I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố định lý về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng sử dụng định lý về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác để giải bài tập
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, hợp tác
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, eke, phấn mầu
2. Học sinh: Thước thẳng, bút dạ, ôn tập về tam giác cân, đều, định lý
Ngày soạn: 20/03/2010 Ngày giảng: 22/03/2010, Lớp 7A 25/03/2010, Lớp 7B Tiết 54: LUYỆN TẬP I- Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố định lý về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác 2. Kỹ năng - Luyện kỹ năng sử dụng định lý về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác để giải bài tập 3. Thái độ - Cẩn thận, chính xác, hợp tác II- Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, eke, phấn mầu 2. Học sinh: Thước thẳng, bút dạ, ôn tập về tam giác cân, đều, định lý Pitago III- Phương pháp - Vấn đáp - Trực quan - Thảo luận nhóm IV- Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức ( 1') - Hát- Sĩ số: 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra 15 phút) - Phát biểu Định lý về tính chất ba đường trung tuyến của tam giác? Vẽ hình, ghi GT- KL của bài 25( SGK-Tr67) ĐA: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoẳng bằng 23 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy GT ∆ABC; A=1V AB=3cm;AC=4cm MB=MC G là tọng tâm ∆ABC KL Tính AC? 3. Bài mới Hoạt động 1: Luyện tập( 24') Mục tiêu: - Củng cố định lý về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ghi bảng - GV cho HS làm bài tập 26( SGK-Tr67) Chúng minh định lý trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau + HS đọc đề bài - GV: Để chứng minh BE=CF ta chúng minh hai tam giác nào bằng nhau? + HS: chứng minh: BE+CF ta chứng minh ∆ABE=∆ACF - GV Hãy nêu cách chứng minh khác - GV cho HS làm bài tập 29( SGK-tr67) Cho G là tọng tâm của tam giác đều ABC. Chứng minh GA=GB=GC - GV: Tam giác đều là tam giác cân ở cả ba đỉnh. Áp dụng bài 26 trên ta có gì? Vậy tại sao GA=GB=GC - GV: Qua bài 27( SGK-Tr67) em hãy nêu tính chất các đường trung tuyến trong tam giác cân, tam giác đều + HS: Trung tuyến ứng với cạnh bên thì bằng nhau - GV cho HS làm bài tập 27( SGK-Tr67) Hãy chứng minh định lý đảo của định lý trên. Nếu tam giác có hai trung tuyến bằng nhau thì tam giác đo cân. - GV vẽ hình Y/C HS nên GT- KL của bài toán - GV gợi ý: G là trọng tâm của tam giác. Từ giả thiết BE=CF em suy ra được điều gì? - GV: Vậy tại sao AB=AC? HS: CM: ∆GBF=∆GCE - GV Y/C HS trình bài bài làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng trình bày chứng minh Bài tập 26( SGK-Tr67) GT ∆ABC:AB=AC AE=EC AF=FB KL BE=CF CM: Xét ∆ABE và ∆ACF có: AB=AC gt A chung AE=EC=AC2 AF=FB=AB2 gt ⇒AE=AF Vậy ∆ABE= ∆ACF c.g.c ⇒BE=CF( cạnh tương ứng) Bài tập 29( SGK-Tr67) GT ∆ABC:AB=BC=CA G là trọng tâm của tam giác KL GA=GB=GC CM: Theo định lý ba đường trung tuyến của tam giác ta có: GA=23AD GB=23BE GC=23CF ⇒GA=GB=GC Bài tập 27( SGK-Tr67) GT ∆ABC:AF=FB AE=EC BE=CF KL ∆ABC cân CM: Có BE=CF gt Mà BG=23BE ( t/c trung tuyến của tam giác) CG=23CF ( nt) ⇒BG=CG⇒GE=GF Ta sẽ chứng minh ∆GBF=∆GCE ( c.g.c) ⇒BF=CE ⇒AB=AC 4. Củng cố ( 2') - Nhắc lại định lý tính chất ba đường trung tuyến của tam giác 5. Hướng dẫn về nhà ( 3') - Học thuộc định lý - BTVN: 30; 35; 36; 38 ( SBT-Tr28) - Chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: