I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- HS được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như: dấu hiệu; giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.
2) Kĩ năng:
- Có kĩ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.
3) Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1) GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng.
2) HS: Xem trước bài “ Luyện tập”.
III. Tiến trình bài dạy:
1) Kiểm tra bài cũ (8’):
- Thế nào là dấu hiệu? Thế nào là giá trị của dấu hiệu?
- Tần số của mỗi giá trị là gì?
- Lập bảng số liệu thống kê về số con trong từng gia đình sống gần nhà em.
2) Dạy nội dung bài mới:
Ngày soạn: 27/12/2010 Ngày dạy: 29/12/2010 Tiết: 42 - Tuần: 19 Luyện tập Mục tiêu: Kiến thức: HS được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như: dấu hiệu; giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng. Kĩ năng: Có kĩ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu. Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hằng ngày. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng. HS: Xem trước bài “ Luyện tập”. Tiến trình bài dạy: Kiểm tra bài cũ (8’): Thế nào là dấu hiệu? Thế nào là giá trị của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị là gì? Lập bảng số liệu thống kê về số con trong từng gia đình sống gần nhà em. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính Luyện tập (27’): Bài 2 SGK trang 7 - Gọi 1HS lên bảng sửa bài. - Gọi HS khác nhận xét và hoàn chỉnh bài làm cho HS. Bài 3 SGK trang 7 - Gọi 1HS đọc đề bài, yêu cầu các HS còn lại chú ý nghe bạn đọc và quan sát SGK. - Cả 2 bảng trên cùng nói về một vấn đề gì? Đó chính là dấu hiệu. - Đối với từng bảng, hãy cho biết số các giá trị (tổng các đơn vị điều tra) và số các giá trị khác nhau. - Hãy nêu các giá trị khác nhau của từng bảng và tần số của chúng. - Gọi 2HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 1 bảng. - Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS. Bài 4 SGK trang 9 - Gọi 1HS đọc đề. - Trả lời lần lượt các câu hỏi dựa vào số liệu của bảng 7 tương tự như đối với bài tập 3 SGK trang 9. - Gọi 1HS lên bảng làm bài. - Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS. Bài 2 SGK trang 7 - Lên bảng sửa bài. - Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập. Bài 3 SGK trang 7 - Đọc đề bài. - Thời gian chạy 50 mét của mỗi học sinh (nam, nữ). - Dựa vào số liệu của từng bảng và trả lời câu hỏi. - Dựa vào số liệu của từng bảng và trả lời câu hỏi. - Lên bảng làm bài. - Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập. Bài 4 SGK trang 9 - Đọc đề bài. - Dựa vào bảng 7, lần lượt trả lời các câu hỏi SGK. - Lên bảng làm bài. - Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập. Bài 2 SGK trang 7 a) Dấu hiệu: thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị. b) Có 5 giá trị khác nhau là: 17, 18, 19, 20, 21. c) Tần số của các giá trị trên lần lượt là: 1, 3, 3, 2, 1. Bài 3 SGK trang 7 a) Dấu hiệu: Thời gian chạy 50 mét của mỗi học sinh (nam, nữ). b) *) Bảng 5: - Số các giá trị: 20. - Số các giá trị khác nhau: 5. *) Bảng 6: - Số các giá trị: 20. - Số các giá trị khác nhau: 4. c) *) Bảng 5: - Các giá trị khác nhau là: 8, 3; 8, 4; 8,5; 8,7; 8,8. - Tần số của chúng lần lượt là: 2; 3; 8; 5; 2. *) Bảng 6: - Các giá trị khác nhau là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3. - Tần số của chúng lần lượt là: 3; 5; 7; 5. Bài 4 SGK trang 9 a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Số các giá trị: 30. b) Số các giá trị khác nhau: 5. c) Các giá trị khác nhau là: 98, 99, 100, 101, 102. Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là: 3, 4, 16, 4, 3. Củng cố - luyện tập (5’): Dấu hiệu là gì? Thế nào là số các giá của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị là gì? Hướng dẫn học tập ở nhà (5’): Học lý thuyết bài 1 và làm lại các bài tập đã giải. Xem trước bài “Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu”: +) Làm ?1 SGK trang 9. +) Cách lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu nư thế nào? *) Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: