I. Mục tiêu:
1) Kiến thức: HS cần đạt được:
- Hiểu được ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
2) Kĩ năng:
- Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “Tần số” và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.
- Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
3) Thái độ: Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiến để ham thích học toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1) GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng.
2) HS: Xem trước bài “Biểu đồ”.
III. Tiến trình bài dạy:
1) Kiểm tra bài cũ (10’):
- Từ bảng số liệu thống kê ban đầu, ta có thể lập được bảng nào?
- Bài tập: Thời gian hoàn thành cùng một loại sản phẩm (tính bằng phút) của 15 công nhân trong một phân xưởng sản xuất được ghi trong bảng sau:
Ngày soạn: 10/01/2011 Ngày dạy: 12/01/2011 Tiết: 45 - Tuần: 21 Bài 3: Biểu đồ Mục tiêu: Kiến thức: HS cần đạt được: Hiểu được ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. Kĩ năng: Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “Tần số” và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. Biết đọc các biểu đồ đơn giản. Thái độ: Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiến để ham thích học toán. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng. HS: Xem trước bài “Biểu đồ”. Tiến trình bài dạy: Kiểm tra bài cũ (10’): Từ bảng số liệu thống kê ban đầu, ta có thể lập được bảng nào? Bài tập: Thời gian hoàn thành cùng một loại sản phẩm (tính bằng phút) của 15 công nhân trong một phân xưởng sản xuất được ghi trong bảng sau: 3 5 4 5 4 6 3 4 7 5 7 5 4 4 5 4 Dấu hiệu là gì? Số các giá trị khác nha của dấu hiệu? Lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét. - Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. Hình ảnh trên được gọi là một biểu đồ đoạn thẳng. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính 1. Biểu đồ đoạn thẳng (15’): - Trở lại với bảng tần số được lập ở bảng 1. Yêu cầu HS làm ? SGK trang 13. - Cho HS đọc từng bước và làm theo. - Lưu ý: +) Độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau. Trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n. +) Giá trị viết trước, tần số viết sau. - Em hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng. - Xem bảng 1 và chuẩn bị làm ? SGK trang 13. - Đọc từng bước và làm theo sự hướng dẫn của GV. - Chú ý nghe GV giảng bài, từng bước vẽ biểu đồ theo sự lưu ý của GV. - Có 3 bước: +) Bước 1: dựng hệ trục tọa độ. +) Bước 2: Vẽ các điểm có các tọa độ đã cho trong bảng. +) Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng. ? SGK trang 13 *) Các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng: +) Bước 1: dựng hệ trục tọa độ; trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n. +) Bước 2: Vẽ các điểm có các tọa độ đã cho trong bảng. Tọa độ là cặp số gồm giá trị và tần số, tọa độ viết trước, tần số viết sau. +) Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng. 2. Chú ý (5’): - Giới thiệu sự tồn tại của biểu đồ hình chữ nhật hay biểu đồ hình cột. - Cho HS đọc chú ý SGK trang 13. - Hình 2 là một ví dụ về biểu đồ hình chữ nhật. - Nghe GV giảng bài. - Đọc chú ý SGK trang 13. - Quan sát biểu đồ. SGK trang 15 Củng cố - luyện tập (10’): Làm BT 10 SGK trang 13. +) Dựa vào bảng tần số, hãy cho biết số các giá trị. +) Từ bảng tần số hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Hướng dẫn học tập ở nhà (5’): Xem lại cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Làm BT 11, 12, 13 SGK trang 14, 15. - Hướng dẫn làm BT 13 SGK trang 15: +) Biểu đồ hình chữ nhật: trục nằm ngang biểu diễn thời gian, các cột thẳng đứng biểu diễn dân số nước ta qua các năm. +) Dựa vào biểu đồ, lần lượt trả lời các câu hỏi SGK. - Xem bài đọc thêm: a) Tần suất là gì? b) Biểu đồ hình quạt. *) Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: