Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 4: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 4: Luyện tập

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau

 - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước

 - Vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng

2. Kỹ năng:

 - Sử dụng thành thạo eke, thước thẳng

 - Bước đầu tập suy luận

3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 4: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/08/2009
Ngày giảng: 28/08/2009, Lớp 7A,B
Tiết 4: Luyện tập
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau
	- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước
	- Vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng
2. Kỹ năng:
	- Sử dụng thành thạo eke, thước thẳng
	- Bước đầu tập suy luận
3. Thái độ:
	- Yêu thích môn học
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, thước, eke, giấy rời, bẳng phụ
2. Học sinh: Giấy rời, eke, thước kể
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Hoạt động nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 10')
	CH1: Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? Cho đường thẳng xx' và O thuộc xx' hãy vẽ đường thẳng yy' đi qua O và vuông góc xx'.
	CH2: Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng? Cho đoạn thẳng AB= 4cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn AB.
Đáp án: 
	CH1: Hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và ký hiệu là xx'⊥yy'
CH2: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thăng ấy.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập ( 29')
Mục tiêu: 	- Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau
	- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước
	- Vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng
Đồ dùng dạy học: eke, thước thẳng, giấy trắng, bảng phụ
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- Y/C HS cả lớp làm bài tập 15(SGK-Tr86)
+ HS chuẩn bị giấy trắng và thao tác như các hình 8 trang 86
+ HS1: Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O
+ HS2: có bốn góc vuông là xOz; zOy; yOt; tOx
- GV treo bảng phụ có vẽ lại hình bài 17 (SGK-Tr87)
- GV gọi 3 HS lần lượt lên bảng kiểm tra xem hai đường thẳng a và a' có vuông góc với nhau không
+ 3 HS lên bảng kiểm tra và trả lời
+ HS quan sát ba bạn trên bảng kiểm tra và nêu nhận xét.
- GV cho HS làm bài tập 18(SGK-Tr87)
- GV gọi 1 HS lên bảng, 1 HS đứng tại chỗ đọc chậm đề bài
+ HS trên bảng và HS cả lớp vẽ hình theo các bước:
- Dùng thước đo góc vẽ góc xOy=450
- Lấy điểm A bấy kỳ nằm trong góc xOy
- Dùng eke vẽ đường thẳng d1 qua A vuông góc với Ox
- Dùng eke vẽ đường thẳng d2 đi qua A vuông góc với Oy
- GV theo dõi HS cả lớp làm và hướng dẫn HS thao tác cho đúng.
- GV cho HS làm bài tập 19(SGK-TR87)
- Y/C HS hoạt động nhóm để có thể phát hiện ra các cách vẽ khác nhau.
- GV có thể trình bày thêm cách 3 nếu HS không phát hiện ra:
- Vẽ đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O tạo thành góc 600
- Lấy C tùy ý trên tia Od2
- Vẽ đường thẳng vuông góc với tia Od2 tại C cắt Od1 tại B
- Vẽ đoạn thẳng BA vuông góc với tia Od1, điểm A nằm trong góc d1Od2
- GV cho HS làm bài tập 20 (SGK-Tr87)
CH: em hãy cho biết vị trí của 3 điểm A, B, C có thể xảy ra?
+ HS: - Ba điểm A, B, C thẳng hàng
- Ba điểm A, B, C không thẳng hàng
+ HS1: Vẽ trong trường hợp ba điểm A, B, C thẳng hàng
- Dùng thước vẽ đoạn AB= 2cm
- Vẽ tiếp đoạn BC= 3cm ( A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng)
- Vẽ trung trực d1 của đoạn AB
- Vẽ trung trực d2 của đoạn thẳng BC
+ HS2: Vẽ trong trường hợp ba điểm A, B, C không thẳng hàng
- Dùng thước vẽ đoạn AB= 2cm, đoạn BC= 3cm sao cho A, B, C khong cùng nằm trên một đường thẳng
- Vẽ d1 trung trực AB
- Vẽ d2 trung trực BC
- GV có thể hỏi thêm HS
CH: Trong 2 hình vẽ trên em có nhận xét gì về vị trí của đường thẳng d1 và d2 trong trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng và 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
+ HS: - Trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng thì đường trung trực của AB và BC không có điểm chung
- Trường hợp 3 điểm A, B, C không thẳng hàng thì 2 đường trung trực cắt nhau tại một điểm.
Bài tập 15 (SGK-Tr86)
Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O
có bốn góc vuông là: xOz; zOy; yOt; tOx
Bài tập 17 (SGK-Tr87)
a⊥a'
a⊥a'
a⊥a'
Bài tập 18 (SGK-Tr87)
Bài tập 19 (SGK-Tr87)
C1: - Vẽ d1 tùy ý
- Vẽ d2 cắt d1 tại O và tạo với d1 góc 600
- Lấy A tùy ý trong góc d1Od2
- Vẽ AB⊥d1 tại B B∈d1
- Vẽ BC⊥d2 tại CC∈d2
C2: - Vẽ hai đường thẳng d1, D2 cắt nhau tại O, tạo thành góc 600
- Lấy B tùy ý trên tia Od1
- Vẽ đoạn thẳng BC⊥Od2, điểm C∈Od2
- Vẽ đoạn BA⊥Od1 điểm A nằm trong góc d1Od2
Bài tập 20 (SGK-Tr87)
Trường hợp ba điểm A, B, C thẳng hàng
Trường hợp ba điểm A, B, C không thẳng hàng
4. Củng cố ( 2')
	- Nêu định nghĩa ahi đường thẳng vuông góc với nhau
	- Phát biểu tích chất đường thẳng di qua một điểm và vuông góc với đường thẳng đã cho.
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Xem lại các bài tập đã chữa
	- BTVN: 10; 11; 12 (SBT-Tr75)
	- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 4.docx