Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 28: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - Cạnh - góc ( g. c. g)

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 28: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - Cạnh - góc ( g. c. g)

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS nắm được trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của tam giác

 - Biết vận dụng trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác để CM

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng vẽ một tam giác khi biết một cạnh và hai góc xen giữa

3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác, biết suy luận

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, thước đo độ, bút dạ

2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo độ, ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ( c.c.c); ( c.g.c)

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 28: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - Cạnh - góc ( g. c. g)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày giảng: 24/11/2009, Lớp 7A, B
Tiết 28: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác Góc- Cạnh- Góc( g.c.g)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- HS nắm được trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của tam giác
	- Biết vận dụng trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác để CM
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng vẽ một tam giác khi biết một cạnh và hai góc xen giữa
3. Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác, biết suy luận
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, thước đo độ, bút dạ
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo độ, ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ( c.c.c); ( c.g.c)
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề
Mục tiêu: - Rèn kỹ năng vẽ một tam giác khi biết một cạnh và hai góc xen giữa
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết BC=4cm; B=600;C=400
- GV: Y/C toàn lớp nghiên cứu các bước làm trong SGK
- GV nhắc lại các bước làm
+ Vẽ đoạn thẳng BC=4cm
+ Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ tia Bx và Cy sao cho
CBx=600;BCy=400
Tia Bx cắt Cy tại A
- GV: Lưu ý HSL Trên bảng 1cm ứng với 1dm. Trong ∆ABC, góc B và góc C là hai góc kề cạnh BC. Để cho gọn, khi nối một cạnh và hai góc kề, ta hiểu hai góc này là hai góc ở vị trí kề cạnh đó
- GV: Trong ∆ABC, cạnh AB kề với những góc nào? Cạnh AC kề với những góc nào?
1. Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề
Bài toán( SGK-Tr121)
Giải:
- Vẽ đoạn thẳng BC= 4cm
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các tia Bx và Cy sao cho 
CBx=600;BCy=400.
Hai tia cắt nhau tại A, ta được ∆ABC
* Lưu ý: ( SGK-Tr121)
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh ( 17')
	Mục tiêu: - HS nắm được trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của tam giác
- GV Y/C HS làm ?1( SGK-Tr121)
- Vẽ thêm ∆A'B'C' có:
B'C'=4cm;B'=600;C'=400 
Em hãy đo và cho biết nhận xét về độ dài cạnh AB và A'B'
- Khi có AB=A'B'( do đo đạc) em có nhận xét gì về hai tam giác ∆ABC và ∆A'B'C'
Qua thực tế ta thừa nhận tính chất cơ bản sau: " Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau"
- GV: ∆ABC và ∆A'B'C' theo trường hợp Góc- cạnh- góc khi nào?
- GV Y/C HS làm ?2( SG-Tr121)
Tìm các tam giác bằng nhau ở hình 94, 95, 96
- GV đưa đề bài lên bảng phụ
- GV Nêu cách Chứng minh khác.
E=G ?
Có thể chứng minh: F=H ( gt)
 ( gt)
⇒EF∥HG⇒F=H( so le trong)
2. Trường hợp bằng nhau góc- cạnh- góc
?1( SGK-Tr121)
∆ABC=∆A'B'C'( c.g.c)
* Tính chất ( SGK-Tr121)
Nếu ∆ABC và ∆A'B'C' có:
B=B'BC=B'CC=C'⇒∆ABC=∆A'B'C' 
?2( SG-Tr121)
H 94: ∆ABC=∆CDB ( g.c.g) vì
ABD=CDB ( gt)
BD chung
ADB=CBD ( gt)
H 95: Xét ∆Oè và ∆OGH có
EFO=GHO( gt); EF= GH ( gt)
EFO=GHOEOF=GHO⇒OEF=OGH ( vì tổng ba góc của tam giác bằng 1800)
⇒∆ABD=∆CDB( g.c.g)
H 96: Xét ∆ABC và ∆EDF có:
A=E=1V 
AC=è; C=F ( gt)
⇒∆ABC=∆EDF ( g.c.g)
 Hoạt động 3: hệ quả ( 7')
	Mục tiêu: - HS biết được 2 tam giác vuông bằng nhau khi nào?
- GV: Nhìn vào H 96 em hãy cho biết hai tam giác vuong bằng nhua khi nào?
Hệ quả 1
- GV: Ta xét tiếp hệ quả 2, gọi 1 HS đọc hệ quả a. GV vẽ hình lên băng, Y/C HS làm vào vở
3. Hệ quả
a, Hệ quả 1
( SGK-Tr122)
b, Hệ quả 2: ( SGK-Tr22)
GT
∆ABC; B=900
∆DEF; E=900;BC=EF; 
B=E
KL
∆ABC=∆DEF
CM: Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau nên
C=900-B; F=900-E
Ta lại có:B=E ( gt)
⇒C=F
Từ đó ⇒∆ABC=∆DEF
Hoạt động 4: Luyện tập ( 5')
	Mục tiêu: HS vận dụng trường hợp bằng nhau thứ 3 vào làm bài tập
- Y/C HS làm bài tài tập 34( SGK-Tr123)
- GV treo đề bài lên bảng phu
4. Luyện tập
H 98: ∆ABC=∆ABD ( cgc)
Vì CAB=DAB=n; cạnh AB chung
ABC=ABD=m
H 99: ∆ABC có ABC=ACB ( gt)
⇒ABD=ACE( bù với hai góc bằng nhau)
xét ∆ABD và ∆ACE có ABD=ACE ( cm trên)
BE= CE ( gt), D=E ( gt)
⇒∆ABC=∆ACE
4. Củng cố ( 2')
	- Y/C HS phát biểu lại trường hợp bằng nhau C.g.c
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Học thuộc bài và nắm được các trường hợp bằng nhau của các tô giác
	- BTVN: 35; 36; 37 (SGK-Tr123)
	- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 28.docx