Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Tân Hiệp - Luyện tập

Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Tân Hiệp - Luyện tập

I. Mục tiêu bài dạy:

- Kiến thức: Học sinh được củng cố và rèn luyện kĩ năng cộng, trừ đa thức.

- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiệu hai đa thức, tính giá trị của đa thức. Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận chính xác khi tính toán. GD ý thức học tập của học sinh.

* Trọng Tâm: Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ đa thức.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Thước thẳng, bảng phụ ghi các bài tập.

HS: Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà.

III. Tiến trình bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Tân Hiệp - Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: : Nguyễn Công Sáng 
Trường PTCS Xuân Lương
Tiết 58
luyện tập
I. Mục tiêu bài dạy:
- Kiến thức: Học sinh được củng cố và rèn luyện kĩ năng cộng, trừ đa thức.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiệu hai đa thức, tính giá trị của đa thức. Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận chính xác khi tính toán. GD ý thức học tập của học sinh.
* Trọng Tâm: Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ đa thức.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Thước thẳng, bảng phụ ghi các bài tập. 
HS: Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
8’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
HS1:Chữa bài 33b-SGK.40 
 Tính tổng của hai đa thức:
P = x5 +xy + 0,3y2 – x2y3 - 2
Q = x2y3 +5 – 1,3 y2
HS2:Chữa bài 35b-SGK.40
 Cho hai đa thức:
M =x2 – 2xy + y2
N = y2 + 2xy + x2 + 1
Tính M - N
*GV nhận xét và lưu ý HS khi thực hiện bỏ dấu ngoặc.
HS1: 
P + Q = (x5 +xy + 0,3y2 – x2y3 – 2)+
+(x2y3 +5 – 1,3 y2)
 = x5 +xy – y2 +3
*HS2: 
M-N=(x2–2xy + y2) - (y2 +2xy+x2+1)
 = - 4xy - 1
8’
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
Bài tập 1(Bài 38-SGK.41) 
Cho các đa thức:
A = x2 – 2y + xy + 1
B = x2 + y – x2y2 – 1
Tìm đa thức C sao cho:
a) C = A + B
GV: Muốn tìm được đa thức C ta cần phải thực hiện phép toán nào?
b) C + A = B
Muốn tìm đa thức C ta phải thực hiện phép toán nào?
Bài tập 2:
Cho đa thức M = 3x2 – 5xy + 7y2 + 4
Tìm đa thức N sao cho:
*Hai HS lên bảng thực hiện.
HS1: 
C=A+B=(x2–2y+xy+1)+(x2+y–x2y2–1)
 = 2x2 – y +xy – x2y3
HS2: C + A = B, từ đó C = B – A
C=B-A=(x2+y–x2y2–1)-(x2–2y+xy+1)
 = 3y – x2y2 – xy - 2
10’
8’
a) M + N không chứa biến x.
b) M+N không chứa biến y.
 (GV đưa đề bài, y/c HS đọc đề bài)
*GV chỉ vào đa thức M và nhấn mạnh các đơn thức 3x2 và (- 5xy) là các đơn thức chứa biến x trong đa thức M.
Vậy đa thức N phải có những đơn thức nào để khi cộng với đa thức M thì không còn đơn thức 3x2 và (- 5xy) chứa biến x nữa?
*GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ trong 3 phút.
GV có thể lấy 1 ví dụ và y/c HS đứng tại chỗ tính M+N
*Tương tự hãy làm phần còn lại.
GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
