Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 50: Luyện tập

Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 50: Luyện tập

I.MỤC TIÊU:

- Củng cố về quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác. biết vận dụng quan hệ này để xát xem ba đoạn thẳng cho trước có thể là ba cạnh của một tam giác hay không.

- Rèn kỹ năng vẽ hình theo yêu cầu đề bài, tập phân tích để chứng minh bài toán, biết chỉ ra căn cứ của các bước chứng minh.

- Vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vào thực tế đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

GV: Bảng phụ ghi bài tập; thước thẳng, eke, compa.

HS: Thước thẳng, eke, compa.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

- PP vấn đáp.

- PP luyện tập thực hành.

- PP hợp tác nhóm nhỏ.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 50: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn :20.3.09 
Ngày giảng: 
Tiết 50. LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố về quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác. biết vận dụng quan hệ này để xát xem ba đoạn thẳng cho trước có thể là ba cạnh của một tam giác hay không.
- Rèn kỹ năng vẽ hình theo yêu cầu đề bài, tập phân tích để chứng minh bài toán, biết chỉ ra căn cứ của các bước chứng minh.
- Vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vào thực tế đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ ghi bài tập; thước thẳng, eke, compa.
HS: Thước thẳng, eke, compa.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
- Cho ABC nêu các bất đẳng thức tam giác?
Các bất đẳng thức trong tanm giác ABC:
 AB + AC > BC 
 AB + BC > AC 
 BC + AC > AB
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
BT 17 (SGK - 63) :
M
A
B
I
C
HS đọc đề.
GVvẽ hình lên bảng và yêu cầu HS vẽ hình vào vở
GV yêu cầu HS lên bảng giải.
Học sinh nhận xét.Giáo viên chuẩn hóa và cho điểm.
a ) Tam giác MAI có : MA < MI + IA
Cộng MB vào 2 vế của BĐT trên ta được 
MB + MA < MB + MI + IA 
MB + MA < IB + IA (1)
b ) Tam giác IBC có : IB < IC + BC 
Cộng IA vào 2 vế của BĐT trên ta có : 
IA + IB < IA + IC + BC 
IA + IB < AC + BC (2)
Từ (1) và (2) Þ MA + MB < CA + CB
Hoạt động 2
BT 18 (SGK – 63):
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm rồi đại diện đứng tại chỗ trả lời.
a) Vẽ được tam giác có độ dài ba cạnh là 2cm, 3cm, 4cm
b) Không vẽ được tam giác có độ dài ba cạnh 1cm, 2cm, 3,5cm vì 1 + 2 < 3,5 
c) Không vẽ được tam giác có độ dài ba cạnh 2,2cm, 2cm, 4,2cm vì 2,2 + 2 = 4,2.
Hoạt động 3
BT 19 (SGK – 63):
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm:
- Gọi x là cạnh thứ ba của tam giác cân đó thì ta có điều gì?
Gọi x cm là độ dài cạnh thứ ba của tam giác cân.
Ta có :
 7,9 - 3,9 < x < 7,9 + 3,9 
 hay 4 < x < 11,8
Suy ra x = 7,9 cm vì tam giác đã cho là tam giác cân . Ta có chu vi tam giác ABC là :
 7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7 cm .
Hoạt động 4
B
C
A
H
BT 20 (SGK – 64):
Giáo viên hướng dẫn để cho học sinh chứng minh được.
Trong tam giác vuông AHB hãy so sánh AB với BH ?
Trong tam giác vuông AHC hãy so sánh AC với HC 
a) Tam giác vuông AHB Þ AB > BH 
Tam giác vuông AHC Þ AC > HC 
Suy ra : AB + AC > BH + HC 
 AB + AC > BC
b) Từ giả thiết BC là cạnh lớn nhất của tam giác ABC, ta có BC ³ AB, BC ³ AC. 
Suy ra BC + AC > AB và BC + AB > AC
	4. Củng cố:
Kết hợp trong bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại các định lí về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, thể hiện bằng bất đẳng thức tam giác.
- BTVN: 25, 27, 29, 30 ( SBT - 26, 27).
- Chuẩn bị bài mới: “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác”
- Mỗi HS chuẩn bị một tam giác bằng giấy và một mảnh giấy kẻ ô vuông.
 Mang đủ compa, thước thẳng có chia khoảng.
 - Ôn lại khái niệm đoạn thẳng và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct 50 - xg.doc