Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 21: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 21: Luyện tập

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS nhắc lại được định nghĩa hai tam giác bằng nhau, chỉ ra được các góc, các cạnh tương ứng bằng nhau.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau

3. Thái độ:

 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong học toán

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, bảng phụ, bút dạ

2. Học sinh: Thước thẳng

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 21: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/10/2010
Ngày giảng: 7A-28/10/2010
7B-28/10/2010
Tiết 21: Luyện tập
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS nhắc lại được định nghĩa hai tam giác bằng nhau, chỉ ra được các góc, các cạnh tương ứng bằng nhau.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau
3. Thái độ:
	- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong học toán
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, bảng phụ, bút dạ
2. Học sinh: Thước thẳng
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau. Hai tam giác ABC bằng tam giác PQR chỉ ra các yếu tố bằng nhau của hai tam giác trên.
	ĐA: - Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.
	- ∆ABC=∆PQR⇒AB=PQ;AC=PR;BC=QRA=Q; B=Q; C=R
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập ( 34')
Mục tiêu: - HS nhắc lại được định nghĩa hai tam giác bằng nhau, chỉ ra được các góc, các cạnh tương ứng bằng nhau.
Đồ dùng : Thước thẳng, compa, bảng phụ, bút dạ
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV cho HS làm bài tập 1
Điền vào dấu () để được câu đúng
1. ∆ABC=∆C1A1B1 thì 
2. ∆A'B'C' và ∆ABC có
A'B'=AB;A'C'=AC;B'C'=BC
A'=A; B'=B; C'=C thì
3. ∆NMK và ∆ABC có
MN=AC;NK=AB;MK=BC
N=A; M=C; K=B thì
+ HS: Đứng tại chỗ trả lời
+ HS khác nhận xét
- GV: Cho HS làm tiếp bài 2( SGK)
Cho ∆DKE có DK=KE=DE=5 cm và ∆DKE=∆BCD. Tính tổng chu vi hai tam giác đó?
- Muốn tính tổng chu vi hai tam giác trước hết ta cần chỉ ra gì?
- GV đưa đề bài 3 lên bảng phụ:
Cho các tam giá bằng nhau trong mỗi hình
 H.1
 H.2
 H.3
 H.4
Bài tập 1
1. ∆ABC=∆C1A1B1 thì 
AB=C1A1;AC= C1B1;BC=A1B1 
2. ∆A'B'C' và ∆ABC có
A'B'=AB;A'C'=AC;B'C'=BC
A'=A; B'=B; C'=C thì ∆A'B'C'=∆ABC
3. ∆NMK và ∆ABC có
MN=AC;NK=AB;MK=BC
N=A; M=C; K=B thì ∆NMK=∆ABC
Bài tập 2
Ta có ∆DEK=∆BCO ( theo gt)
⇒DK=BC
DE=BO;KE=CO ( Theo định nghĩa)
Mà DK=EK=DE=5 cm
Vậy BC=BO=CO=5 cm
⇒ Chu vi ∆DEK+ chu vi ∆BCO = 3.DK+3.BC=3.5+3.5=30 cm
Bài tập 3
Hình 1: ∆ABC=∆A'B'C' ( theo định nghĩa)
Vì AB=C1A1;AC= C1B1;BC=A1B1
A=A'; B=B'; C=C'
Hình 2: Hai tam giác khong bằng nhau
Hình 3: ∆ABC=∆BDA
Vì AC=BD;CB=DA;AB=BA
C=D; CBA=DAB; CAB=DBA
Hình 4: ∆ADB=∆ADC
Vì: AB=AC;BD=DC; cạnh AD chung
A1=A2; D1=D2;B=C
4. Củng cố ( 2')
	- Định nghĩa hai tam giác bằng nhau
	- Khi viết ký hiệu về hai tam giác bằng nhau phải chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- BTVN: 22; 23; 25; 26( SBT-Tr101)
	- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 21.docx