*GV nhận xét bài làm của HS.
*GV: Có thể lấy đa thức N khác cũng thoả mãn bài toán không? - Có bao nhiêu đa thức N thoả mãn.
Bài tập 3(Bài 36-SGK.40) Tính giá trị của mỗi đa thức sau:
a) A = x2 + 2xy – 3x3 + 2y3 + 3x3 – y3
Tại x= 5 và y =- 4
GV: - Để tính giá trị của đa thức tra làm như thế nào?
GV: Trước khi tính giá trị của đa thức ta nên làm gì?
b) B = xy – x2y2 +x4y4 – x6y6 + x8y8
tại x= - 1 và y = -1
*GV: Đa thức B đã thu gọn chưa?
GV gọi 2HS lên bảng thực hiện.
HS đọc đề bài và phân tích theo sự hướng dẫn của GV.
*HS: Đa thức N buộc phải có các hạng tử là (- 3x2) và 5xy.
*HS lấy ví dụ: N = - 3x2 + 5xy.
Khi đó:
M+N=(3x2–5xy+7y2+4)+(- 3x2 + 5xy)
 = 7y2 + 4
*HS: Có nhiều đa thức N thoả mãn đề bài: -3x2 + 5xy;
 -3x2 + 5xy+1: -3x2 + 5xy +y +10; ...
Hai HS lên bảng thực hiện.
b) N = 5xy – 7y2 Khi đó:
M+N=(3x2–5xy+7y2+4)+( 5xy – 7y2)
 = 3x2 + 4
*HS làm bài độc lập, hai HS lên bảng trình bày:
- Trước hết phải thu gọn đa thức
- Thay giá trị của các biến vào đa thức đã thu gọn
a) Thu gọn đa thức được:
A = x2 + y3 + 2xy
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức A ta được:
A = 52 + 43 + 2.5.4 = 129
Vậy tại x = 5 và y = 4 giá trị của A 129.
b) B = xy – x2y2 +x4y4 – x6y6 + x8y8
 =(xy) – (xy)2 +(xy)4-(xy)6+(xy)8
Tại x = -1 và y = -1 giá trị của đa thức B = 1.
10’
*GV nhận xét bài làm của HS và nhấn mạnh cần thu gọn đa thức (nếu đa thức chưa thu gọn) trước khi thay giá trị của các biến vào đa thức.
Thi chạy tiếp sức:
GV tổ chức trò chơi. Hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, lần lượt từng em lên viết 1 đơn thức thích hợp sau đó về đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết, cứ tiếp tục như vậy đến hết, bạn lên sau có thể sửa sai cho bạn lên trước. Đội nào xong trước và có nhiều đơn thức đúng là đội chiến thắng. Nếu hai đội bằng điểm, đội nào xong trước là đội chiến thắng.
Bài tập 4: Điền đơn thức thích hợp vào chỗ trống để đực các phép tính đúng:
a. (3x + 5y) + (- 2x - ........ ) = x + 3y
b. (xy2 – 4) – ( ......... + 5x) = x2y + 5x
c. (5x2 +........) + (- 2x2 + y2) = 3x2 + 2y2
d. (x2 – 2yz +z2) + (3yz – z2 + .......) = 6x2+yz
e. (x3+2x+5) – (x2 + ....... +1) = x3- x2+x+4 
GV nhận xét và chữa bài làm của các đội
(GV đưa đáp án bài toán)
*GV: Em có nhận xét gì về hai đa thức trong phép tính e ?
Các đa thức đó gọi là đa thức một biến mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở tiết sau.
*HS tổ chức trò chơi theo nội dung GV yêu cầu:
Đáp án:
 a) 2y b) - 4
 c) y2 d) 5x2 e) x
*HS: Hai đa thức trên chỉ có 1 biến là biến x.
1’
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Hãy nhắc lại quy tắc cộng trừ đa thức
- GV lưu ý cho HS:
+Chú ý quy tắc bỏ dấu ngoặc khi thực hiện.
+Khi tính giá trị đa thức chú ý rút gọn đa thức (nếu cần)
+ Khi thực hiện có thể tính nhẩm, tính nhanh.
-
 Làm các bài tập: 34; 37 SGK.40; 
 Bài 29; 30; 31 SBT.14
- Đọc trước bài: “Đa thức một biến.
*HS nhắc lại quy tắc

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 58GVG23-t.doc