Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 41: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 41: Luyện tập

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - HS nắm chắc về trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kỹ năng trình bày chứng minh hình

3. Thái độ

 - Phát huy trí lục học sinh

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Thước thẳng, eke vuông, compa, phấn mầu

2. Học sinh: Thước thăng, eke vuông, compa

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 41: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2010
Ngày giảng: 22/01/2010, Lớp 7A, B
Tiết 41: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu
1. Kiến thức 
	- HS nắm chắc về trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kỹ năng trình bày chứng minh hình
3. Thái độ
	- Phát huy trí lục học sinh
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, eke vuông, compa, phấn mầu
2. Học sinh: Thước thăng, eke vuông, compa
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổ định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5')
	- Phát biểu các trước hợp bằng nhau của tam giác vuông?
	Bài tập 64( SGK-Tr136)
	ĐA: - Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vouong kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau ( SGK-Tr134)
	Bài tập 64( SG-Tr136)
	∆ABC và ∆DEF có:
A=D=900;AC=DF
BC=EF hoặc AB=DE hoặc C=F
Thì ∆ABC=∆DEF
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập ( 34')
Mục tiêu: - HS nắm chắc về trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV: Chữa bài tập 65( SGK-Tr137)
- GV: Y/C HS đọc đề bài vẽ hình, ghi GT, KL
- GV: Để chứng minh AH=AK em làm thế nào?
+ HS: Chứng minh ∆ABH=∆ACK
- GV: Em hãy trình bày bài trên bảng.
- GV: Em hãy nêu hướng CM AI là phân giác góc A?
+ HS: Nối AI
- GV: Cho HS làm bài 101 ( SBT-Tr110)
Y/C một HS đọc to đề bài cả lớp vẽ hình vào vở.
- Cho biết giải thiết, kết luận của bài toán?
- GV: Quan sát hình vẽ, em nhận thấy có những cặp tam giác vuông nào bằng nhau?
- Để chứng minh BH=CK ta làm thế nào?
Bài tập 65( SGK-Tr137)
GT
∆ABC AB=AC( A<900)
BH⊥AC H∈AC
CK⊥AB( K∈AB)
KL
a, AH=AK
b, AI là phân giác A
CM: 
a, Xét ∆ABH và ∆ACK có:
H=K(=900); A chung
AB=AC Vì ∆ABC cân tại A
∆ABH=∆ACK( cạnh huyền- góc nhọn)
⇒AK=AK
b, Nối AI ta có
∆AKI=∆AHI( cạnh huyền- cạnh góc vuông)
Vì AK=AH CM trên
Cạnh AI chung
⇒KAI=HAI
⇒AI là phân giác của A
Bài tập 101( SBT-Tr110)
GT
∆ABC;AB<AC
Phân giác A cắt trung trực BC tại I
IH⊥AB;IK⊥AC
KL
BH=CK
CM:
Gọi M là trung điểm của BC
* ∆IMB và ∆IMC có:
M1=M2=900
IM chung, MB=MC gt
⇒∆IBM=∆ICM c.g.c
⇒IB=IC
* ∆IAH và ∆IAK có:
H=K=900
IA chung; A1=A2 gt
⇒∆IAH=∆IAK ( cạnh huyền- góc nhọn)
⇒IH=IK
* ∆HIB và ∆KIC có:
H=K=900
IH=IK ( Chứng minh trên)
IB=IC( Chứng minh trên)
⇒∆HIB=∆KIC ( cạnh huyên- cạnh góc vuông)
⇒HA=KC ( cạnh tương ứng)
4. Củng cố ( 2')
	- Qua tiết luyện tập này các em phải có kỹ năng vẽ hình, ghi GT, KL. Chứng minh tam giác vuông bằng nhau.
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
- Về nhà làm tốt các bài tập 96; 97; 99 ( SBT_Tr110)
	- Học kỹ lý thuyết khi làm bài tập
	- Hai tiết sau thực hành ngoài trờ
	Mỗi tổ HS chuẩn bị 4 cọc tiêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 41.docx