Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 1 đến tiết 5 - Trường THCS Trần Hưng Đạo

Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 1 đến tiết 5 - Trường THCS Trần Hưng Đạo

I. Mục tiêu :

- Kiến thức : - Mở rộng khái niệm phân số cho HS

 - Giúp học sinh làm quen với tập hợp số hữu tỉ.

 - Hình thành cho học sinh khái niệm số hữu tỉ.

- Kĩ năng : - Rènluyện cho HS kĩ năng biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.

 - Giúp HS có kĩ năng so sánh số hữu tỉ thông qua một số bài tập vận dụng.

- Thái độ : Góp phần củng cố và phát triển tư duy logic, so sánh trong toán học.

II. Chuẩn bị :

- SGK, giáo án, thước thẳng có chia vạch.

- Tranh vẽ phóng to mô tả trục số và biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.

III. Tiến trình bài giảng :

1.Ổn định lớp :

Kiểm tra bài cũ :

 

doc 122 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 1 đến tiết 5 - Trường THCS Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01
Chương I : SỐ HỮU TỈ - SỐ THỰC 
Tiết 01 §1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ
I. Mục tiêu :
- Kiến thức : - Mở rộng khái niệm phân số cho HS
 - Giúp học sinh làm quen với tập hợp số hữu tỉ. 
 - Hình thành cho học sinh khái niệm số hữu tỉ.
- Kĩ năng : - Rènluyện cho HS kĩ năng biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
	 - Giúp HS có kĩ năng so sánh số hữu tỉ thông qua một số bài tập vận dụng.
- Thái độ : Góp phần củng cố và phát triển tư duy logic, so sánh trong toán học.
II. Chuẩn bị :
SGK, giáo án, thước thẳng có chia vạch.
Tranh vẽ phóng to mô tả trục số và biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
III. Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
& Hoạt động 1 : 1.Số hữu tỉ :
Mục tiêu : - HS nắm được khái niệm số hữu tỉ.
 - HS biết cách xác định số hữu tỉ thông qua khái niệm.
?GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phân số ?
? Hãy tìm các phân số bằng phân số 3; 0; -0,5; ?
GV : Tất cả các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một phân số, số đó được gọi là số hữu tỉ. Khi đó các số 3; 0; -0,5; được gọi là các số hữu tỉ.
? Hãy cho biết các số này có những đặc diểm chung gì?
? Từ đó hãy cho biết, số như thế nào đuợc gọi là số hữu tỉ?
? GV yêu cầu HS đọc định nghĩa?
? GV yêu cầu HS đọc ?1 ?
? GV yêu cầu HS thực hiện ?1? 
? GV yêu cầu HS đọc ?2 ?
? GV yêu cầu HS thực hiện ?2 ?
GV chốt lại cho HS chú ý : số nguyên cũng là số hữu tỉ.
HS nhắc lại khái niệm phân số.
HS : 
HS nêu đặc điểm chung
HS nêu nhận xét về số hữu tỉ
HS đọc định nghĩa
khái niệm : (SGK)
HS thực hiện ?1 
HS thực hiện ?2
& Hoạt động: 2.Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số :
Mục tiêu : - HS nắm được cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
? GV yêu cầu HS đọc ?3 ?
? GV yêu cầu HS thực hiện ?3 ?
GV hướng dẫn HS cách chia trục số để biểu diễn số hữu tỉ, đồng thời hướng dẫn HS biểu diễn số hữu tỉ trên trục số cả hai loại số hữu tỉ dương và âm
GV hướng dẫn HS đưa số hữu tỉ có mẫu âm về dạng mẫu dương rồi biểu diễn trên trục số.
HS đọc ?3
HS thực hiện ?3
Ví dụ 1: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
Ví dụ 2: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
& Hoạt động 3: 3.So sánh hai số hữu tỉ :
Mục tiêu : - HS biết dựa vào cách so sánh hai phân số để so sánh hai số hữu tỉ.
 - HS phân biệt được các loại số hữu tỉ.
?GV yêu cầu HS đọc ?4?
? GV yêu cầu HS thực hiện ?4 ?
? Vậy với hai số hữu tỉ bất kì, khi so sánh sẽ có mấy trường hợp xảy ra?
?GV hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện 2 ví dụ?
GV nêu các loại số hữu tỉ và hướng dẫn HS phân biệt các loại số hữu tỉ này.
? GV yêu cầu HS đọc ?5?
?GV yêu cầu HS thực hiện ?5?
HS đọc ?4
HS thực hiện ?4
HS : Có 3 trường hợp.
Với 2 số hữu tỉ x, y bất kì ta luôn có : hoặc x = y, hoặc x y.
Ví dụ 1: So sánh – 0,6 với 
Ví dụ 2 : So sánh với 0.
HS thực hiện ví dụ trên bảng.
HS thực hiện ?5
Bài tập củng cố : Bài 3 trang 8 /SGK
4.Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, cách so sánh 2 số hữu tỉ.
- Làm bài tập 4/8/SGK; 2, 8/3, 4/SBT.
Tiết 02 §2: CỘNG, TRỪ SỐ HỮU TỈ.
I. Mục tiêu :
- Kiến thức :- Mở rộng quy tắc cộng, trừ phân số cho học sinh.
	 - Mở rộng cho học sinh quy tắc chuyển vế trong tập hợp số nguyên.
- Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng cộng, trừ số hữu tỉ.
	 - Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng quy tắc chuyển vế vào các bài toán cụ thể.
- Thái độ :Góp phần củng cố về tư duy logic, kĩ năng tính toán (cộng, trừ) số hữu tỉ.
II. Chuẩn bị:
SGK, giáo án, thước
III. Tiến trình bài giảng :
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
HS1 : Nêu khái niệm số hữu tỉ? Cho ví dụ ? Biểu diiễn số hữu tỉ đó trên trục số?
HS2: So sánh hai số hữu tỉ và – 0,3.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
& Hoạt động 1 : 1.Cộng, trừ số hữu tỉ :
Mục tiêu : - HS nắm được cách cộng, trừ số hữu tỉ.
 - HS có kĩ năng cộng, trừ số hữu tỉ thông qua các ví dụ.
? GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ hai phân số cùng mẫu, khác mẫu?
GV nêu phương pháp cộng, trừ số hữu tỉ thông qua quy tắc cộng, trừ phân số.
? GV hướng dẫn và yêu cầu HS lên bảng thực hiện ví dụ a, b?
?GV yêu cầu HS đọc nội dung ?1 và lên bảng thực hiện ?1?
HS nêu quy tắc
Với 
Ta có: 
Ví dụ :
HS thực hiện ?1
a) ; b) 
& Hoạt động 2 : 2.Quy tắc chuyển vế:
Mục tiêu : - HS nắm được quy tắc chuyển vế .
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng quy tắc chuyển vế vào các bài tập tìm số chưa biết
?GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chuyển vế trong tập hợp số nguyên đã được học ở lớp 6?
GV dẫn dắt HS đi đến quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.
GV hướng dẫn HS vận dụng quy tắc chuyển vế vào bài toán tìm x.
?GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện?
?GV yêu cầu HS đọc nội dung ?2?
?GV yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện ?2?
Quy tắc:
Khi chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu hạng tử đó.
Ví dụ: Tìm x biết:
HS thực hiện ?2
a) b) 
Bài tập củng cố : Bài 6, 9 trang 10 /SGK
Hướng dẫn về nhà: 
HS nắm được quy tắc cộng, trừ số hữu tỉ; quy tắc chuyển vế.
Làm các bài tập 7, 8, 10 trang 10/SGK.
TUẦN 02
Tiết 03 §3: NHÂN, CHIA SỐ HỮU TỈ
I.Mục tiêu : 
- Kiến thức: Học sinh nắm được quy tắc nhân chia số hữu tỉ, quy tắc chuyển vế.
- Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng quy tắc vào các bài tập.
- Thái độ :Góp phần củng cố về tư duy logic, kĩ năng tính toán (nhân, chia) số hữu tỉ.
II.Chuẩn bị : 
- SGK, Giáo án, phấn màu.
III.Tiến trình bài giảng.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh nêu quy tắc chuyển vế trong Q
Aùp dụng : tìm x biết 
3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
&Hoạt động 1 : 1.Nhân hai số hữu tỉ:
Mục tiêu : - Học sinh nắm được quy tắc nhân hai số hữu tỉ.
 - Học sinh có kỹ năng vận dụng quy tắc nhân hai số hữu tỉ vào bài tập cụ thể.
?Hãy nhắc lại quy tắc nhân hai phân số?
Nhắc lại khái niệm số hữu tỉ :
Gv : Vì mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng phân số nên quy tắc nhân hai số hữu tỉ được thực hiện như quy tắc nhân hai phân số.
Gv treo bảng phụ 
Tính : 
Gv yêu cầu 2 Hs lên bảng thực hiện 2 câu trên.
Hs : Muốn nhân hai phân số ta lấy tử nhân với tử, mẫu nhân với mẫu
Hs : Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số (a, b Z; b 0)
Với , ta có :
ví dụ : 
HS thực hiện
&Hoạt động 2 : 2.Chia hai số hữu tỉ:
 Mục tiêu : - Học sinh nắm được quy tắc chia hai số hữu tỉ.
 - Học sinh có kỹ năng vận dụng quy tắc chia hai số hữu tỉ.
?Hãy nhắc lại quy tắc chia hai phân số?
GV: Ta cũng thực hiện tương tự như vậy đối với phép chia hai số hữu tỉ.
?GV yêu cầu Hs thực hiện ví dụ?
?GV yêu cầu hai học viên lên bảng thực hiện hai ví dụ?
 GV: Ở lớp 6, phép chia hai số nguyên đgl phân số, thương của phép chia hai số hữu tỉ đgl tỉ số của hai số hữu tỉ.
Hs : Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với nghịch đảo của phân số thứ hai.
Với ta có:
ví dụ : 
HS thực hiện ?
* Chú ý : Thương của phép chia số hữu tỉ x cho số hữu tỉ y (y0) gọi là tỉ số của hai số x và y, ký hiệu là hoặc x:y
Ví dụ : tỉ số của hai số -5,12 và 10,25 được viết là -5,12/10,25 hoặc -5,12 : 10,25
Bài tập củng cố : Bài 11, 15 trang 12, 13 /SGK
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc quy tắc nhân, chia số hữu tỉ.
- Làm bài tập 12, 13, 14, 16 trang 12/SGK.
Tiết 04 §4: GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU 
	CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu : 
- Kiến thức: HS nắm được khái niệm của một số hữu tỉ, HS nắm được quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
- Kĩ năng: HS có kĩ năng tính giá trị tuyệt đối của một số, tìm x khi biết giá trị tuyệt đối của nó.
- Thái độ :Góp phần củng cố về tư duy logic, kĩ năng tính toán .
II.Chuẩn bị : 
- SGK, Giáo án, phấn màu.
III.Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1 : Viết công thức nhân hai số hữu tỉ
Aùp dụng : Tính .
HS2 : Viết công thức chia hai số hữu tỉ
Aùp dụng : Tính 
3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
&Hoạt Động 1 : 1.Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ:
Mục tiêu : - Hs nắm được khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
- Hs có kỹ năng xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ cho trước.
?Hãy nhắc lại giá trị tuyệt đối của một số nguyên a ?
Gv : Tương tự ta cũng có khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x 
Hs đọc định nghĩa
Gv yêu cầu Hs đọc? 1 ?
Gv yêu câu Hs thực hiện ? 1 ?
Dựa vào ? 1b Hãy cho biết = ?
? GV yêu cầu HS vận dụng định nghĩa thực hiện ? 2?
?Dựa vào các ví dụ hãy so sánh : với 0 , với , với x ?
Hs : Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0.
Định nghĩa:
Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x, ký hiệu là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.
? 1
a) = 3,5 = 
b/ = x = 0 = -x
Ví dụ : 
? 2 
+ nhận xét : Mọi x Q 
| x | ≥ 0 , | x | = | -x | , | x | ≥ x 
&Hoạt Động 2 :.2.Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân:
Mục tiêu: - HS nnắm được quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
GV nhắc lại các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân đã học ở các lớp dưới và mở rộng cho HS quy tắc cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân cùng dấu và khác dấu thông qua quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số nguyên.
?GV yêu cầu HS thực hiện ?3?
GV chú ý cho HS: trong thực hành ta có thể viết số thập phân dưới ddạng phân số thập phân rồi áp dụng các quy tắc phép tính như đối với phân số.
Ví dụ: Tính
(-1,13) + (-2,64) = -3,47.
0,245 – 2,314 = 0,245 + (- 2,314) 
 = - 1,889
( -5,2) . ( -3,4) = -(5,2.3,4) = -16,328
(-4,08) : (- 3,4) = 1,2
HS thực hiên ?3
-2,853
 b) 7,992 
Bài tập củng cố : Bài 17, 19 trang 15/SGK
4.Hướng dẫn ve ... 2 + (-1)4 (-1)4 - (-1)6 (-1)6 + (-1)8 (-1)8 
= 1 – 1 + 1 – 1 + 1 = 1
&Hoạt Động 4: Bài 38/trang 41/SGK
Mục tiêu:HS biết vận dụng quy tắc cộng, trừ đa thức vào các dạng toán khác.(Tìm một đa thức chưa biết)
?GV yêu cầu HS đọc đề?
GV hướng dẫn HS vận dụng quy tắc tìm số chưa biết vào dạng toán này?
?GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm?
?GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày bài giải của mình trên bảng?
?GV yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm của nhau?
C = A + B
 = (x2 – 2y + xy + 1) + (x2 + y – x2y2 – 1)
 = x2 – 2y + xy + 1 + x2 + y – x2y2 – 1
 = (x2 + x2) + (- 2y + y) + (1 – 1) + xy – x2y2
 = 2x2 – y + xy – x2y2
b) C = B – A 
 = (x2 + y – x2y2 – 1) - (x2 – 2y + xy + 1)
 = x2 + y – x2y2 – 1 - x2 + 2y - xy – 1
 = (x2 - x2) + (y + 2y) + (-1 – 1) - xy - x2y2
 = 3y – 2 – xy – x2y2
4.Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
 Bài 32, 33/14/SBT.
TUẦN 28
Tiết 59 §7: ĐA THỨC MỘT BIẾN.
I. Mục tiêu :
- Kiến thức : - HS nắm được khái niệm đa thức một biến, bậc của đa thức một biến, hệ số tự do, hệ số cao nhất và nắm được cách thức sắp xếp một đa thức theo luỹ thừa tăng dần hoặc giảm dần của biến. 
- Kĩ năng : - Rèn luyện cho HS kĩ năng tìm bậc, tìm hệ số tự do, hệ số cao nhất của đa thức một biến. HS có kĩ năng sắp xếp một đa thức theo luỹ thừa tăng dần hoạc giảm dần của biến. 
- Thái độ : Góp phần củng cố và phát triển tư duy logic trong toán học.
II. Chuẩn bị :
SGK, giáo án, thước thẳng.
Bảng phụ: Nội dung ?1, nội dung ?2, ?3, ?4.
III. Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
&Hoạt Động 1: 1.Đa thức một biến:
Mục tiêu: - Giúp HS nắm được khái niệm đa thức một biến, kí hiệu của đa thức một biến và giá trị của đa thức một biến tại các giá trị cho trước của biến.
?GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đa thức?
GV cho ví dụ về đa thức:
A = 7y2 – 3y + 
B = 2x5 – 3x + 7x3 + 4x5 + 
GV khẳng định các đa thức A, B được gọi là các đa thức một biến.
?GV yêu cầu HS kết hợp khái niệm đa thức và các ví dụ. Cho biết thế nào là đa thức một biến?
?GV yêu cầu HS đọc khái niệm?
GV giới thiệu các kí hiệu về đa thức một biến và giá trị của đa thức một biến.
?GV yêu cầu HS thực hiện ?1, ?2?
?Em có nhận xét gì về bậc của đa thức một biến với số mũ của biến trong đa thức?
?Vậy bậc của đa thức một biến là gì?
Khái niệm:
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.
Ví dụ:
A = 7y2 – 3y + là đa thức của biến y.
B = 2x5 – 3x + 7x3 + 4x5 + là đa thức của biến x.
A(y) là đa thức của biến y
B(x) là đa thức của biến x
A(5) là giá trị của đa thức A(y) tại y =5
B(-2) là giá trị của đa thức B(x) tại x = -2
HS thực hiện ?1
A(5) = 161 ; B(-2) = 
Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
&Hoạt Động 2: 2.Sắp xếp một đa thức:
Mục tiêu: HS có kĩ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến.
GV: Để thuận lợi cho việc tính toán sau này người ta thường sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến.
GV hướng dẫn HS sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến. (Lưu ý: trước khi sắp xếp phải thu gọn đa thức)
?GV yêu cầu HS đọc ?3, ?4?
?GV yêu cầu HS thực hiện ?3, ?4?
?Xác định bậc của đa thức Q(x), R(x)?
?GV yêu cầu HS rút ra dạng tổng quát của đa thức bậc 2 của biến x sau khi đã sắp xếp theo luỹ thừa giảm của biến?
Ví dụ:
P(x) = 6x + 3 + x3 – 6x2 + 2x4
Sắp theo luỹ thừa tăng của biến
P(x) =3 + 6x – 6x2 + x3 + 2x4
Sắp theo luỹ thừa giảm của biến
P(x) = 2x4 + x3 – 6x2 + 6x + 3
?3
B(x) = - 3x + 7x3 + 6x5
?4
Q(x) = 5x2 – 2x + 1
R(x) = -x2 + 2x – 10
HS: Q(x) và R(x) đều có bậc là 2.
HS: ax2 + bx + c (a, b, c là hằng số; a 
Nhận xét: (SGK)
&Hoạt Động 3: 3.Hệ số: 
Mục tiêu: HS nắm được cách xác định hệ số cao nhất, hệ số tự do trong đa thức một biến.
GV cho đa thức P(x) = 6x5 + 7x3 – 3x + 
?Đa thức trên đã thu gọn chưa?
?Đa thức này có mấy hạng tử?
?GV yêu cầu HS xác định các hệ số của các luỹ thừa có trong đa thức?
GV giới thiệu hệ số cao nhất , hệ số tự do và cách xác định chúng.
?Trong đa thức P(x) còn thiếu những luỹ thừa bậc nào của biến?
GV hướng dẫn HS viết lại đa thức P(x) với đầy đủ các luỹ thừa của biến.
P(x) = 6x5 + 7x3 – 3x + 
6 được gọi là hệ số cao nhất.
 được gọi là hệ số tự do.
P(x) được viết đầy đủ như sau:
P(x) = 6x5 + 0x4 + 7x3 + 0x2 – 3x + 
Bài tập củng cố: Bài 39, 43/43/SGK
4.Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc các khái niệm, nắm được các kí hiệu.
- Làm bài tập 40, 41, 42/43/SGK.
TUẦN 28
Tiết 60 §8: CỘNG, TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN.
I. Mục tiêu :
- Kiến thức : - HS nắm được hai phương pháp cộng, trừ đa thức một biến. 
- Kĩ năng : - Rèn luyện cho HS kĩ năng cộng, trừ đa thức một biến. 
- Thái độ : Góp phần củng cố và phát triển tư duy logic trong toán học.
II. Chuẩn bị :
SGK, giáo án, thước thẳng.
III. Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
HS1: Nêu định nghĩa đa thức một biến và bậc của đa thức một biến?
 Tìm bậc của đa thức P(x) = 5x4 + x2 -1 + 2x5 – x3 – x5
HS2: Sắp xếp đa thức sau theo luỹ thừa tăng của biến
Q(x) = 5x4 + x2 – 1 + 2x5 – x3 – x
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
&Hoạt Động 1: 1.Cộng hai đa thức một biến:
Mục tiêu: - Giúp HS nắm được và có kĩ năng thực hiện phép cộng hai đa thức một biến theo hai cách.
?GV yêu cầu HS vận dụng phương pháp cộng hai đa thức đã học ở §6 để thực hiện phép cộng hai đa thức P(x) và Q(x)?
Gv giới thiệu phương pháp cộng hai đa thức một biến theo hàng dọc theo các bước sau:
Sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến.
Đặt các đơn thức đồng dạng theo cùng một cột rồi cộng.
?GV yêu cầu HS thực hiện ?1?
Cho hai đa thức :
P(x) = 5x4 + x2 – 1 + 2x5 – x3 – x
Q(x) = -x4 + 5x + x3 + 2
Cách 1:
P(x) + Q(x) = (5x4 + x2 – 1 + 2x5 – x3 – x) + ( -x4 + 5x + x3 + 2)
 = 5x4 + x2 – 1 + 2x5 – x3 – x - x4 + 5x + x3 + 2
 = (5x4 – x4) + x2 +(-1 + 2) + 2x5 +(– x + 5x) + (– x3 + x3)
 = 4x4 + x2 + 1 + 2x5 + 4x 
Cách 2:
HS thực hiện ?1
&Hoạt Động 2: 2.Trừ hai đa thức một biến:
Mục tiêu: - Giúp HS nắm được và có kĩ năng thực hiện phép trừ hai đa thức một biến theo hai cách.
?GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc trừ hai đa thức ở §6 thực hiện phép trừ P(x) – Q(x) ?
GV giới thiệu cách thực hiện phép trừ hai đa thức một biến theo cách thứ hai tương tự như cách cộng hai đa thức một biến.
?GV yêu cầu HS thực hiện ?2 theo nhóm?
?GV yêu cầu các nhóm trình bày bài giải?
?GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét?
Cho hai đa thức :
P(x) = 5x4 + x2 – 1 + 2x5 – x3 – x
Q(x) = -x4 + 5x + x3 + 2
Cách 1:
P(x) - Q(x) = (5x4 + x2 – 1 + 2x5 – x3 – x) - ( -x4 + 5x + x3 + 2)
 = 5x4 + x2 – 1 + 2x5 – x3 – x + x4 - 5x - x3 - 2
 = (5x4 + x4) + x2 +(-1 - 2) + 2x5 +(– x - 5x) + (– x3 - x3)
 = 6x4 + x2 - 3 + 2x5 - 6x – 2x3.
Cách 2:
Chú ý: 
Để cộng hay trừ hai đa thức một biến, ta có thể thực hiện một trong hai cách sau:
Cách 1: Cộng, trừ đa thức theo quy tắc như đã học ở §6.
Cách 2: Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức theo luỹ thừa tăng (giảm) của biến, rồi thực hiện phép tính theo cột dọc như cộng, trừ các số.
HS thực hiện ?2.
Bài tập củng cố: Bài 44/45/SGK
4.Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 45, 46, 47/45/SGK.
Tiết 61 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Kiến thức : - Củng cố và bổ sung kiến thức về cộng, trừ đa thức đa thức một biến cho HS.
- Kĩ năng : - Rèn luyện cho HS kĩ năng cộng, trừ các đa thức một biến.
- Thái độ : Góp phần củng cố và phát triển tư duy logic trong toán học.
II. Chuẩn bị :
SGK, giáo án, thước thẳng, bảng phụ.
III. Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
Cho hai đa thức: 
M = y2 + y3 – 3y +1 – y2 + y5 – y3 + 7y5
N = 15y3 + 5y2 – y5 – 5y2 – 4y3 – 2y
HS1: Hãy thu gọn đa thức M và sắp xếp chúng theo luỹ thừa giảm của biến?
HS2: Hãy thu gọn đa thức N và sắp xếp chúng theo luỹ thừa giảm của biến?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
&Hoạt Động 1: Bài 49/trang 46/SGK
Mục tiêu: - Củng cố và rèn luyện cho HS kĩ năng thu gọn đa thức và tìm bậc của đa thức. 
GV treo đề bài bảng phụ
?GV yêu cầu HS đọc đề?
?GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm bậc của đa thức?
?GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện?
HS nhắc lại khái niệm bậc của đa thức.
HS thực hiện giải bài toán.
M = x2 – 2xy + 5x2 – 1
 = 6x2 – 2xy – 1
Đa thức M có bậc là 2.
N = x2y2 – y2 + 5x2 – 3x2y = 5.
Đa thức N có bậc là 4.
&Hoạt Động 2: Bài 50/trang 46/SGK
Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng cộng, trừ đa thức một biến.
GV treo đề bài bảng phụ.
?GV yêu cầu HS đọc đề?
?GV yêu cầu HS sử dụng kết quả ở phần KTBC tính N+ M ; N – M?
N = 11y3 – y5 – 2y = - y5 + 11y3 – 2y
M = - 3y + 1 + 8y5 = 8y5 – 3y + 1
b) 
&Hoạt Động 3: Bài 52/trang 46/SGK
Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện cho HS kĩ năng tính giá trị của một đa thức.
GV treo đề bài bảng phụ.
?GV yêu cầu HS đọc đề?
?GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính giá trị biểu thức?
?GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện ?
?GV yêu cầu HS nhận xét?
HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
P(-1) = (-1)2 – 2.(-1) – 8 = - 5
P(0) = 02 – 2.0 – 8 = -8
P(4) = 42 – 2.4 – 8 = 0
&Hoạt Động 4: Bài 53/trang 46/SGK
Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hiện phép trừ hai đa thức một biến. HS biết nhận xét mối quan hệ giữa các hệ số của hai đa thức đối nhau.
?GV yêu cầu HS đọc đề?
?GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm?
?GV yêu cầu HS các nhóm nhận xét lẫn nhau?
HS trình bày bài giải trên bảng.
Hệ số của hai đa thức tìm được là những số đối nhau.
4.Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 40, 41, 42/16/SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan 7 toan tap.doc