Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 46: Luyện tập

Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 46: Luyện tập

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Hs được củng cố về cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số”.

2) Kĩ năng:

- HS biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số” và ngược lại từ bảng biểu đồ đoạn thẳng HS biết lập lại bảng “tầm số”.

- HS có kĩ năng đọc biểu đồ một cách thành thạo.

3) Thái độ:

- Cẩn thận trong khi vẽ biểu đồ.

- Có tinh thần ham học hỏi và tư duy khi học toán.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1) GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng, bảng phụ (biểu đồ hình 3 SGK)

2) HS: Học bài “Biểu đồ” và làm bài tập phần “ Luyện tập”.

III. Tiến trình bài dạy:

1) Kiểm tra bài cũ (10’):

- Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.

- Sửa BT 11 SGK trang 14.

2) Dạy nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 46: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2011	 
Ngày dạy: 12/01/2011	 
Tiết: 44 - Tuần: 20
Luyện tập
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hs được củng cố về cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số”.
Kĩ năng: 
HS biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số” và ngược lại từ bảng biểu đồ đoạn thẳng HS biết lập lại bảng “tầm số”.
HS có kĩ năng đọc biểu đồ một cách thành thạo.
Thái độ:
Cẩn thận trong khi vẽ biểu đồ.
Có tinh thần ham học hỏi và tư duy khi học toán.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng, bảng phụ (biểu đồ hình 3 SGK)
HS: Học bài “Biểu đồ” và làm bài tập phần “ Luyện tập”.
Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ (10’):
Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Sửa BT 11 SGK trang 14.
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Luyện tập (25’):
Bài 12 SGK trang 14
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Dấu hiệu là gì?
- Lập bảng tần số như thế nào?
- Gọi 1HS lên bảng lập bảng tần số.
- Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS.
- Gọi 1HS lên bảng vẽ biểu đồ.
- Gọi HS khác nhận xét và hoàn chỉnh bài làm cho HS.
Bài 13 SGK trang 14
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 (bảng phụ).
- Số ở hàng dưới là các năm, số ở đầu mỗi cột là số dân tương ứng với các năm.
- Từ đó hãy trả lời các câu hỏi SGK.
- Gọi lần lượt từng HS đứng tại chổ trả lời.
- Gọi lần lượt các HS khác nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.
Bài đọc thêm:
- Gọi 1HS đọc bài đọc thêm.
- Giới thiệu về khái niệm tần suất.
- Giới thiệu về biểu đồ hình quạt.
Bài 12 SGK trang 14
- Đọc đề bài.
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm.
- Lập bảng gồm 2 dòng: dòng trên là giá trị, dòng dưới là tần số tương ứng.
- Lên bảng làm bài.
- Nhận xét và ghi bảng đúng vào tập.
- Lên bảng vẽ biểu đồ.
- Nhận xét và vẽ biểu đồ đúng vào tập.
Bài 13 SGK trang 14
- Đọc đề bài.
- Quan sát biểu đồ.
- Chú ý nghe GV giảng bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Lần lượt từng HS trả lời.
- Nhận xét và ghi nhận câu trả lời đúng.
Bài đọc thêm:
- Đọc bài đọc thêm.
- Chú ý nghe GV giảng bài.
- Nghe GV giảng bài.
Bài 12 SGK trang 14
a) Bảng “tần số”:
Giá trị (x)
17
18
20
25
Tần số (n)
1
3
1
1
28
30
31
32
2
1
2
1
N=12
b)Biểu đồ đoạn thẳng:
Bài 13 SGK trang 14
a) Dân số nước ta năm 1921 là 16 triệu người.
b) - Năm 1921: Dân số nước ta là 16 triệu người.
 - Dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người, Vậy dân số lúc này là 76 triệu người.
 - Dân số nước ta là 76 triệu người vào năm 1999.
 - Vậy sau 1999- 1921=78 năm, dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người.
c)- Năm 1980, dân số đạt 54 triệu người.
 - Năm 1999, dân số đạt 76 triệu người. 
Vậy từ năm 1980 đến 1999, dân số nước ta tăng lên:
76-54=22 triệu người
Bài đọc thêm: SGK trang 15
Củng cố - luyện tập (5’):
Dấu hiệu là gì? Tần số của mỗi giá trị là gì?
Cách lập bảng “Tần số”?
Có mấy bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Hướng dẫn học tập ở nhà (5’): 
Làm lại các BT đã giải. Làm các BT SBT.
Xem bài 4 “Số trung bình cộng”
+) Cách tính số trung bình cộng của dấu hiệu?
+) Ý nghĩa của số trung bình cộng?
*) Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 46 luyentap.doc