Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 55: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 55: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

I. MỤC TIÊU:

- Biết khái niệm tia phân giác của tam giác qua hình vẽ và biết mỗi tam giác có ba tia phân giác

- Tự chứng minh được định lý1 dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sử dụng định lý này để giải bài tập

Thông qua việc gấp hình nhận thấy ba tia phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm . Sau đó áp dụng định lý của tiết 53 để chứng minh định lý về sự đồng quy của của ba phân giác trong một tam giác , đồng thời chỉ rỏ tính chất của điểm đồng quy này là cách đều ba cạnh của tam giác.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, thước thẳng, thước đo góc, một tam giác bằng giấy.

- HS: Phiếu học tập, thước thẳng, thước đo góc, một tam giác bằng giấy

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

- PP vấn đáp.

- PP luyện tập thực hành.

- PP hợp tác nhóm nhỏ.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 55: Tính chất ba đường phân giác của tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn: 23.3.09
Ngày giảng: 
Tiết 55.TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC 
CỦA TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
- Biết khái niệm tia phân giác của tam giác qua hình vẽ và biết mỗi tam giác có ba tia phân giác 
- Tự chứng minh được định lý1 dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sử dụng định lý này để giải bài tập
Thông qua việc gấp hình nhận thấy ba tia phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm . Sau đó áp dụng định lý của tiết 53 để chứng minh định lý về sự đồng quy của của ba phân giác trong một tam giác , đồng thời chỉ rỏ tính chất của điểm đồng quy này là cách đều ba cạnh của tam giác.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Giáo án, thước thẳng, thước đo góc, một tam giác bằng giấy.
HS: Phiếu học tập, thước thẳng, thước đo góc, một tam giác bằng giấy
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
a) Vẽ tia phân giác Oz của một góc xOy bằng thước hai lề.Lấy một điểm M trên tia Oz,vẽ các khoảng cách MA, MB từ điểm M lần lượt đến OA, OB. Dựa vào định lý 1 ta suy ra được điều gì ?
b) Phát biểu định lý 1 và 2 về tia phân giác của một góc, vẽ hình ghi giả thiết kết luận?
- HS 1 lên thực hiện phần a.
- HS2 phát biểu 2 định lý và viết giả thiết, kết luận của 2 định lý.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
A
B
C
M
1.Đường phân giác của tam giác
Giáo viên giới thiệu:
Vẽ tam giác ABC, dùng thước hai lề hoặc compa để vẽ tia phân giác góc BAC, tia này cắt cạnh BC tại M. Đoạn thẳng AM được gọi là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh A) của tam giác ABC . 
Mỗi tam giác có ba đường phân giác 
Giáo viên giới thiệu tính chất (SGK - 71).
HS vẽ hình ghi giả thiết kết luận và tự chứng minh: 
Tam giác AMB và AMC có :
AB = AC ( tam giác AB C cân tại A )
 ( AM là tia phân giác góc A ) 
AM : Cạnh chung 
Vậy D MAB = D MAC ( c-g - c)
Suy ra MB = MC (hai cạnh tương ứng).
Hình 35:
A
B
M
C
Đoạn thẳng AM được gọi là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh A) của tam giác ABC.
Ta có tính chất :(SGK - 72).
GT
ABC (AB = AC)
MBC:	
KL
MB = MC
Hoạt động 2.
2.Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Yêu cầu học sinh thực hiện ?1 (SGK - 72).
Mỗi HS cắt một tam giác bằng giấy. Sau đó gấp ba tia phân giác của ba góc A,B,C.Quan sát ba nếp gấp đó có đi qua một điểm không ?
Từ đó các em có suy nghĩ gì về tính chất ba đường phân giác trong tam giác 
HS phát biểu định lý thành bài toán cụ thể sau đó vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận 
GT
ABC. Hai phân giác BE và CF cắt nhau tại I
KL
AI là tia phân giác của góc A
IH = IK = IL
?1. Học sinh thực hiện như sách giáo khoa – 72.
Định lí: Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.
Chứng minh 
Do I nằm trên tia phân giác BE nên IL = IH (1) 
(Định lí1 )
Do I nằm trên tia phân giác CF nên IK = IH (2) 
(Định lý1)
Từ (1) và (2) suy ra:IK = IL (= IH )ÞI cách đều hai cạnh AB,AC của góc A 
Vậy AI là tia phân giác góc A.
	4. Củng cố:
Hệ thống lại kiến thức trong bài.
Bài 36 trang 72 
Gọi J, K , H là chân ba đường vuông góc hạ từ I xuống các cạnh DF, DE , EF.
Ta có : IK = IJ (gt ) 
Suy ra I nằm trên đường nào?
BT 36 (SGK - 72): 
Gọi J, K , H là chân ba đường
 vuông góc hạ từ I xuống các
 cạnh DF, DE , EF.
Ta có : IK = IJ (gt ) 
Suy ra I nằm trên tia phân giác
 của góc D.
Tương tự I nằm trên tia phân 
giác của góc E và F.
Vậy I là điểm chung của ba đường phân giác của tam giác DEF.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
- BTVN: 37,38 (SGK – 72, 73).
Hướng dẫn bài tập 37 (SGK - 72):
Vẽ hai đường phân giác của hai góc, chẳng hạn của các góc M và N. Điểm K là giao điểm của hai đường phân giác này.
A
B
C
H
K
L
E
F
I
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct 55- xg.doc