Giáo án môn Hình học lớp 7 - Trường THCS Thạnh Ngãi - Tiết 62: Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Trường THCS Thạnh Ngãi - Tiết 62: Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu và chứng minh được hai định lí đặc trưng của đường trung trực một đoạn thẳng.

2. Kỹ năng: Biết cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng và trung điểm của một đoạn thẳng như một ứng dụng cảu hia định lí trên.

Thái độ: Bước đầu biết dùng các định lí này để làm các bài tập đơn giản.

3. II. CHUẨN BỊ:

 -Gv : Thước thẳng, phấn màu , giáo án,

 -Hs : Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy mỏng có một mép là đoạn thẳng.Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ nhóm.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐẠY HỌC:

-Lí thuyết thực hành:

-Phát hiện và giải quyết vấn đề

-Hợp tác theo nhóm

-Vấn đáp

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Trường THCS Thạnh Ngãi - Tiết 62: Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :33 Ngày soạn : 
Tiết :62 Ngày dạy : 
Bài 6:	 TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS hiểu và chứng minh được hai định lí đặc trưng của đường trung trực một đoạn thẳng..
Kỹ năng: Biết cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng và trung điểm của một đoạn thẳng như một ứng dụng cảu hia định lí trên.
Thái độ: Bước đầu biết dùng các định lí này để làm các bài tập đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
 -Gv : Thước thẳng, phấn màu , giáo án, 
 -Hs : Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy mỏng có một mép là đoạn thẳng.Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐẠY HỌC:
-Lí thuyết thực hành:
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
-Hợp tác theo nhóm
-Vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi
1’
Hoạt động 1: Oån định
8’
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
-Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.
-Cho đoạn thẳng AB, hãy dùng thước có chia khoảng và êke vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Lấy một điểm M bất kì trên đường trung trực của AB. Nối MA. MB. Em có nhận xét gì về độ dài của MA và MB.
Một HS lên bảng kiểm tra.
-Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó
- 
Có MA = MB.
HS có thể chứng minh MA = MB vì có hai hình chiếu bằng nhau (IA = IB) hoặc DMIA = DMIB
4đ
6đ
13’
Hoạt động 3: Định lí về điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng
a) Thực hành
GV yêu cầu HS lấy mảnh giấy trong đó có một mép cắt là đoạn thẳng AB, thực hành gấp hình theo hướng dẫn của SGK (hình 41a,b).
Gv hỏi: Tại sao nếp gấp 1 chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB
GV yêu cầu HS thực hành tiếp (hình 41c) và hỏi độ dài nếp gấp 2 là gì?
- Vậy hai khoảng cách này như thế nào?
Gv trở lại hình vẽ Hs vẽ khi kiểm tra và nói: Khi lấy điểm M bất kì trên trung trực của AB, ta đã chứng minh được MA = MB, hay M cách đều hai mút của đoạn thẳng AB.
Vậy điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng có tính chất gì?
b) Định lí (định lí thuận)
GV nhấn mạnh lại nội dung định lí.
Hs thực hành gấp hình theo SGK (hình 41a,b).
Hs: Nếp gấp 1 chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB vì nếp gấp đó vuông góc với AB tại trung điểm của nó.
Hs thực hành theo hình 41c và trả lời: độ dài nếp gấp 2 là khoảng cách từ M tới hai điểm A và B.
- Khi gấp hình hai khoảng cách này trùng nhau, vậy MA = MB
Hs: Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.
Hs: Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.
1.Định lí về điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng
Định lí
Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẩng ấy
19’
Hoạt động 4: Củng cố
@Bài tập 44
Gv: cho hs đọc đề vẽ hình
Dựa trên tính chất các điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng, ta có vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa.
@Bài tập 47
Hai điểm M, N nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Chứng minh DAMN=DBMN
Điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng sẽ cách đều hai mút của chúng
Hs vẽ hình
Thảo luạn nhóm trong 5’
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
@Bài tập 44
Có M thuộc đường trung trực của AB
Þ MB = MA = 5 cm (Tính chất các điểm trên trung trực của một đoạn thẳng)
@Bài tập 47
 DAMN vàDBMN có
AM=BM( M nằm trên đường trung trực của AB)
AN=BN( N nằm trên đường trung trực của AB)
MN cạnh chung
DAMN=DBMN (c.c.c)
4’
Hoạt động 5: Dặn dò
Học thuộc tính chất
Xem lại bài tập
Đọc phần còn lại
Chuẩn bị êke, compa
1. Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet62-hh.doc