Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 27: Luyện tập 2

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 27: Luyện tập 2

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Củng có hai trường hợp bằng nhau của tam giác ( c.c.c; c.g.c)

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng áp dụng trường hợp bằng nhau ( c.c.c); ( c.g.c)

 - Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh

3. Thái độ:

 - Phát huy trí lực của học sinh

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 27: Luyện tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2009
Ngày giảng: 17/11/2009, Lớp 7A,B
Tiết 27: Luyện tập 2
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Củng có hai trường hợp bằng nhau của tam giác ( c.c.c; c.g.c)
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng áp dụng trường hợp bằng nhau ( c.c.c); ( c.g.c)
	- Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh
3. Thái độ:
	- Phát huy trí lực của học sinh
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, eke, bảng phụ
2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, compa, eke, bảng phụ, bút dạ
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Y/C HS chữa bài tập 30( SGK-Tr120)
	ĐA: ABC không phải là góc xen giữa hai cạnh BC và CA
- A'BC không phải là góc xen giữa hai cạnh BC và CA' nên không thể sử dụng trường hợp bằng nhau ( c.g.c) để kết luận ∆ABC=∆A'BC
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập ( 34')
	Mục tiêu: - Củng có hai trường hợp bằng nhau của tam giác ( c.c.c; c.g.c)
	- Rèn kỹ năng áp dụng trường hợp bằng nhau ( c.c.c); ( c.g.c)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
GV cho HS làm bài tập 44( SBT) và đưa đề bài lên bảng phụ
Cho ∆AOB có oA=OB. Tia phân giác của O cắt AB ở D 
Chứng minh:
a, DA=DB
b, OD⊥AB
- GV: gọi 1 HS lên bảng vẽ hình ghi GT-KL
+ 1 HS khác lên bảng chứng minh
- GV cùng HS chữa bài tập của bạn
- GV cho HS làm bài tập 46( STB-103)
GV hươgns dẫn HS dùng dụng cụ vẽ hình
- Cho biết giải thiết và kết luận của bài toán
- GV: Làm thế nào để chứng minh DC=BE?
GV: Y/C 1 HS nêu cách chứng minh và 1 HS khác lên bảng chứng minh
GV: Làm thế nào để chứng minh DC⊥BE
- GV gợi ý cho DC cắt BE tạiI
DC cắt AB tại H. Hãy chứng minh BIH=1V
- Tìm mối liên hệ giữa ∆BIH và ∆DAH
- GV cho HS làm bài tạp 48( SBT-Tr103)
- GV vẽ hình và Ghi sẵn GT-KL trên bảng 
- GV: Y/C HS phân tích bài và chứng minh bài toán
- GV: muốn chứng minh A là trung điểm của MN ta cần chứng minh những điều kiện gì?
Hãy chứng minh: AM=AN
- GV Làm thế nào để chứng minh M, A, N thẳng hàng?
GV gợi ý: Chứng minh AM và AN cùng song song với BC rồi dùng tiên đề ơclít suy ra A, M, N thẳng hằng.
( Tuỳ thời gian, GV có thể gợi ý cách Chứng minh)
GT
∆AOB;OA=OB; O1=O2
KL
a, DA=DB
b, OD⊥AB
 Bài tập 44( SBT)
CM:
a, ∆AOD và ∆OBD có
OA=OB gt;O1=O2 gt
AD chung
⇒∆AOD=∆OBD ( c.g.c)
⇒DA=DB( cạnh tương ứng)
b, D1=D2( góc tương ứng)
Mà D1+D2=1800( kề bù)
⇒D1=D2=900 hay OD⊥AB
Bài tập 46( SBT-Tr103)
GT
∆ABC nhọn; AD⊥AB;AD=AB
AE⊥AC;AE=AC
KL
DC=BE;DC⊥BE
CM:
a, ∆ADC và ∆ABE có
AD=AB gt
A2=A3=1V
⇒A2+A1=A3=A1
Hay DAC=BAE
AC=AE gt
⇒∆ADC=∆ABE c.g.c
⇒DC=BE( cạnh tương ứng)
b, ∆ADC=∆ABE ( theo chứng minh trên) 
⇒D=B1( chứng minh trên)
Xét ∆DAH và ∆BIH có:
H1=H2 ( đối đỉnh); D=B1( CM trên)
⇒A2=HIB mà A2=1V gt
⇒HIB=1V hay DC⊥BE
Bài tập 48( SBT- Tr103)
GT
∆ABC;AD=DB;AE=EC
DF=FC;EG=EB
KL
A là trung điểm của FG
CM:
∆ADF=∆BDC c.g.c
⇒AM=BC
Tương tự ∆AEG=∆CEB
⇒AG=BC
Do đó: AM=AN=BC
∆ADF=∆BDC( chứng minh trên)
⇒F=DCB( góc tương ứng)
⇒AM∥BC( Vì có hai góc sole trong bằng nhau)
Tương tự: AN∥BC
⇒F,A, G thẳng hằng theo tiên đề ơclít
Vậy A là trung điểm của MN
4. Củng cố ( 2')
	- Qua bài học này các em phải nám được cách gì GT- KL và chứng minh hai trường hợp bằng nhau của tam giác ( c.g.c)
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Hoàn thành bài tập 48( SBT-Tr103)
	- BTVN: 30; 35; 39( SBT)
	- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 27.docx