I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu và chứng minh được hai định lý đặc trưng của đường trung trực một đoạn thẳng
2. Kỹ năng
- Biết cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng, xác định được trung điểm của một đoạn thẳng bằng thước kẻ và compa
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, có ý thức hợp tác trong nhóm nhỏ
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước kẻ, compa, kek, phấn mầu
2. Kỹ năng: Thước kẻ, compa, bảng phụ nhóm
Ngày soạn: 03/04/2010 Ngày giảng: 05/04/2010, Lớp 7A Tiết 59: TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG I- Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu và chứng minh được hai định lý đặc trưng của đường trung trực một đoạn thẳng 2. Kỹ năng - Biết cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng, xác định được trung điểm của một đoạn thẳng bằng thước kẻ và compa 3. Thái độ - Cẩn thận, chính xác, có ý thức hợp tác trong nhóm nhỏ II- Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Thước kẻ, compa, kek, phấn mầu 2. Kỹ năng: Thước kẻ, compa, bảng phụ nhóm III- Phương pháp - Vấn đáp - Trực quan - Thảo luận nhóm IV- Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức (1') - Hát- Sĩ số: 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ - Không 3. Bài mới Hoạt động 1: Định lý về tính chất các điểm thuộc đường trung trực (11') Mục tiêu: - HS hiểu và chứng minh được hai định lý đặc trưng của đường trung trực một đoạn thẳng Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ghi bảng GV Y/C HS tiến hành thực hành - HS lấy mảnh giấy trong đó có một mép cắt là đoạn thẳng AB, thực hành gấp hình theo hướng dẫn SGK (hình 41a, b) - GV tại sao nếp gấp 1 chính là đường trung trực của các đoạn thăng AB + HS: Chính là đường trung trực - GV: Y/C HS thực hành tiếp (hình 41c) và hỏi độ dài nếp gấp 2 là gì? + HS: Là khoảng cách từ M tới hai điểm A và B Vậy hai khoảng cách này như thế nào? b, Định lý (định lý thuận) GV nhấn mạnh lại nội dung định lý 1. Định lý về tính chất các điểm thuộc đường trung trực a, Thực hành b, Định lý 1 (Định lý thuận) (SGK-Tr74) Hoạt động 2: Định lý đảo (15') Mục tiêu: HS nắm được định lý đảo về đường trung trực của đoạn thẳng GV hãy lập mệnh đề đoả của định lý trên + HS: Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó - GV vẽ hình và Y/C HS thực hiện ?1 (SGK-Tr75) - GV Y/C HS nêu cách chứng minh (xét hai trường hợp) a, M∈AB b, M∉AB - GV Y/C nêu lại định lý thuận và đảo rồi đi tời nhận xét 2. Định lý đảo (SGK-Tr74) MA=MB thì M nằm trên đường trung trụng của đoạn thẳng AB GT Đoạn thẳng AB MA=MB KL M thuộc trung trục của đoạn thẳng AB CM: Xét hai trường hợp M∈AB vì MA=MB nên M là trung điểm của đoạn thẳng AB, do đó M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB M∉AB kẻ đoạn thẳng nối M với trung điểm I của đoạn thẳng AB Ta có ∆MAI=∆MBI c.c.c Suy ra I1=I2 mặt khác I1+I2=180° nên I1=I2=90°. Vậy MI là đường trung trực của đoạn thẳng AB * Nhận xét (SGK-Tr75) Hoạt động 3: Ứng dụng (5') Mục tiêu: HS biết cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa GV dựa trên tính chất các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng ta có thể vẽ đượng đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa - GV vẽ đoạn thẳng MN và đường trung trực của MN như Hình 43 - GV nêu chú ý (SGK-Tr76) R>12MN I là trung điểm của MN 3. Ứng dụng * Chú ý (SGK-Tr76) Hoạt động 4: Luyện tập (8') Mục tiêu: HS vận đụng định lý 1 và 2 vào giải bài tập - GV Y/C HS lên bẳng ghi lại GT, KL - Y/C HS chứng minh miệng bài toán, phát biểu định lý 2 là cơ sở của khẳng định 4. Luyện tập Bài 46 (SGK-Tr76) GT ∆ABC:AB=AC ∆DBC:BD=DC ∆EBC:EB=EC KL A, D, E thẳng hằng CM: Ta có AB=AC gt ⇒A thuộc trung trực của BC (định lý 2) Tương tự: BD=DC gt EB=EC (gt) ⇒E, D cũng thuộc trung trực của BC ⇒A, D, E thẳng hàng vì cùng thuộc trung trực của BC 4. Củng cố (2') - Y/C HS nhắc lại 2 nội dung định lý 1 và định lý 2 5. Hướng dẫn về nhà (3') - Học thuộc các định lý về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, vẽ thành thảo đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa - Ôn lại khi nào hai điểm A và B đối xứng với nhau qua đường thẳng xy (sách toán 7 tập 1) - BTVN: 47; 48; 51 (SGK-Tr76; 77) - Chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: