Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 26: Luyện tập 1

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 26: Luyện tập 1

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Củng cố trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh

2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau, vẽ hình, trình bày lời giải

3. Thái độ

 - Phát huy trí lực của học sinh

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, bút dạ, phấn mầu, thước đo độ

2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo độ

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 26: Luyện tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/11/2009
Ngày giảng: 11/11/2009, Lớp 7A,B
Tiết 26: Luyện tập 1
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Củng cố trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau, vẽ hình, trình bày lời giải
3. Thái độ
	- Phát huy trí lực của học sinh
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, bút dạ, phấn mầu, thước đo độ
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo độ
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Thảo luận nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh ( c.g.c)
	ĐA: Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập các bài tập cho hình sẵn ( 15')
	Mục tiêu: - HS biết cách chứng minh hai tam giác bằng nhau ( c.g.c) dựa trên các ký hiệu hình vẽ cho trước
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
GV: cho HS làm bài tập 28( SGK-Tr120)
Trên hình sau có các tam giác nào bằng nhau?
1. Luyện tập bài tập cho hình sẵn
Bài tập 28( SGK-Tr120)
∆DEK có K=800; E=400
Mà D+K+E=1800 ( định lý tổng ba góc của tam giác)
⇒D=600
⇒∆ABC=∆KDE c.g.c
Vì có AB=KD gt
B=D=600
BC=DE gt
Còn ∆MNP không bằng hai tam giác còn lại.
Hoạt động 2: Luyện tập các bài tập phải vẽ hình ( 19')
Mục tiêu: - HS vẽ được hình và chứng minh được bài toán liên quan tới trường hợp ( c.g.c)
- GV: Cho xAy lấy điểm B trên tia Ax, điểm D trên tia Ay sao cho AB=AD. Trên tia Bx lấy điểm E, trên tia Dy lấy điểm C sao cho BE=DC
Chứng minh rằng: ∆ABC=∆ADE
- GV: Quan sát hình vẽ, em hãy cho biết ∆ABC và ∆ADE có đặc điểm gì?
Bài tập: Cho ∆ABC;AB=AC. Vẽ về phía ngoài của ∆ABC các tam giác vuông ABK và tam giác vuông ACD có AB=AK;AC=AD. 
CMR: ∆ABC=∆ACD
- GV" Y/C HS vẽ hình và ghi GT- KL của bài toán vào vở
- Hai tam giác ∆AKB; ∆ADC có những yếu tố nào bằng nhau?
- Cần chứng minh thêm điều gì? tại sao?
2. Luyện tập các bài tập phải vẽ hình
Bài tập 29 (SGK-Tr120)
GT
xAy;B∈Ax;D∈Ay;AB=AD
E∈Bx;C∈Dy;BE=DC 
KL
∆ABC=∆ADE
Chứng minh:
Xét ∆ABC và ∆ADE có AB=AD ( gt)
A chung
BE=DC ( gt)
AB=AD gtBE=DC gt⇒AC=AE
⇒∆ABC=∆ADE c.g.c
Bài tập
GT
 ∆ABC;AB=AC
∆ABK KAB=1VAB=AK
∆ADC DAC=1VAD=AC
KL
∆ABK=∆ADC
Chứng minh:
∆ABK và ∆ADC có: 
AB=AC gt
KAB=DAC=900 gt
AK=AB gtAD=AC gtmà AB=AC⇒AK=AD ( tính chất bắc cầu)
⇒∆ABK=∆ADC ( c.g.c)
4. Củng cố ( 2')
	- Qua tiết luyện tạp này các em cần nắm vững kiến thức về trườn hợp bằng nhau ( c.g.c)
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Về nhà học kỹ, nắm vững tính chất bằng nhau của hai tam giác trường hợp ( c.g.c)
	- Làm cẩn thận các bài tập 30; 31; 32 ( SGK-Tr120)
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 26.docx