Nhận xét vị trí của d1, d2 trong hai trường hợp trên?( song song, cắt nhau).
* A, B, C thẳng hàng:
* A, B, C không thẳng hàng:
4. Củng cố: (5')
- Bài tập Đ-S?
a) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
b) Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
c) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB và vuông góc với AB là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
d) Hai mút của đoạn thẳng AB đối xứng với nhau qua đường trung trực của nó.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Xem lại ĐN, TC và cách vẽ đã học.
- Xem lại bài tập đã chữa. làm bài tập trong SBT-75 , bỏ bài 10.
- Chuẩn bị bài mới. Thước đo góc.
d. rút kinh nghiệm
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc