Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 7: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 7: Luyện tập

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS nắm chắc được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

 - Vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó

2. Kỹ năng:

 - Sử dụng thành thạo eke và thước thẳng hoặc chỉ riêng eke để vẽ hai đường thẳng song song

3.Thái độ:

 - Yêu thích môn học

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 7: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2009
Ngày giảng: 10/09/2009, Lớp 7A,B
Tiết 7: Luyện tập
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS nắm chắc được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
	- Vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó
2. Kỹ năng:
	- Sử dụng thành thạo eke và thước thẳng hoặc chỉ riêng eke để vẽ hai đường thẳng song song
3.Thái độ:
	- Yêu thích môn học
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, thước thẳng, eke
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, eke, giấy kiểm tra 15'
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức giờ dạy
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra 15'
	Đề bài: 	1. Nếu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
	2. Cho hai điểm A và B. Hãy vẽ một đường thẳng a đi qua A và đường thẳng b đi qua B sao cho b song song với a
	Đáp án: 	1 ( 5 điểm): Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một góc sole trong bằng nhau( hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a song song với b
	2. ( 5 điểm) 
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập ( 25')
Mục tiêu: 	- HS nắm chắc được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
	- Vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó
	- Sử dụng thành thạo eke và thước thẳng hoặc chỉ riêng eke để vẽ hai đường thẳng song song
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 26 (SGK-Tr91)
+ 1 HS đứng tại chỗ đọc đề bài
+ 1 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của đề bài.
- GV: Muốn vẽ góc 1200 ta có những cách nào?
+ HS dùng thước đo góc hoặc dùng eke vẽ góc 600, góc kề bù với góc 600 là góc 1200
- GV Y/C HS làm bài tập 27 (SGK-Tr91)
+ 1 HS đọc to nội dung đề bài
+ 2 HS nhắc lại nội dung bài toán
- GV: Bài toán cho điều gì? Y/C ta điều gì?
+ HS: Cho ∆ABC Y/C qua A vẽ đường thẳng AD∥BC và đoạn AD=BC
- GV: Muốn vẽ AD∥BC ta làm thế nào?
+ HS: Vẽ đường thẳng qua A song song với BC ( vẽ hai góc sole trong bằng nhau)
- Muốn có AD=BC ta làm thế nào?
+ HS: Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD=BC
- GV: Ta có thể vẽ được mấy đoạn AD∥BC và AD=BC
+ Vẽ được 2 đoạn AD và AD' cùng song song với BC và bằng BC
- GV: Y/C HS nêu cách vẽ? Gọi 1 HS lên bảng thực hiện xác định điểm D'.
+ Trên cùng đường thẳng qua A song song với BC, lấy D' nằm khác phía D đối với A, sao cho AD'=AD
- GV cho HS đọc đề bài 28 (SGK-Tr91)
- Y/C HS hoạt động nhóm nêu cách vẽ
+ HS dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ.
+ HS hoạt động nhóm làm bài tập
+ Các nhóm treo bảng phụ bài làm của nhóm mình
+ Nhóm khác nhận xét và sửa sai nếu có
- GV cho HS làm bài tập 29 (SGK-Tr92)
- Cho 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết điều gì? Yêu cầu điều gì?
+ HS: Bài toán cho góc nhọn xOy và điểm O
Y/C Vẽ góc nhọn x'Oy' có O'x'∥Ox; 
Oy∥O'y'. So sánh xOy với x'Oy'
- GV Y/C HS lên bảng làm bài tập
- GV Y/C HS dùng thước đo góc kiểm tra lại xem xOy và x'Oy' có bằng nhau không
 Bài tập 26 (SGK-Tr91)
Ax và By có song song với nhau vì đường thẳng AB cắt Ax, By tạo thành cặp góc sole trong bằng nhau ( =1200) ( theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)
Bài tập 27 (SGK-Tr91)
Bài tập 28 (SGK-Tr91)
C1: Vẽ đường thẳng xx'
- Trên xx' lấy điểm A bất kỳ
- Dùng eke vẽ đường thẳng c qua A tạo với Ax góc 600
- Trên c lấy B bất kỳ ( B≠A)
- Dùng eke vẽ y'BA=600 ở vị trí sole trong với xAB
- Vẽ tia đối By của By' ta được yy'∥xx'
C2: Vẽ hai góc ở vị trí đồng vị
Bài tập 29 (SGK-Tr92)
+ Điểm O nằm ngoài góc xOy
+ Điểm O nằm ngoài góc xOy
4. Củng cố ( 1')
	- Nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- BTVN: 30 (SGK-TR91)
	- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 7.docx