I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao, nhận biết được đường cao của tam giác vuông, tam giác tù.
2. Kỹ năng: Nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm và khái niệm trực tâm.
3. Thái độ: Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy của một tam giác cân.
II. CHUẨN BỊ:
-Gv : Thước thẳng, phấn màu , giáo án,
-Hs : Mỗi Hs chuẩn bị một compa.Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐẠY HỌC:
-Lí thuyết thực hành:
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
-Hợp tác theo nhóm
-Vấn đáp
Tuần :35 Ngày soạn : Tiết :65 Ngày dạy : Bài 9: TÍNH CHẤT BA CAO CỦA TAM GIÁC I. MỤC TIÊU: Kiến thức: biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao, nhận biết được đường cao của tam giác vuông, tam giác tù. Kỹ năng: Nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm và khái niệm trực tâm. 3. Thái độ: Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy của một tam giác cân. II. CHUẨN BỊ: -Gv : Thước thẳng, phấn màu , giáo án, -Hs : Mỗi Hs chuẩn bị một compa.Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP ĐẠY HỌC: -Lí thuyết thực hành: -Phát hiện và giải quyết vấn đề -Hợp tác theo nhóm -Vấn đáp IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi 1’ Hoạt động 1: Oån định 10’ Hoạt động 2: Đường cao của tam giác Gv giới thiệu: Trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó. Đoạn thẳng AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC. GV kéo dài đoạn thẳng AI về hai phía và nói: đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AI là một đường cao của tam giác ABC. Theo em, một tam giác có mấy đường cao? Tại sao? Gv: Một tam giác có ba đường cao xuất phát từ ba đỉnh của tam giác và vuông góc với đường thẳng chứa cạnh đối diện. Sau đây, chúng ta sẽ xem ba đường cao của tam giác có tính chất gì. Hs vẽ hình Hs: Vì một tam giác có ba đỉnh nên xuất phát từ ba đỉnh này có ba đường cao. 1. Đường cao của tam giác Đoạn vuông góc nối từ đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện là đường cao của tam giác 22’ Hoạt động 3: Tính chất ba đường cao của tam giác Gv yêu cầu Hs thực hiện ?1 Dùng êke vẽ ba đường cao của tam giác ABC. Hãy cho biết ba đường cao của tam giác đó có cùng đi qua một điểm hay không? Gv chia lớp làm 3 phần: lớp vẽ tam giác nhọn, lớp vẽ tam giác vuông , lớp vẽ tam giác tù. Gọi 3 Hs lên bảng vẽ ba đường cao của tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù. Gv hướng dẫn và kiểm tra sự việc sử dụng êke để vẽ đường cao của Hs. Gv: Ta thừa nhận định lí sau về tính chất ba đường cao của tam giác : Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. - Điểm chung của ba đường cao gọi là trực tâm của tam giác (điểm H). Hs vẽ hình Hs1 Hs2: Hs3: HS nêu nhận xét: Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. 2. Tính chất ba đường cao của tam giác Định lí: Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. - Điểm chung (điểm H).của ba đường cao gọi là trực tâm của tam giác 10’ Hoạt động 4: Củng cố: @Bài tập 58 Tại sao trực tâm của tam giác vuông lại trùng với đỉnh góc vuông, trực tâm của tam giác tù lại nằm bên ngoài tam giác? Hs thảo luận nhóm trong 3’ Trong tam giác vuông ABC, hai cạnh góc vuông AB, AC là những đường cao của tam giác nên trực tâm H º A. Trong tam giác tù có hai đường cao xuất phát từ hai đỉnh góc nhọn nằm bên ngoài tam giác nên trực tâm nằm bên ngoài tam giác. @Bài tập 58 Trong tam giác vuông ABC, hai cạnh góc vuông AB, AC là những đường cao của tam giác nên trực tâm H º A. Trong tam giác tù có hai đường cao xuất phát từ hai đỉnh góc nhọn nằm bên ngoài tam giác nên trực tâm nằm bên ngoài tam giác. 2’ Hoạt động 5: Dặn dò - Vẽ được đường cao của tam giác. Xem trước phần 3 1. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: