Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 59: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 59: Luyện tập

I – MỤC TIÊU :

- Củng cố các định lý về tính chất 3 đường phân giác của tam giác, tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường phân giác của tam giác cân, tam giác đều

- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài tóan. Chứng minh một dấu hiệu nhận biết của tam giác cân.

- HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất 3 đường phân giác của tam giác của 1 góc

II- CHUẨN BỊ :

1/- Đối với GV : Thước thẳng, compa, ẹke, thước hai lề.Bảng phụ hình 39/73

2/- Đối với HS : Thước thẳng , compa, êke, thước hai lề. Ôn tập các định lý về tính chất tia phân giác của 1 góc tính chất ba đường phân giác của tam giác.Tính chất tam giác cân, tam giác đều.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 59: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32 tiết : 59
Ngày soạn : .
Ngày dạy : ..
LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU : 
- Củng cố các định lý về tính chất 3 đường phân giác của tam giác, tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường phân giác của tam giác cân, tam giác đều
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài tóan. Chứng minh một dấu hiệu nhận biết của tam giác cân.
- HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất 3 đường phân giác của tam giác của 1 góc
II- CHUẨN BỊ : 
1/- Đối với GV : Thước thẳng, compa, ẹke, thước hai lề.Bảng phụ hình 39/73 
2/- Đối với HS : Thước thẳng , compa, êke, thước hai lề. Ôn tập các định lý về tính chất tia phân giác của 1 góc tính chất ba đường phân giác của tam giác.Tính chất tam giác cân, tam giác đều.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Sửa BT 37/72
Họat động 1:
Kiểm tra 
GV gọi HS đọc đề BT
Gọi 1 hs lên bảng 
GV kiểm tra việc làm BT ở nhà của HS
GV nhận xét đánh giá cho điểm 
Vẽ hai đường phân giác của 2góc ( chẳng hạn N và P) giao điểm của 2 phân giác này là K
Trong 1 tam giác, 3 đường phân giác cùng đi qua 1 điểm nên Mk là phân giác của góc M. Điểm K cách đều 3 cạnh của tam giác .
1/- Bài 39/73
Chứng minh 
a) CM : r ABC = r ACD
Xét r ABD và r ACD
AB = AC (gt)
Â1 = Â2 (gt)
AD chung 
Vậy r ABD = r ACD
b) So sánh góc DBC và góc DCB
Vì r ABD = r ACD 
Suy ra : DB = DC 
Do đó r DBC cân tại D 
Vậy góc DBC = góc DCB
Bài 42/73
 Xét r ADB và r A’DC
AD = A’D ( cách vẽ )
D1 = D2 (đđ)
DB = DC (gt)
Suy ra :r ADB = r A’DC
Â1 = Â’(gt)
AB = A’C
Xét r CAA’ có 
Â1 = Â2 (gt)
Â1 = Â’ (cmt) Â’= Â2
Suy ra : r CAA’ cân tạiC
AC = A’C
Mà A’C = AB (cmt)
Suy ra : AC = AB
Vậy r ABC cân 
Họat động 2: Luyện tập 
- Yêu cầu HS đọc đề BT
- Gọi HS phân tích đề BT
GV treo bảng phụ hình vẽ 
Gọi hs đọc gt,kl
Cho HS làm BT vào vở gọi 1 hs lên bảng 
GV nhận xét đánh giá
GV gợi ý hs phân tích sơ đồ chứng minh 
Gọi hs đọc đề BT
- Đề bài cho điều gì ?
Chứng minh điều gì ?
Hướng dẫn HS vẽ hình kéo dài AD một đọan Da’ = DA ( theo gợi ý SGK)
Gợi ý hs phân tích đề tóan 
Gọi hs lên bảng trình bày chứng minh
Hướng dẫn học sinh chứng minh cách khác 
 CM r DBK = r DCI
Suy ra : góc B = góc C
Suy ra r ABC cân 
HS cả lớp đọc đề BT
HS phân tích đề 
GT r ABC, AB = AC
 Â1 = Â2
KL a) r ABD = r ACD
 b) ssánh góc DBC và DCB
1 hs lên bảng 
HS nhận xét
 Góc DBC = góc DCB
 r DBC cân
 DB = DC
 r ADB = r ACD
HS đọc đề BT
Ch tam giác có đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác 
Tam giác đó là tam giác cân
HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV
 r ABC cân
 AB = AC
 AC = A’C
 r CAA’ cân
 Â1 = Â2
Họat động 3: Củng cố 
Chứng minh 2 tam giác bằng nhau có mấy trường hợp?
Chứng minh 2 tam giácvuông bằng nhau có mấy trường hợp 
Chứng minh 1 tam giác là tam giác cân chứng minh thế nào ?
Có 3 trường hợp 
 Cạnh – cạnh – cạnh 
 Cạnh – góc- cạnh 
 Góc – cạnh – góc 
Có 4 trường hợp
 Cạnh huyền – góc nhọn
 Cạnh huyền – cạnh góc vuông 
 2 cạnh góc vuông 
 cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh đáy
HS nêu các cách chứng minh tam giác cân
Họat động 4: Hướng dẫn về nhà 
- Về nhà làm BT 40,41/73
- Xem trước bài “ tính chất đường trung trực của một đọan thẳng “
- Ôn lại định lý về tính chất đường phân giác của tam giác của góc, tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân, định nghĩa đường trung trực của đạon thẳng .

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH HOC - TIET 59.doc