Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 63: Luyện tập

Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 63: Luyện tập

I. Mục tiêu:

- Giúp hs nắm vững về nghiệm và cách tìm nghiệm của đa thức một biến.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng về đa thức một biến để giải toán.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Nội dung bài dạy và một số dạng bài toán tham khảo.

III. Tiến trình giờ dạy:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 63: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết: 63	Môn: Đại số	Ngày soạn:
	Bài soạn:	LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp hs nắm vững về nghiệm và cách tìm nghiệm của đa thức một biến.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng về đa thức một biến để giải toán.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Nội dung bài dạy và một số dạng bài toán tham khảo.
Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức
- Thế nào là nghiệm của một đa thức P(x)?
- Tìm nghiệm của đa thức: P(x) = 2x-1
- Hs trả lời và trình bày lời giải.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài toán 1: Tìm nghiệm của đa thức sau:
F(x) = 30x – x2 – 12 + x2
F(x) đa thu gọn chưa?
Tìm nghiệm của đa thức ntn?
Luyện tập thêm 1 số bài tương tự ở sbt
Bài toán 2: Tìm a để đa thức có nghiệm là 2:
A(x) = 2x2 -12x + a
B(x) = -3x3 + (2+a)x - 12
? để 2 là nghiệm của một đa thức thì giá trị đó sẽ ntn với đa thức đó.
? A(2) = ???
Bài toán 3:
Xác định đa thức bậc nhất biết
 f(1) = 2 và f(-1) = -6
Đa thức có dạng ntn?
Hãy tính f(1) và f(-1)
Bài toán 4: 
Xác định đa thức bậc 2 biết:
f(0) = -5 ; f(1) = 7 ; f(-1) = 4
hãy tính giá trị các số hạng trong đa thức.
Hs tự thực hiện và trình bày:
F(x) = 30x – x2 – 12 + x2 = 30x – 12
F(x) = 0 => 30x – 12 = 0
=> x = 0,4
Hs nghiên cứu cách giải
 Ta có: A(2) = 2.4 – 12.2 + a = 0
	 a = 16
	B(2) = -3.8 + (2+a).2 – 12 = 0
	(2+a).2 = 12
	a = 4
Đa thức bậc nhất có dạng f(x) = ax + b (a0)
Ta có: 	f(1) = a + b =2
	f(-1) =-a + b = -6
f(1) + f(-1) = 2b = -4 
	=> b = -2 ; a = 4
Hs phải tự thực hiện tương tự bài trên.
Dạng của đa thức là f(x) =ax2 +bx +c (a0)
f(0) = c = -5 => c = -5
f(1) = a +b – 5 = 7 => a+b = 12
f(-1) = a – b – 5 = 4 => a – b =5
f(1) – f(-1) = 2b = 7 => b = 3.5
=> a = 8,5 ; b = 3,5; c = -5
Hoạt động 3 : Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Nêu phương pháp giải2 dạng bài tập trên.
Làm bài tập sgk và sbt.
Bài tập rèn luyện:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 63.doc