Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c - c - c)

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c - c - c)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Nhận ra được trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh- cạnh của hia tam giác

 - Vẽ được một tam giác khi biết ba cạnh của nó, sử dụng trường hợp bằng nhau ( c-c-c) để chứng minh hia tam giác bằng nhau từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.

2. Kỹ năng:

 - Kỹ năng sử dụng compa trong vẽ hình

 - Bước đầu chứng minh hai tam giác bằng nhau

3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác, hợp tác trong hoạt động nhóm

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c - c - c)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/10/2010
Ngày giảng: 7A-30/10/2010
7B-03/11/2010
Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác Cạnh- Cạnh- Cạnh ( c-c-c)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Nhận ra được trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh- cạnh của hia tam giác
	- Vẽ được một tam giác khi biết ba cạnh của nó, sử dụng trường hợp bằng nhau ( c-c-c) để chứng minh hia tam giác bằng nhau từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.
2. Kỹ năng:
	- Kỹ năng sử dụng compa trong vẽ hình
	- Bước đầu chứng minh hai tam giác bằng nhau
3. Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác, hợp tác trong hoạt động nhóm
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, thước đo góc
2. Học sinh: thước thẳng, compa, thước đo độ
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Thảo luận nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Vẽ tam giá khi biết ba cạnh ( 15')
Mục tiêu: - Vẽ được một tam giác khi biết ba cạnh của nó, sử dụng trường hợp bằng nhau ( c-c-c)
Đồ dùng : Thước thẳng, compa, thước đo góc
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV: Xét bài toán 1
Vẽ ∆ABC biết AB=2cm;BC=4cm;
 AC=3cm
- GV ghi cách vẽ lên bảng
- Vẽ một trong 3 cạnh đã cho chẳng hạn vẽ cạnh BC=4cm
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các cung trònB;2cm; C;3cm
- Hai cung tròn này cắt nhau tại A
- Vẽ đoạn thẳng AB; AC được ∆ABC
- GV Y/C HS nêu lại cách vẽ
- GV: Bài toán 2
Cho ∆ABC như hình vẽ, hãy
a, Vẽ ∆A'B'C' mà A'B'=AB;A'C'=AC;
B'C"=BC
b, Đo và so sánh các góc A và A'; B và B'; C và C'
1. Vẽ tam giác biết ba cạnh
Bài toán( SGK-Tr112)
Giải:
- Vẽ đoạn thẳng BC=4cm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ cung tròn tâm B bán kính 2cm và cung tròn tâm C bắn kính 3cm.
- Hai đường thẳng cắt nhau tại A
-Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta được ∆ABC
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh- cạnh ( 16')
Mục tiêu: - Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh- cạnh của hia tam giác
Đồ dùng : Thước thẳng, compa, thước đo góc
Qua hai bài toán trên ta có thể đưa ra dự đoán nào?
- Ta thừa nhận tính chất sau: " Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau"
- GV đưa kết luận lên bẳng phụ
1. Nếu ∆ABC và ∆A'B'C' có AB=A'B'
AC=A'C'
BC=B'C'
Thì kết luận gì về hai tam giác này?
- GV giới thiệu ký hiệu trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh- cạnh ( c-c-c)
2. Có kết luận gì về các cặp tam giác sau:
a, ∆MNP và ∆M'P'N'
b, ∆MNP và ∆M'N'P'
nếu MP=M'N';NP=N'P';
MN=M'P'
2. Trường hợp bằng nhau cạnh cạnh cạnh
?1( SGK-Tr113)
∆ABC=∆A'B'C'
* Tính chất( SGK-Tr113)
Nếu Nếu ∆ABC và ∆A'B'C' có AB=A'B'; AC=A'C'; BC=B'C' thì 
∆ABC=∆A'B'C'
Hoạt động 3: Luyện tập ( 8')
Mục tiêu: Vận dụng trường hợp bằng nhau (c-c-c) và chứng minh các bài tập
- GV đưa ra bài 16( SGK-Tr114) lên bảng phụ
- Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 3cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác
- GV Y/C HS làm bài tập 17( SGK-Tr114)
Chi ra các tam giác bằng nhau trên mỗi hình.
GV: ở hình 68 có các tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
∆ABC và ∆ABD có
AC=AGgt;BC=BD( gt) AB chung
⇒∆ABC=∆ABD(c.c.c)
Bài tập 16( SGK-Tr114)
A=B=C=600
Bài tập 17( SGK-TR114)
H68: ∆ABC=∆ABD vì có cạnh AB chung; AC=AD;BC=BD 
4. Củng cố ( 2')
	- Y/C HS nhắc lại trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác, ký hiệu
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Về nhà cần rèn kỹ năng vẽ tam giác biết 3 cạnh
	- Hiểu và phát biểu chính xác trường hợp bằng nhau của hai tam giác ( c.c.c)
	- BTVN: 15; 18; 19( SGK-Tr114)
	- Làm kỹ các bài tập chuẩn bị giờ sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 22.docx